Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
- Bước đầu thực hiện lời của người kể chuyện và lời của nhân vật người cha qua giọng đọc.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong SGK, đặc biệt là các thành ngữ: Hai sương một nắng, cuốc bẫm, cày sâu, của ăn của để.
Tuần 28: Thứ hai ngày tháng năm 2007 Tập đọc: KHO BÁU I/ Mục tiêu: 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. - Bước đầu thực hiện lời của người kể chuyện và lời của nhân vật người cha qua giọng đọc. 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong SGK, đặc biệt là các thành ngữ: Hai sương một nắng, cuốc bẫm, cày sâu, của ăn của để. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc. II/ Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ nội dung bài đọc. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Giới thiệu chủ điểm và bài đọc. Truyện được mở đầu chủ điểm có tên gọi là kho báu. 2. Luyện đọc: 2.1 Đọc mẫu toàn bài: Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. 2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a. Đọc từng câu: - Viết bảng: Hai sương một nắng, nông dân, lặn mặt trời, cây lúa, làm lụng. b. Đọc từng đoạn trước lớp: - Ghi một số câu: Ngày xưa /có hai vợ chồng người nông dân kia/quanh năm hai sương một nắng/ - Giải nghĩa các từ được chú giải trong bài c. Đọc từng đoạn trong nhóm: d. Thi đọc giữa các nhóm: e.Cả lớp đọc đồng thanh (1 đoạn) - Lắng nghe. - Nối tiếp nhau đọc từng câu. - Luyện đọc cá nhân và đồng thanh. - Nối tiếp nhau đọc đoạn. - Luyện dọc cá nhân và đồng thanh. - Lắng nghe. - Từng em trong nhóm đọc, em khác bổ sung. - Đại diện các nhóm thi đọc. - Bình chọn bạn đọc hay. - Cả lớp đọc đồng thanh. Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: H: Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó cảu vợ chồng người nông dân? - Nhờ chăm chỉ làm lụng hai vợ chồng người nông dân đã đạt những điều gì? H: Hai con trai người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không ? - Trước khi mất người cha cho các con biết chuyện gì? H: Theo lời cha hai người con đã làm gì? - Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu? - Cuối cùng kho báu mà hai anh em tìm được. H: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? 4. Luyện đọc lại: - Đọc lại lần hai. - Cho các em thi đọc. 5. Củng cố, dặn dò: - Cho HS liên hệ thực tế. - Về nhà đọc lại bài. - Chuẩn bị bài cho tiết học sau. - Tìm và trả lời. - Gây dựng được một cơ ngơi dàng hoàng - Họ ngại làm ruộng chỉ mơ mộng hoả huyền. - Ruộng nhà mình có kho báu các con tự đào lên mà dùng. - Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy. Vụ mùa đến họ đành trồng lúa. - Các nhóm thảo luận và trả lời. - Ai yêu quý đát đai, ai chăm chỉ trên ruộthực ng đồng người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc. - Lắng nghe. - Thi đua nhau đọc. Toán: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I ******************** Đạo đức: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (tiết 1) I/ Mục tiêu: 1.HS hiểu: - Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. - Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. - Trẻ em có quyền đuqoqcj đối xử bình đẳng, có quyền đuqoqcj hỗ trợ, giúp đỡ. 2.HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân. 3.HS có thái độ thông cảm, không phan biệt đối xử với người khuyết tật. II/ Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ cho hoạt động 1. - Phiếu thảo luận. