Giáo án lớp 2 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Thu Đông

Giáo án lớp 2 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Thu Đông

1. Rèn luỵện kĩ năng đọc thành tiếng

 - Đọc trơn cả bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ .

 -Bíêt đọc phân biệt giữa giọng người kể chuyện với các nhân vật trong truyện là: đất, bốn mùa: Xuân, Hạ ,Thu, Đông.

2.Rèn kĩ năng đọc hiểu :

3.Hiểu nghĩa các từ ngữ: đâm chồi, nảy lộc, bập bùng, tựu trường.

 

doc 56 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1234Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Thu Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ 2 ngày 5 tháng 1 năm 2009
Tập đọc
 CHUYỆN BỐN MÙA
 I/ Mục tiêu bài học :
1. Rèn luỵện kĩ năng đọc thành tiếng 
 - Đọc trơn cả bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ .
 -Bíêt đọc phân biệt giữa giọng người kể chuyện với các nhân vật trong truyện là: đất, bốn mùa: Xuân, Hạ ,Thu, Đông.
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu :
3.Hiểu nghĩa các từ ngữ: đâm chồi, nảy lộc, bập bùng, tựu trường... 
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện bốn mùa: Xuân, Hạ ,Thu, Đông đều có mỗi vẻ đẹp riêng và đều có ích cho cuộc sống
* Em Thông chỉ đánh vần 2 câu của bài.
II / Đ ồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa bài đọc ở SGK
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn đọc
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài 
Chuyện bốn mùa mở đầu chủ điểm cho bốn mùa
2.Luyện đọc
2.1/ GV đọc mẫu toàn bài :
Phát âm chính xác rõ ràng
2.2/ Hướng dãn HS luỵên đọc kết hợp giải nghĩa từ 
a/ Đọc từng câu :
Ghi các từ cần luyện đọc lên bảng: Vườn, bưởi, rước, .....
b/ Đọc từng đoạn trước lớp
Nhắc HS nghỉ hơi và nhấn giọng 1 số câu
c / Đọc từng đoạn trong nhóm. 
d/ Thi đọc giữa các nhóm 
Gợi ý thêm cách đọc 
e/ Cả lớp đọc đồng thanh 
Tiết 2: 
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài :
H:Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
- Đưa tranh 
H: Em hãy cho biết mùa Xuân có gì hay theo lời nàng Đông. 
- Em hãy cho biết mùa Xuân có gì hay theo lời Bà Đất? 
H: Mùa Hạ, Đông, Thu có gì hay?
H: Em thích nhất mùa nào?
4/ Luỵện đọc lại
- Đọc mẫu lần 2
- Hướng dẫn HS đọc phân vai
- Bình chọn nhóm đọc hay
5/ Củng cố - dăn dò
 -Mỗi năm có mấy mùa đó là những mùa nào?
-Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu (Em Thông đánh vần 6 tiếng tiếp theo bạn).
- Đọc cá nhân , đồng thanh (Em Thông đọc theo)
- HS đọc nối tiếp từng đoạn
- Luyện đọc câu: Đồng thanh cá nhân
- Lần lược HS trong nhóm đọc (Em Thông đánh vần 1 câu)
- HS khác bổ sung
- Các nhóm thi đua đọc (đoạn hoặc bài)
- Đọc đồng thanh 1 đoạn
-Đọc thầm và trả lời câu hỏi
-Xuân, Hạ ,Thu, Đông
-Xem tranh minh họa
-Xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
-Đọc thầm đoạn 2 Trả lời
- Xuân làm cho cây lá tươi tốt 
-Mùa Hạ: Có nắng làm cho trái ngọt , hoa thơm,
Có những ngày nghỉ hè của HS.
-Mùa Thu:Có vườn bưởi chín vàng ... nhớ ngày tựu trường.
-Mùa Đông: Có bập bùng bếp lửa nhà sàn, giấc ngủ ấm trong chăn....
-HS tự trả lời 
-Cả lớp lắng nghe
- Các nhóm phân vai và thi đọc truyện.
-Có 4 mùa Xuân, Hạ ,Thu, Đông (Em Thông nhắc lại).