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A/ Bài cũ: Khi đến nhà người khác chơi, em phải như thế nào? B/ Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Các hoạt động: *Hoạt động 1: Phân tích tranh. - Cho HS xem tranh Hỏi: Tranh vẽ gì? - Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn khuyết tật? - Nếu em ở đó, em sẽ làm gì? Vì sao ? Kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ bạn khuyết tật để các em có thể thực hiện quyền được học tập . * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật . Kết luận: Tuỳ theo khả năng, điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm. *Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (ý kiến) - Lần lượt nêu từng ý kiến . a.Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm . b.Chỉ cần giúp đỡ ngững người tàn tật là thương binh .......... Kết luận: Các ý kiến a, c, d là đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại những việc giúp đỡ người khuyết tật. - Nhận xét tiết học. - Sưa tầm tư liêu, tranh ảnh về chủ đề giúp đỡ người khuyết tật. - Vài em trả lời. - Cả lớp quan sát thảo luận tranh. - Trả lời theo nội dung tranh. - Từng cặp HS thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm thảo luân, trình bày kết quả trước lớp. - Cả lớp bổ sung. - Lắng nghe. - Cả lớp thảo luân, bày tỏ ý kiến. - Lắng nghe và nhắc lại những ý kiến đúng. - Vài em nhắc lại . - Thực hiện ở nhà. Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2007. Toán: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN I/ Mục tiêu: Giúp HS: Ôn lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm. Nắm được đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn. Biết cách đọc và viết số tròn trăm. II/ Đồ dùng dạy học: Các hình vuông nhỏ ( 25cm x 25cm ) Các hình chữ nhật ( 25cm x 25cm ) Các hình vuông to ( 25cm x 25cm ) Bộ ô vuông dành cho HS. Các chữ số. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.ÔN tập về đơn vị, chục và trăm. a. Gắn lên bảng các ô vuông (các đơn vị từ 1 đến 10 đơn vị). b. Gắn các hình chữ nhật (các chục từ 1 chục đến 10 chục). 2. Một nghìn: a. Số tròn trăm. - Gắn các hình vuông to (các trăm theo thứ tự trong SGK). - Các số 100, 200, 300,....900 là các số tròn trăm. b. Nghìn. - Gắn 10 hình vuông to liền nhau như SGK. + Giới thiệu 1 trăm gộp lại thành 1 nghìn . + Viết là: 1000( một chữ số 1 và 3 chữ số 0 liền nhau ). + Đọc là : Một nghìn. 3.Thực hành: a. Làm việc chung. - Gắn các hình trực quan về đơn vị, các chục, các trăm lên bảng . - Đưa tiếp mô hình trực quan. b. Làm việc cá nhân. (Sử dụng bộ ô vuông cá nhân). - Viết số lên bảng. - Viết số 200. - Tiếp tục làm cho đến hết và đi từng bàn kiểm tra H . 4. Củng cố, dặn dò: - Nêu lại các số đã học. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài cho tiết học sau. - Nhìn và nêu lại. - Quan sát rồi nêu số chục, số trăm, 10 chục bằng một trăm. - Nhận xét về số tròn trăm “ có hai chữ số ở sau cùng”. - Đọc lại các phần vừa học. - Vài em lên viết số tương ứng và đọc tên các số . - Viết số tương ứng. - Đọc và làm vào bảng con. 1 3 30 60 0 chục 6 chục - 300 ( ba trăm ). - Viết số tương ứng dưới mô hình trực quan. - Chọn ra các hình vuông ứng với số trăm, số chục. - Một em lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. - Vài em nêu. Mĩ thuật: ***************** Kể chuyện: KHO BÁU I/ Mục tiêu: 1.Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và gợi ý, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình với giọng điệu thích hợp, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. 2.Rèn kỹ năng nghe: Lắng nghe và ghi nhớ lời kể của bạn để nhận xét hoặc kể tiếp lời bạn kể. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép nội dung gợi ý 3 đoạn câu chuyện . III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.Hướng dẫn kể chuyện. a.Kể từng đoạn theo gợi ý. - Mở bảng phụ gợi ý từng đoạn và giải thích. + Gợi ý và hướng dẫn đoạn 1. + Đoạn 2, 3 kể theo cách giống như đoạn 1. - Cùng lớp nhận xét về cách kể. b.Kể toàn bộ câu chuyện. - Nêu yêu cầu. - Cùng lớp bình chọn bạn kể hay. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà tập kể lại câu chuyện. - Vài em làm mẫu kể ý 1. - Hai vợ chồng chăm chỉ. Ở vùng quê nọ có hai vợ chồng người nông dân................cày sâu cuốc bẫm. - Tập kể theo nhóm. - Đại diện nhóm thi kể từng đoạn. - 3 em đại diện 3 nhóm tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn. - Kể bằng lời của mình. - Kể giọng điệu thích hợp, kết hợp với lời kể nét mặt điệu bộ. Chính tả (nghe viết): KHO BÁU I/ Mục tiêu: - Nghe và viết chính xác trình bày đúng một đoạn văn trích trong truyện Kho báu. - Luyện viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn: l/n, ua/uơ. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết sẵn: nội dung bài tập 2 ( 2 lần) kèm 2 bộ thể chữ ( mỗi bộ có 2 thẻ uơ và ua; nội dung BT3 viết những từ có tiếng cần điền( 2 lần). III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học. 2.Hướng dẫn nghe- viết: a.Hướng dẫn chuẩn bị . - Đọc bài chính tả một lần. - Hỏi: Đoạn trích nói gì? - Đọc các từ dễ viết sai cho HS viết vào bảng con. b. Đọc cho HS viết bài vào vở. - Đọc rõ ràng từng cụm từ và từng câu cho HS viết. - Đọc lại cả đoạn cho HS soát lại bài. c. Chấm, chữa bài: - Chấm vài bài và nhận xét. 3.Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 2: - Cho lớp làm vào vở . - Mời 2 em lên bảng, phát cho mỗi em một bộ thẻ chữ để đính vần vào ô trống, sau đó đọc kết quả. Bài tập 3: - Chọn câu a. - Cho HS viết từ cần điền vào bảng con. - Mời 2 em lên bảng điền nhanh vào chỗ trống. - Cùng lớp chốt lại lời giải đúng. Ơn trời mưa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu. Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.... 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị cho tiết học sau. - 2 em đọc lại. - Đoạn trích nói về đức tính chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân. - Viết vào bảng con: quanh năm, sương, lặn............ - Lắng nghe và viết bài vào vở. - Soát lại bài lần cuối. - Lắng nghe để rút kinh nghiệm. - Đọc yêu cầu. - Làm vào vở. - Hai em lên bảng làm. - Cùng giáo viên chốt lại kết quả đúng: voi huơ vòi, mùa màng, thuở nhỏ, chanh chua. - Đọc yêu cầu. - Viết từ cần điền vào bảng con. - Hai em lên bảng điền. Thứ tư ngày tháng năm 2007. Tập đọc: CÂY DỪA I/ Mục tiêu: 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc lưa loát, trôi chảy bài thơ. Nghỉ hơi đúng sau dấucâu và sau mỗi dòng thơ. - Biết đọc bài thơ với giọng tả nhẹ nhàng, hồn nhiên có nhịp điệu. 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu các từ khó trong bài: toả, bạc phếch, đánh nhịp, đủng đỉnh... - Hiểu nội dung bài: Cây dừa theo cách nhìn của nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa giống như một von người gắn bó với trời đất với thiên nhiên xung quanh. 3.Học thuộc lòng bài thơ. II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài thơ. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A/ Bài cũ: B/ Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Bài thơ cây dừa của nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa .... 2.Luyện đọc: 2.1 Đọc mẫu cả bài: Giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên, nhấn giọng: toả, dang tay, gật đầu, bạc phếch, nở, chải... 2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a. Đọc từng câu: - Viết bảng các từ: toả, dang tay, gật đầu, bạc phếch, nở, chải... b. Đọc từng đoạn trước lớp. - Chia đoạn . + Đoạn 1: 4 dòng. + Đoạn 2: 4 dòng. + Đoạn 3: còn lại. - Viết câu luyện đọc lên bảng. - Giải nghĩa: bạc phếch, đánh nhịp. c. Đọc từng đoạn trong nhóm. Nhóm khác nhận xét. d. T hi đọc giữa các nhóm. - Cùng lớp bình chọn em đọc tốt. e. Đọc đồng thanh. - NHắc HS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: H: Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì? H: Cây dừ ... ạt động từng tranh vào vở. - Cùng giáo viên nhận xét.VD: + Tranh : Các bạn thiếu nhi đi thăm lăng Bác. .... + Tranh 2: Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài của Bác. .... + Tranh 3: Các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác..... Tự nhiên xã hội: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT I/ Mục tiêu: Sau bài học; học sinh có thể: - Nhớ lại những kiến thức đã học về cây cối và các con vật. - Biết được có những cây cối và các con vật. II/ Đồ dùng dạy học: - Giấy khổ to, băng keo dùng cho các nhóm. - Hình vẽ trong SGK. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Giới thiệu bài: Nhận biết cây cối và các con vật. 2.Các hoạt động: *Hoạt động 1: Làm việc với SGK. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Cho HS quan sát tranh trang 62,63 và trả lời câu hỏi: + Hãy chỉ và nói: cây nào sống trên cạn; cây nào sống dưới nước; cây nào vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước; cây nào rễ hút được hơi nước và các chất khác trong không khí. + Hãy chỉ và nói: con vật nào sống trên can; con vật nào sôngs dưới nước; con vật nào vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn; con vật nào bay lượn trên không. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Cho đại diện nhóm trình bày kết quả. *Hoạt động 2: Triển lãm - Chia lớp thành 4 nhóm, phân cho mỗi nhóm một góc lớp, phát giấy và băng keo và giao nhiệm vụ như sau: + Nhóm 1: Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật trên cạn. + Nhóm 2: Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối dưới nước. + Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối vừa dưới nước, vừa trên cạn. + Thu thập và trình bày tranh ảnh các con vật sống trên không. Bước 2: - Trình bày kết quả. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài cho tiết học sau. - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm làm việc. - Nếu thiếu tranh ảnh có thể vẽ hoặc viết thêm tên cây cối hay các con vật theo đề tài nhóm được phân công. - Trưng bày sản phẩm. - Đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. - Nhóm khác bổ sung. Thứ năm ngày tháng năm 2007. Toán: VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ. I/ Mục tiêu: Giúp HS : - Ôn lại về so sánh các số và thứ tự các số. - Ôn lại về đếm các số (trong phạm vi 1000). - Biết viết các số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục và đơn vị. II/ Đồ dùng dạy học: - Bộ ô vuông của giáo viên và học sinh. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Ôn thứ tự các số. Cho HS đếm miệng từ 201 – 210. 321 – 332 461 – 472 591 – 600 991 – 1000. 2. Hướng dẫn chung: - Đặt vấn đề: Viết số thành tổng. - Ghi lên bảng: 357. - Viết số 357 thành tổng các trăm, các chục, các đơn vị. + Phân tích số: 357 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị. - Cho HS thực hành viết. 529, 736, 412. - VD : 820 viết: 800 + 20 705 viết: 700 + 5. 3.Thực hành: Bài 1: Hướng dẫn và kẻ bảng làm vào vở.- Bài 2: - Gọi ý và cho HS làm vaò bảng con. Bài 3: - Treo bảng phụ các ghi bài tập và cho HS lên bảng nối. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị cho tiết học sau. - Đếm theo gợi ý của giáo viên. - 357 gồm 3 trăm, 5 chục, 7 đơn vị. - Viết thành tổng: 300 + 50 + 7 - Đọc : Ba trăm năm mươi bảy. - Ba em lên bảng viết và đọc kết quả phân tích. - Một em đọc to yêu cầu. - Kẻ bảng và làm vào vở. - Đọc to yêu cầu. - Cả lớp làm vào bảng con. 978 = 900 + 70 + 8 835 = 800 + 30 + 5 509 = 500 + 9 - Đọc yêu cầu. - Gọi HS lên nối ở bảng phụ. Tập viết: CHỮ HOA : M (kiểu 2) I/ Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết chữ: - Biết viết chữ M kiểu 2 theo cỡ vừa và nhỏ. - Biết viết cụm từ ứng dụng Mắt sáng như sao theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối đúng chữ quy định. II/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ M hoa kiểu 2 đặt trong khung chữ. - Bảng phụ viết cụm từ ứng dụng. - Vở tập viết. III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A/ Bài cũ: Viết chữ A kiểu 2. B/ Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Viết chữ M kiểu 2. 