Toán
TỔNG CỦA NHIỀU SỐ
 I/ Mục tiêu bài học :
- Giúp HS bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính toỏng của nhiều số 
-Giúp HS chuẩn bị học phép nhân 
* Em Thông làm được phép cộng trong phạm vi 30 với hai số.
 III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ:
B/Bài mới: Giới thiệu tổng của nhiều số 
1. Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính
a/ Viết bảng 2+ 3+ 4 =........ và giới thiệu đây là tổng của các số 2,3,4. Đọc là tổng của 2,3,4, hay 2+3+4.
Giới thiệu cách viết theo cột dọc (như SGK
) rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính
như SGK
b/ Giới thiệu cách viết theo cột dọc của tổng 12+34+40 rồi hướng dẫn HS (Như SGK)
c/ Giới thiệu cách viết theo cột dọc của tổng 15+46+29+8 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính như SGK
2 / Hướng dẫn HS thực hành 
Bài 1: Cho HS làm vào vở
- Khuyến khích HS tính nhẩm và tự nhận xét các số hạn của tổng
(Ra phép cộng trong phạm vi 30 với hai số cho em Thông làm).
- Nhận xét bài của HS
Bài 2: Hướng dẫn cho học sinh
- Khuyến khích HS nêu cách tính và nhận ra các tổng có các số hạng
(Cho em Thông làm tương tự bài 1 vào bảng con.)
Bài 3: Hướng dẫn HS nhìn và viết tổng, các số còn thiếu vào chỗ chấm
 -Chữa bài: Khuyến khích HS đọc từng tổng 
3/ Nhận xét 
- Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài sau 
- “2 cộng 3 cộng 4 bằng 9” hay “Tổng của 2, 3, 4 bằng 9”. (Em Thông nhắc lại)
- Theo sự hướng dẫn của GV 
- Tự nêu và tính 
- Nêu và tính 
- Cả lớp nhận xét, vài em nêu lại
- Một em đọc yêu cầu. Làm bài vào vở
-Đọc kết quả tính và nhận xét các số hạng
- Một em đọc yêu cầu. Lớp làm vào bảng con . 
- Nêu và tính
-Nêu cách tính và nêu các số hạng trong tổng
-Điền các số còn thiếu vào chỗ trống 
-Vài HS đọc bài làm của mình 
-Lớp nhận xét 
Đạo đức
TRẢ LẠI CỦA RƠI ( Tiết 1)
 I/ Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
 -Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người đánh mất 
 -Trả lại của rơi là thật thà , sẽ được mọi người quý trọng 
2. Kĩ năng 
 -Học sinh trả lại của rơi khi nhặt được 
3.Thái độ :
 -HS có thái độ quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
* Em Thông biết nhặt của rơi và trả lại người mất hoặc báo với cô giáo.
II/ Đ ồ dùng dạy học: 
 -Tranh tình huống HĐ 1
 III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A / Bài cũ:
 B /Bài mới: 
Giới thiệu bài : Hôm nay các em học bài 
 Trả lại của rơi 
Hoạt động 1 
 Thảo luận phân tích tình huống 
- Đưa tranh: Giới thiệu tình huống 
+ Hai bạn nhỏ cùng đi học về , bổng cả hai nhìn thấy 200 đồng rơi ở dưới đất, theo em hai bạn nhỏ đó có thể có những cách giải quyết nào với với số tiện nhặt được .
 Ghi bảng các ý 
- Tranh giành nhau
- Chia đôi
- Tìm cách trả lại cho người mất
- Dùng làm việc từ thiện
- Dùng để tiêu chung 
 Hỏi: Nếu em là bạn nhỏ trong tình huống em sẽ chọn cách giải quyết nào ?
* Kết luận: khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất .....
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ 
* Làm việc trên phiếu bài tập
Đọc lần lược từng ý kiến trong phiếu 
Kết luận : Các ý kiến a,c là đúng ; các ý kiến b,d , đ là sai.
Hoạt động 3: Củng cố 
- Cho học sinh hát bài Bà Còng 
- Hỏi: Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát có ngoan không? Vì sao?
*Kết luận: Bạn Tôm, bạn Tép nhặt được của rơi trả lại người mất là thật thà được mọi người yêu quý 
* Hướng dẫn thực hành ở nhà: trả lại của rơi khi nhặt được 
* Nhận xét tiết học
Lắng nghe theo dõi
-Quan sát và nêu nội dung tranh
- Phán đoán các giaỉ pháp có thể xảy ra
- Theo dõi lên bảng 
-Các nhóm thảo luận
- Đại diện từng nhóm trả lời (em nhóm của Thông đọc ý và câu hỏi để Thông trả lời hoặc em Thông nhác lại ý trả lời ccủa bạn trong nhóm.)
-Em Thông và vài em nhắc lai.
-Đánh dấu vào phiếu những câu các em cho là đúng (em ngồi bên cạnh đọc và Thông trả lời đúng hoặc sai).
-Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh
-Lắng nghe 
-Cả lớp cùng hát 
- Trả lời.
Thứ ba ngày 6 tháng 1 năm 2009
Toán:
PHÉP NHÂN
I/ Mục tiêu bài học :
 Giúp HS hiểu:
 -Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ 1 tổng các số hạng bằng nhau 
-Biết đọc, viết và các đọc kết quả của phép nhân 
*Em Thông biết được các số giống nhau là bằng nhau.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh mô hình vật thật của các nhóm đồ vật có cùng số lượng với phép nhân
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ 
- Gọi Hs làm bài 2,3 
-GV nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới
- GV hướng dẫn nhận biết về phép nhân 
a/ GV hướng dẫn và Hỏi: Tấm bìa có mấy chấm tròn?
Hỏi: Một tấm bìa có 2 chấm tròn thì 5 tấm bìa có mấy chấm tròn .
- + Muốn biết có mấy chấm tròn thì ta làm phép tính 2+2+2+2+2=10
b/ Giới thiệu 2+2+2+2+2 là tổng của 5 số hạng đều bằng nhau ta chuyển thành phép nhân 5 x 2 = 10
 - GV: 2 được lấy 5 lần 
* Vậy chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển thành phép nhân 
*Thực hành 
Bài: 1 a/ 4 được lấy 2 lần tức là 4x2=8 chuyển thành pép nhân 4x2=8
Phần b.c GV hướng dẫn tương tự 
Bài 2: Hướng dẫn HS tự viết phép nhân theo mẫu 
Củng cố - dặn dò 
- Làm bài tâp l, đọc bảng nhân
- Chuẩn bị tiết sau
-2 em lên bảng làm
-Lấy 8 bìa có 2 chấm tròn
-Có 2 chấm tròn –HS lấy 5 lần
-Có 10 chấm tròn (em Thông nhắc lại).
-Cả lớp theo dõi nhận xét 
-Tổng bên đều có 5 số hạn bằng nhau là 2
- HS đọc phép nhân hai nhân năm bằng
 mười (em Thông nhắc lai).
Ghi nhớ 
- HS xem tranh vẽ 
- HS đọc 4x2=8 (bốn nhân hai bằng tám)
- HS làm 5+5+5+=15 Tức là 5x3=15
3+3+3+3+=12 tức là 3x4=12
9 x 3 = 27
10 x 5 = 50
HS thực hiện
*Em Thông làm vào vở các phép tính trong phọng vi 30 do giáo viên ra.
Chính tả (tập chép):
CHUYỆN BỐN MÙA
 I/ Mục tiêu bài học :
-Chép lại chính xác một đoạn trích trong Chuyện bốn mùa. Biết viết hoa đúng tên riêng 
-Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn :i / n,dấu hỏi/ dấu ngã
* Em Thông chép 3 câu đầu của đoạn chính tả.
 II/ Đ ồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp viết nội dung cần chép 
- Bảng phụ viết nội dung cần chép
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn tập chép :
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
 - Đọc đoạn chép trên bảng:
Hỏi :
+ Đoạn chép này ghi lời của ai trong Chuyện bồn mùa ?
+ Bà Đất nói gì ?
- Hướng dẫn học sinh nhận xét :
+ Đoạn chép có những tên riêng nào ?
+Những tên riêng ấy phải viết như thế nào ?
- Đọc các từ khó cho học sinh viết vào bảng con
b/Cho hs chép bài vào vở:
-Theo dõi uốn nắn học sinh viết chậm
c/ Chấm chữa bài:
- Chấm 5 đến 7 baìi và nhận xét .
3/ Hướng dấn làmbài tập chính tả
Bài tập 2:
- Cho hs đọc yêu cầu
- Chọn cho hs làm bài 2a
- Cho cả lớp làm vào vở
- Mời 2 hs làm ở bảng phụ
- Cùng lớp nhận xét bài làm ở bảng
Bài tập 3:
-Chọn bài tập cho hs làm. Khuyến khích hs 
tìm nhiều nhơn 2 chữ
4/Củng cố -dặn dò:
-Khen em chép bài đẹp 
-Nhận xét tiết học 
2 HS nhìn bảng đọc lại.
- Ghi lời Bà Đất
-Bà Đất khen các nàng tiên mỗi người mỗi vẻ , đều có ích , đều đáng yêu.
- Xuân ,Hạ , Thu , Đông 
- Viết hoa chữ cai đầu 
- Viết chữ khó vào bảng con
*Em Thông chép 3 câu đầu của đoạn chính tả.
- Nộp vở cho GV chấm 
- Vài HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm BT vào vở (em bên cạnh đọc, em Thông nhìn nghe chép vào vở).
- Hai HS làm ở bảng phụ
- Đọc yêu cầu 
- Đọc thầm chuyện Bốn Mùa và làm theo yêu cầu
Tập viết :
 CHỮ HOA : P 
I/ Mục tiêu :
 Rèn kỹ năng viết chữ :
 -Biết viết chữ hoa P theo cỡ vừa và nhỏ .
 -Biết viết cụm từ Phong cảnh hấp dẫn theo cỡ nhỏ .
* Em T nhìn mẫu chữ trong vở tập viết và viết lại.
 II/ Đồ dùng dạy học :
 -Mẫu chữ P đặt trong khung chữ .
 -HS : vở tập viết .
 III/ Các hoạt động dạy học
 Hoạt động giáo viên 
 Hoạt động học sinh 
1/ Giới thiệu bài: 
 Viết chữ hoa P
2/ Hướng hẫn viết chữ hoa :
a/ Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét chữ P 
 -Hướng dẫn và nên tường cỡ chữ .
 -Viết mẫu lên bảng .
 P
 b/ hướng dẫn học sinh viết trên bảng con .
 -Uốn nắn , nhắc lại quy trình viết .
3/ Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng .
-Giới thiệu cụm từ ứng dụng .
 Phong cảnh hấp dẫn .
4/Hướng dẫn viết vào vở tập viết .
-Nêu yêu cầu viết .
-Theodõi uốn nắn cách viết cho HS .
5/ Chấm chữa bài .
-Chấm 5 đến 7 bài và nhận xét . 
6/ Củng cố dặn dò 
-Về nhà hoàn thành bài nếu viết chưa xong  ... sưu tầm về nghề nghiệp và hoạt động chính của người dân.
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ :
- Để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe máy, xe đạp các em phải làm gì ?
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
 Cuộc sống xung quanh 
2/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
 Bước : Làm việc theo nhóm 
- Cho HS xem tranh.
- Đến từng nhóm và có thể nêu câu hỏi gợi ý:
+ Những bức tranh trang 44, 45 diễn tả cuộc sống ở đâu ? Tại sao em biết ? 
+ Những bức tranh trang 46 ,47 diễn tả cuộc sống ở đâu ? tại sao em biết ? 
+ Kể tên các nghề nghiệp của người dân trong tranh từ hình 2 đến hình 8 trang 44, 45 và hình 2 đến 5 trang 46, 47.
Bước 2 : Cho các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ trả lời 1 câu hỏi.
* Kết luận: Những bức tranh trang 44, 45, thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân nông thôn, các vùng miền của đất nước. Những bức tranh trang 46,47 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt ở thành phố, thị trấn .
* Hoạt động 2: Nói về cuộc sống ở địa phương .
- Yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh nói về cuộc sống hay nghề nghiệp ở địa phương 
- Cho đại diện nhóm lên trình bày tranh ảnh của mình trước lớp .
* Hoạt động 3: Vẽ tranh 
 Bước 1: Vẽ có thể là nghề nghiệp, chợ quê em, nhà văn hoá......