2.Hướng dẫn viết chữ hoa. a.Hướng dẫn quan sát nhận xét. - Nêu cấu tạo, cách viết chữ M. - Viết mẫu lên bảng. b.Hướng dẫn HS viết chữ M trên bảng con. 3.Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng. a.Giới thiệu cụm từ ứng dụng: - Mắt sáng như sao. b.Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. - Độ cao của các chữ cái. - Khoảng cách giữa các chữ. c.Hướng dẫn viết chữ Mắt vào bảng con. 4.Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. - Chữ M 1 dòng cỡ vừa, hai dòng cỡ nhỏ, chữ Mắt 1 dòng cỡ vừa..... 5.Chấm, chữa bài. - Chấm vài bài và nhận xét. 6. Dặn dò: - Hoàn thành phần luyện viết ở nhà. - Cả lớp viết vào bảng con. - 1 em nhắc lại cụm từ ứng dụng : Ao liền ruộng cả. - Cả lớp theo dõi chữ mẫu. - Viết vào bảng con. - Cả lớp đọc cụm từ ứng dụng và hiểu cụm từ. - Theo dõi giữa độ cao và khoảng cách. - Viết đúng độ cao của các chữ. - Nghe và viết vào vở tập viết. Âm nhạc: ******************* Thứ sáu ngày tháng năm 2007. Toán: PHÉP CỘNG KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 1000 I/ Mục tiêu: Giúp HS : - Biết cách đạt tính rồi cộng các số có 3 chữ số theo cột dọc II/ Đồ dùng dạy học: Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật nhỏ. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A/ Bài cũ: B/ Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Phép cộng không nhó trong phạm vi 1000. 2.Cộng các số có 3 chữ số. - Viết bảng: 326 + 253 = ? - Thể hiện bằng đồ dùng trực quan. + Thể hiện số thứ 2 hướng dẫn như trên. + Để thể hiên cộng hai số này ta gộp lại( vẽ đường bao quanh cả hai hình). - Kết quả tổng này có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị. + Đặt phép tính: 326 - Hướng dẫn viết phép + tình các số phải thẳng cột với nhau.. - Tình từ phải sang trái. 3.Thực hành: Bài 1: - Viết các phép tính lên bảng. - Hướng dẫn cách làm. 235 + 451 - Tương tự các bài khác HS tự làm. Bài 2: - Hướng dẫn cách đặt tính và tính. Bài 3: - Tính nhẩm và viết kết quả vào vở. C/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài tập đã làm. - Chuẩn bị bài cho tiết học sau. - Tham gia gắn lên bảng các hình vuông to, các hình chữ nhật và các hình vuông nhỏ. - Cả lớp làm theo. - Chú ý. - Nêu: Tổng có 5 trăm, 7 chục, 9 đơn vị. - Theo dõi. - Đọc yêu cầu. Làm vào bảng con. - Nêu yêu cầu. - Tự đặt và tính vào vở. 251 + + 578 984 578 - Đọc yêu cầu. - Nhẩm và làm bài vào vở. Chính tả (nghe viết): CHÁU NHỚ BÁC HỒ I/ Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 6 dòng cuối của bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ. - Làm đúng các bài tập phân biệt có âm, vần dễ lẫn tr/ch, êt/êch. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 2. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A/ Bài cũ: - Viết bảng 3 tiếng bắt đầu ch, 3 tiếng bắt đầu bằng tr. B/ Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.Hướng dẫn nghe - viết: a.Hướng dẫn chuẩn bị: -Đọc đoạn chính tả một lần. - Cho HS nói về đoạn thơ. - Tìm những chữ viết hoa. b.Đọc cho HS viết vào vở. - Đọc to, rõ ràng từng tiếng từ. - Đọc lại bài. c.Chấm, chữa bài. - Chấm vài bài và nhận xét. 3.Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 2: Chọn cho HS làm bài 2 b. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: - Trò chơi: Thi đặt câu nhanh với từ chứa tiếng bắt đầu ch/tr. 4.