- Cho HS vẽ 
Bước 2: Cho HS dán tranh lên tường gọi một số em mô tả tranh
- Khen một số em vẽ tranh đẹp 
3/ Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị học tiết sau 
- Bám chắc người ngồi trước để đảm bảo an toàn 
- Lắng nghe 
- Quan sát tranh ở SGK và nói về những gì các em nhìn thấy trong tranh. 
- Các nhóm lên trình bày 
- Lắng nghe và bổ sng cho nhóm bạn.
- Lắng nghe.
- Sưu tầm tranh ảnh .
- Đại diện nhóm trình tranh ảnh .
- Nghe gợi ý .
- Vẽ tranh vào giấy 
- Dán tranh lên tường.
Thứ năm ngày tháng năm 2007
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
 I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
Ghi nhớ các bảng nhân 2, 3, 4, 5 bằng thực hành tính và giải toán.
Tính độ dài đường gấp khúc.
 II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ : 
- Gọi HS đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
 Luyện tập chung 
2/ Thực hành:
Bài 1: Cho HS tính nhẩm và nêu kết quả 
Bài 3: Cho HS làm vào bảng con 
Bài 4: Cho HS đọc đề bài và giải 
Bài 5: Hướng dẫn cách làm cho HS 
- Nhận xét bổ sung 
3/ Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau 
- 4 em đọc bảng nhân đã học. 
- Em khác bổ sung.
- Lắng nghe.
- Tính nhẩm và nêu kết quả 
2 x 6 = 12 2 x 8 = 16
3 x 6 = 18 3 x 8 = 24
4 x 6 = 24 4 x 8 = 32
5 x 6 = 30 5 x 8 = 40
- Cả lớp làm vào bảng con.
 5 x 5 + 6 = 25 + 6 
 = 31
 2 x 9 – 18 = 18 – 18
 = 0
- Đọc đề và giải vào vở. 
 Bài giải 
7 đôi đũa có số chiếc đũa là :
 2 x 7 = 14 ( chiếc đũa )
 Đáp số: 14 chiếc đũa.
- Cả lớp làm vào vở.
 a/ 3cm + 3cm + 3cm = 9cm
 b/ 2cm+ 2cm+ 2cm+ 2cm+ 2cm=10cm.
- Vài em đọc kết quả 
Tập viết:
CHỮ HOA : R
I/ Mục tiêu:
 Rèn kỹ năng viết chữ:
- Biết viết chữ R hoa theo cỡ vừa và nhỏ. 
- Biết viết câu ứng dụng Ríu rít chim ca theo cỡ nhỏ chữ viết đúng mẫu, đều nết và nối đúng chữ quy định.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ đặt trong khung chữ. 
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ - Vở tập viết.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
 Chữ hoa: R
2/ Hướng dẫn viết chữ hoa:
a/ Hướng dẫn HS quan sát nhận xét chữ R
- Cho HS xem mẫu chữ R và phân tích 
- Viết mẫu lên bảng.
R
b/ Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- Hướng dẫn từng nét.
3/ Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
a/ Giới thiệu câu ứng dụng.
 Ríu rít chim ca.
- Giải thích câu ứng dụng.
b/ Quan sát câu ứng dụng trên bảng nêu nhận xét .
- Viết mẫu 2 chữ Ríu rít lên bảng 
Ríu rít
4/ Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- Viết đúng theo mẫu chữ trong vở 
- Đi từng bàn nhắc nhở HS viết sai.
5/ Chấm, chữa bài.
- Chấm 5 đến 7 bài và nhận xét 
6/ Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học 
- Khen những em viết chữ đẹp 
-Về nhà viết thêm phần ở nhà
- Lắng nghe.
- Quan sát và lắng nghe.
- Theo dõi chữ mẫu 
- Viết vào bảng con 2 đến 3 lần.
- Đọc câu ứng dụng.
- Quan sát và nhận xét.
- Viết vào bảng con.
- Cả lớp viết vào vở tập viết.
Nộp vở.
Thủ công:
GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ
I/ Mục tiêu:
- HS biết cách gấp, cắt, dán phong b .
- Gấp, cắt, dán được phong bì.
- Thích làm phong bì để sử dụng.
II/ Chuẩn bị:
- Phong bì mẫu có khổ đủ lớn.
- Mẫu thiếp chúc mừng của bài 11.
- Quy trình gấp , cắt , dán phong bì.
- Tờ giấy hình chữ nhật .
- Thước kẻ, bút chì, bút màu, kéo, hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
*Giới thiệu bài 
1/ Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
- Cho HS xem phong bì mẫu 
Hỏi :
+ phong bì có hình gì ?
+ Mặt trước, mặt sau phong bì như thế nào ?
+ So sánh về kích thước phong bì và thiếp chúc mừng.
2/ Hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Gấp phong bì. 
- Lấy tờ giấy trắng gấp thành hai phần theo chiều rộng như hình 1, sao cho mép dưới cuă tờ giấy của mép trên khoảng 2ô được hình 2 .
- Gấp hai hình bên hình 2 mỗi bên vào khoảng một ô rưỡi lấy đường dấu gấp.
- Mở hai đường mới gấp ra, gấp chéo 4 góc như hình 3 để lấy đường dấu gấp.
Bước 2: Cắt phong bì 
- Mở tờ giấy ra cắt theo đường dấu gấp để bỏ những phần gạch chéo ở hình 4 được hình 5.
Bước 3: Dán thành phong bì 
- Gấp lại theo các nếp gấp ở hình 5, dán hai mép bên và gấp mép trên theo đường dấu gấp ta được chiếc phong bì .
- Tổ chức cho HS tập gấp bước một.
3/ Nhận xét, dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài cho tiết sau. 
- Quan sát nhận xét 
- Phong bì có hình chữ nhật, mặt trước có ghi chữ “Người gửi; người nhận”. - Mặt sau dán theo 2 cạnh để đựng thư, thiếp chúc mừng.
- Thiếp chúc mừng có kích thước nhỏ hơn .
- Theo dõi GV làm mẫu các bước 
- Nhìn các quy trình gấp, cắt, dán phong bì.
- Tập gấp theo sự hướng dẫn của GV .
Thứ sáu ngày tháng năm 2007
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về:
- Ghi nhớ các bảng nhân 2, 3, 4, 5 bằng thực hành tính và giải toán.
- Gọi tên thành phần và kết quả của phép nhân.
- Đo độ dài đoạn thẳng, tính độ dài đường gấp khúc.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
 Luyện tập chung 
2/ Thực hành: 
Bài 1: Gợi ý cho HS làm bài.
 Bài 2: Kẻ bảng như SGK, gọi HS lên bảng điền kết quả 
 Bài 3: Hướng dẫn cho HS, cho HS làm vào vở 
Bài 4: Đọc đề 
3/ Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị học tiết sau 
- Tính nhẩm và nêu kết quả.
2 x 5 = 10 3 x 7 = 21
2 x 9 – 18 3 x 4 = 12
2 x 4 = 8 3 x 3 = 9 
2 x 2 = 4 3 x 2 = 6 ......
- Lên bảng điền kết quả. Lần lượt là:
12, 45, 32, 21, 40, 27, 14, 16.
- Cả lớp làm vào vở 
 2 x 3 = 3 x 2 
 4 x 6 > 4 x 3 
 5 x 8 > 5 x 4 
- Một em đọc lại đề và giải vào vở 
 Bài giải 
8 học sinh được mượn số quyển truyện là: 5 x 8 = 40 ( quyển )
 Đáp số : 40 quyển 
Chính tả (nghe viết ):
SÂN CHIM
I/ Mục tiêu:
 - Nghe, viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả sân chim.
 - Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ ch; uôc/uôt.
II/ Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ viết nội dung bài .
 - Vài tờ giấy khổ to để HS làm bài 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ :
- Đọc: luỹ tre, chích choè, chim trĩ.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
2/ Hướng dẫn nghe viết:
a/ Hướng dẫn chuẩn bị 
- Đọc một lần bài chính tả.
- Giúp HS nắm nội dung và hiểu 
 + Bài sân chim tả gì ?
 + Những chữ nào trong bài bắt đầu tr/ch 
- Đọc cho HS viết vào bảng con .
b/ Đọc bài chính tả cho HS chép vào vở 
- Đọc từng cụm từ, từng câu.
- Đọc lại toàn bài một lần .
c/ Chấm, chữa bài 
- Chấm 5 đến 7 bài và nhận xét .
- Khen những em viết sạch sẽ, đúng chính t .
3/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2: Chọn cho HS làm bài 2b.
- Hướng dẫn và cho HS làm vào vở
Bài 3: hướng dẫn bài tập phát phiếu cho HS làm .
- Gọi vài em lên trình bày kết quả.
- Cùng lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng .
 + Đánh trống, chống gậy 
 + chèo bẻo, leo trèo.
4/ Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài học sau.
- 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Nghe GV đọc, 2 em đọc lại.
- Chim nhiều tả không xiết.
- sân, trứng, trắng, sát, sông.
- Viết vào bảng con: xiết, thuyền, trắng xoá, sát sông ......
- Nghe kỹ và viết vào vở.
- Nghe và soát lỗi .
- Nộp bài 
- Đọc yêu cầu .
- Cả lớp làm vào vở.
+ Uống thuốc, trắng muốt 
+ bắt buộc, buột miệng nói 
+ chải chuốt, chuộc lỗi.
- Nhận phiếu và làm vào phiếu.
- Dán bài lên bảng và trình bày kết quả.
- Cả lớp theo dõi.
Tập làm văn:
ĐÁP LỜI CẢM ƠN. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I/ Mục tiêu:
 - Rèn kỹ năng nói. Biết đáp lời cảm ơn trong giao tiếp thông thường.
 - Rèn kỹ năng viết. Bước đầu biwts cách tả một loại chim.
II/ Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài 1 .
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích , yêu cầu của bài học.
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Cho HS xem tranh 
- Gợi ý, hướng dẫn thêm.
Bài 2 : 
- Hướng dẫn.
- Cùng lớp nhận xét bổ sung .
Bài tập 3: Nêu yêu cầu bài tập.
- Nêu câu hỏi a, b.
 + Những câu tả hình dáng của chích bông.
 + Những câu tả hoạt động của chích bông .
- Viết một đoạn văn tả về loài chim 
+ Nhắc lại yêu cầu: Viết 2, 3 câu về một loài chim em thích .
+ Muốn viết, các em phải giới thiệu loài chim,.....
- Cho HS làm vào vở bài tập .
 3/ Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Tìm hiểu thêm một số loài chim ...
- Đọc yêu cầu của bài 
- Quan sát tranh minh hoạ SGK. Đọc lời các nhân vật.
- Hai em thực hành đóng vai.
HS1: ( bà cụ ) Nói lời cảm ơn cậu bé đã đưa bà cụ qua đường.
HS2: ( cậu bé ) Đáp lại lời cảm ơn của cụ.
- Vài cặp lên nói và đáp lời cảm ơn.
- Một em đọc yêu cầu của bài và nói các tình huống.
 -Cả lớp đọc thầm.
- Từng cặp thực hành đóng vai lần lượt theo từng tình huống a,b,c.
- Đọc lại yêu cầu.
- Hai em đọc lại bài chim chích bông.
- Từng em trả lời.
- Vóc người .....hai chân.....hai cánh ...
cặp mỏ ...
- Nhảy cứ liên tục, xoải nhanh vun vút ...
- Cả lớp viết vào vở.
- Vài em nối tiếp đọc bài.
 -Lớp nhận xết, bổ sung.
SINH HOẠT LỚP
I/ Đánh giá tuần qua:
- Tổ trưởng đánh giá tình hình của tổ về các mặt :
+ Học tập 
+ chuyên cần 
+ Lao động 
+ Vệ sinh 
+ Nề nếp 
+ Các hoạt động khác .....
- Tổ trưởng đánh giá chung về tình hình của lớp.
- Giáo viên tổng kết lại các tình hình của lớp và:
+ Tuyên dương các việc làm tốt của cá nhân, tổ, lớp.
+ Nhắc nhở những việc làm chưa hoàn thành của cá nhân, tổ, lớp.
II/ Kế hoạch tuần tới:
 + Đi học chuyên cần .
 + Chăm học bài ở nhà, luyện đọc và viết nhiều hơn.
 + Lao động, vệ sinh sạch sẽ.
 + Tham gia các hoạt động đầy đủ.
**************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19-21.doc