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại cho đúng những chữ mắt lỗi chính tả. - Vài em viết. - Hai em đọc lại. - Vài em nói. - Những chữ cái đứng đầu dòng thơ, đứng đầu mỗi tiếng trong tên riêng. - Viết bảng con: bâng khuâng, chòm râu, trăng sáng. - Lắng nghe- viết vào vở. - Soát lại bài, sữa lỗi. - Nộp vở để chấm. - Đọc yêu cầu. - Hai em làm trên bảng phụ: Ngày tết, dấu vết, dệt vải. - Các nhóm trao đổi và thực hiện chơi. Thủ công: LÀM VÒNG ĐEO TAY (tiết 2) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Giới thiệu bài. Thực hành làm vòng đeo tay. 2 Thực hành: - Nhắc lại quy trình làm vòng đeo tay. 3.Tổ chức cho HS thực hành nhóm. - Đi từng bàn quan sát và giúp đỡ các em còn lúng túng. - Đánh giá sản phẩm của HS. 4.Nhận xét, dặn dò: - NHận xét sự chuẩn bị. - Dặn tiết sau mang giấy để làm con bướm. - Vài em nhắc lại: Bước 1: Cắt thành các nan giấy. Bước 2: Dán nối các nan giấy. Bước 3: Gấp các nan giấy. Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay. - Các nhóm thực hành. Lưu ý: Mỗi lần gấp phải sát mép nan trước và miết kỹ. - Cả lớp cùng thực hành. - Chuẩn bị cho tiết học sau. Tập làm văn: NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI I/ Mục tiêu: Rèn kỹ năng nghe - hiểu: - Nghe kể mẫu chuyện qua suối, nhớ và trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất quan tâm tới mọi người. Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã. - Rèn kỹ năng viết: Trả lời đúng 1 câu hỏi về nội dung câu chuyện. II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A/ Bài cũ: Kể lại sự tích hoa dạ lan hương. B/ Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Nghe và trả lời câu hỏi câu chuyện qua suối. 2.Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: - Cho HS xem tranh minh hoạ. - Kể câu chuyện 3 lần: chậm rãi, rõ ràng. Kể lần 1: Kể lần 2: Giới thiệu tranh. Kể lần 3: - Treo bảng phụ đã ghi sẵn 4 câu hoỉ. a.Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu? b.Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ? c.Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ? d.Câu chuyện Qua Suối nói lên điều gì về Bác HỒ. - Hướng dẫn cho từng cặp HS hỏi – đáp. Bài tập 2: (viết). - Cho cả lớp làm vào vở bài tập. - Chỉ viết câu trả lời. - Nhận xét, chấm điểm một số bài. 3.Củng cố, dặn dò: - Qua câu chuyện về Bác Hồ em rút ra bài học gì cho mình? - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Hai em kể lại. - Một em đọc yêu cầu và 4 câu hỏi. - Theo dõi tranh. - Quan sát tranh, đọc 4 câu hỏi 4 bức tranh. - Nêu lần lượt từng câu hỏi và trả lời. - Bác và các chiến sĩ đi công tác. - Một chiến sĩ sẩy chân ngã, vì một hòn đá bị kênh. - Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác đi qua suối không bị ngã nữa. - Bác rất quan tâm tới mọi người . Bác quan tâm tới anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không . Bác còn kê lại hòn đá cho từng người đi sau khỏi ngã. - Vài cặp hỏi – đáp trước lớp. - Vài em giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Đọc yêu cầu. - Cả lớp làm bài vào vở. - Cần quan tâm tới mọi người xung quanh. SINH HOẠT LỚP I/ Đánh giá tuần qua : - Tổ trưởng đánh giá tình hình của tổ về các mặt: + Học tập + chuyên cần + Lao động + Vệ sinh + Nề nếp + Các hoạt động khác ..... - Tổ trưởng đánh giá chung về tình hình của lớp. - Giáo viên tổng kết lại các tình hình của lớp và: + Tuyên dương các việc làm tốt của cá nhân, tổ, lớp. + Nhắc nhở những việc làm chưa hoàn thành của cá nhân, tổ, lớp. II/ Kế hoạch tuần tới: + Đi học chuyên cần. + Chăm học bài ở nhà, luyện đọc và viết nhiều hơn . + Lao động, vệ sinh sạch sẽ. + Tham gia các hoạt động đầy đủ. *******************************
Tài liệu đính kèm: