Giáo án Đại số Lớp 6 - Bài 32 đến 38 - Năm học 2021-2022

Giáo án Đại số Lớp 6 - Bài 32 đến 38 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được khái niệm đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng

2. Kĩ năng và năng lực

a. Kĩ năng:

- Biết đo độ dài đoạn thẳng bằng thước có chia vạch

- Giải được các bài toán trong thực tế liên quan đến độ dài đoạn thẳng

b. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

- Năng lực riêng:

+ Nhận biết đoạn thẳng

+ Biết đo độ dài đoạn thẳng

+ Giải các bài toán thực tế có liên quan đến đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng

3. Phẩm chất

- Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.

- Bồi dưỡng hứng thú học tập, mong muốn tìm hiểu, khám phá kiến thức

 

docx 84 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Bài 32 đến 38 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18: Ngày soạn: 5 /01 /2022
 Ngày dạy: Lớp 6A...../ 01/ 2022
 Lớp 6B../ 01/ 2022 
TIẾT 20. BÀI 32: ĐIỂM VÀ ĐƯỜNG THẲNG 
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
Nhận biết được các khái niệm, quan hệ cơ bản giữa điểm và đường thẳng:
- Điểm thuộc và không thuộc đường thẳng; tiên để về đường thẳng đi qua hai điểm
phân biệt.
- Ba điểm thẳng hàng.
- Hai đường thẳng song song, cắt nhau, trùng nhau.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: 
- Nhận biết các quan hệ: điểm thuộc đường thẳn: đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt, ba điểm thẳng hàng
- Nhận biết hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song
- Giải các bài toán thực tiễn có liên quan
b. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
- Năng lực riêng:
+ Diễn đạt được (bằng ngôn ngữ, kí hiệu) các khái niệm, quan hệ cơ bản nêu trên.
+ Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để:
Vẽ được: đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt; hai đường thẳng cắt nhau và xác định giao điểm của chúng; hai đường thẳng song song.
Làm được: kiểm tra tính song song của hai đường thẳng đã vẽ trên giấy; kiểm tra sự thẳng hàng của các điểm (hay cột, cây, ..) đã cho.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
- Rèn luyện thói quen tìm tòi, quan sát và khám phá kiến thức mới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
- Sưu tầm những hình ảnh thực tế, minh hoạ các quan hệ giữa điểm và đường thẳng (tranh ảnh, sách báo hoặc trên mạng Internet).
- Máy chiếu (nếu có).
- Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, ê ke.
2. Đối với học sinh: Ngoài các đồ dùng học tập mang thường xuyên, cần chuẩn bị giấy trắng khổ A4 (để vẽ hình), đây mềm hay bút laser (laze) (để kiểm tra tính thẳng hàng).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện: 
Gv trình bày vấn đề: Với bút chì và thước thằng, em có thể vẽ được một vạch thẳng. Đó lá hình ảnh của một đường thẳng. Mỗi dấu chấm nhỏ từ đầu bút chỉ là hình ảnh của một điểm. Ta nói đường thẳng đó được tạo nên từ các điểm như vậy. Đối với những điểm và đường thẳng tùy ý, mối quan hệ giữa chúng là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Điểm thuộc, không thuộc đường thẳng
a. Mục tiêu: 
- Hiểu được cách dùng các chữ cái để kí hiệu điểm, đường thẳng
- Hình dung được điểm thuộc và không thuộc đường thẳng
- Biết các cách phát biểu và kí hiệu điểm thuộc hau không thuộc đường thẳng, điểm nằm trên đường thẳng hay đường thẳng đi qua điểm.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu các hình ảnh và nhắc lại khái niệm cơ bản là điểm và đường
- GV phân tích vị trí điểm M, N đối với đường thẳng d trong Hình 8.1. Viết các phát biểu bằng lời và ghi kí hiệu.
- Yêu cầu hs đọc và trả lời các câu hỏi sgk
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
- Câu hỏi 1 : 
+ Những điểm thuộc đường thẳng d là : A,B
+ Những điểm không  thuộc đường thẳng d là: C
- HĐ1: Ta thấy chỉ có thể vẽ được đúng một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A,B.
- Câu hỏi 2: Trong hình 8.4 có 3 đường thẳng , đó là những đường thẳng: AB, AC, BC.
Hoạt động 2: Ba điểm thẳng hàng
a. Mục tiêu: Nhận biết được 3 điểm thẳng hàng và 3 điểm không thẳng hàng
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hỏi hs qua hai điểm phân biệt có một và chỉ một đường thẳng đi qua, vậy khi nào thì qua ba điểm phân biệt cũng có một đường thẳng đi qua.
- Tìm tòi, khám phá: GV giải thích rằng ánh sáng từ ngon nến truyền đến mắt người theo đường thẳng, khi mắt người nhìn thấy ngọn nến thì ở giữa mắt và ngọn nến không có vật cản nào cản trở do vậy các lỗ hổng phải cùng nhau nằm trên đường thẳng.
- Yêu cầu hs trả lời CH1, LT1, Vận dụng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
- HĐ2: Các lỗ hổng có cùng nằm trên một đường thẳng .
- CH3: Bộ ba điểm thẳng hàng : A,B,C và D,B,E.
- LT1: 
a. A,B,C có thẳng hàng.
b.M,N,P không thẳng hàng.
- Vận dụng 1: 
Hai cái cọc đóng hai vị trí đã chọn được coi là 2 điểm phân biệt, sợi dây căng qua hai cọc là đường thẳng đi qua 2 điểm dựa vào sợi dây đã căng  vẽ vạch vôi để giúp vẽ vạch vôi theo đường thẳng 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: HS làm 8.1, 8.2, 8.3 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 
Câu 8.1: 
Quan sát hình 8.11:
a.Giao điểm của hai đường thẳng a và b là những điểm nào?
b.Điểm A thuộc đường thẳng nào và không thuộc đường thẳng nào? Hãy trả lời câu hỏi bằng câu diễn đạt và bằng kí hiệu .
Câu 8.2: Xem hình 8.12 và trả lời:
a.Có bao nhiêu bộ ba điểm thẳng hàng?
b.Hãy nêu ít nhất hai bộ ba điểm không thẳng hàng.
c. Bốn điểm A, B, C và S có thẳng hàng không?
Câu 8.3: Cho bốn điểm A,B,C và D như hình vẽ dưới đây.
Hãy nêu tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng
Câu 8.1: 
a. Giao điểm của hai đường thẳng a và b là điểm P
b. Điểm A thuộc đường thẳng a và không thuộc đường thẳng b.
Kí hiệu A ∈a ; A ∉ b.
Câu 8.2:
a.Có 1 bộ ba điểm thẳng hàng là :A,B,C.
b. Hai bộ điểm không thẳng hàng là : S,A,B và S,B,C.....
c. Bốn điểm A,B,C,S không thẳng hàng.
Câu 8.3:
Các bộ ba điểm thẳng hàng là :
A,B,C và A,C,D và B,C,D và A,B,D
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học 
Kiểm tra viết 
Thang đo, bảng kiểm 
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
CM DUYỆT
Ngày 10 /01/2022
PHT
Nguyễn Hoàng Văn
Tuần 19: Ngày soạn: 5 /01 /2022
 Ngày dạy: Lớp 6A...../ 01/ 2022
 Lớp 6B../ 01/ 2022 
TIẾT 21. BÀI 32: ĐIỂM VÀ ĐƯỜNG THẲNG 
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
Nhận biết được các khái niệm, quan hệ cơ bản giữa điểm và đường thẳng:
- Điểm thuộc và không thuộc đường thẳng; tiên để về đường thẳng đi qua hai điểm
phân biệt.
- Ba điểm thẳng hàng.
- Hai đường thẳng song song, cắt nhau, trùng nhau.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: 
- Nhận biết các quan hệ: điểm thuộc đường thẳn: đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt, ba điểm thẳng hàng
- Nhận biết hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song
- Giải các bài toán thực tiễn có liên quan
b. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
- Năng lực riêng:
+ Diễn đạt được (bằng ngôn ngữ, kí hiệu) các khái niệm, quan hệ cơ bản nêu trên.
+ Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để:
Vẽ được: đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt; hai đường thẳng cắt nhau và xác định giao điểm của chúng; hai đường thẳng song song.
Làm được: kiểm tra tính song song của hai đường thẳng đã vẽ trên giấy; kiểm tra sự thẳng hàng của các điểm (hay cột, cây, ..) đã cho.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
- Rèn luyện thói quen tìm tòi, quan sát và khám phá kiến thức mới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
- Sưu tầm những hình ảnh thực tế, minh hoạ các quan hệ giữa điểm và đường thẳng (tranh ảnh, sách báo hoặc trên mạng Internet).
- Máy chiếu (nếu có).
- Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, ê ke.
2. Đối với học sinh: Ngoài các đồ dùng học tập mang thường xuyên, cần chuẩn bị giấy trắng khổ A4 (để vẽ hình), đây mềm hay bút laser (laze) (để kiểm tra tính thẳng hàng).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện: 
Gv trình bày vấn đề: Với bút chì và thước thằng, em có thể vẽ được một vạch thẳng. Đó lá hình ảnh của một đường thẳng. Mỗi dấu chấm nhỏ từ đầu bút chỉ là hình ảnh của một điểm. Ta nói đường thẳng đó được tạo nên từ các điểm như vậy. Đối với những điểm và đường thẳng tùy ý, mối quan hệ giữa chúng là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hai đường thẳng song song, cắt nhau, trùng nhau
a. Mục tiêu: 
- Nhận biết được hai đường thẳng cắt nhau, song song và trùng nhau
- Vẽ được các đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt bằng thước kẻ hoặc ê ke
- Giúp hs hiểu sâu sắc thêm về quan hệ thẳng hàng của ba điểm, quan hệ cắt nhau và quan hệ song song của hai đường thẳng
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức và hướng dẫn HS phát biểu trả lời từng hoạt động, câu hỏi
- GV cho hs tự đọc hoặc cho hs quan sát hình trên máy chiếu rồi chỉ ra số điểm chung của hai đường thẳng trong mỗi trường hợp
- Thử thách: GV có thể cho hs làm tại lớp và gợi ‎ để mọi HS đều có thể giải được.
- LT2: Gv vẽ mẫu trên ... ệm vụ, đưa ra câu trả lời: 
Câu 8.39: 
Xem hình 8.55 rồi cho biết trong các khẳng định sau , khẳng định nào đúng , khẳng định nào sai ?
a. Điểm C thuộc đường thẳng d , hai điểm A và B không thuộc đường thẳng d .
b. Ba điểm A , B , C không thẳng hàng .
c. Điểm F không thuộc đường thẳng m 
d. Ba điểm D , E , F không thẳng hàng .
Câu 8.40 : 
Hình 8.56 thể hiện các quan hệ nào nếu nói về :
a. Ba điểm A ,B  và C?
b. Hai tia BA và BC?
c. Ba đoạn thẳng AB , BC  và AC?
Câu 8.41 : 
Vẽ đoạn thẳng MN dài 7 cm rồi tìm trung điểm của nó 
Câu 8.42 : 
Cho hình thang ABCD như hình vẽ bên.
Em hãy:
a.Kể tên các góc có trong hình vẽ .
b. Đo rồi chỉ ra các góc nhọn , góc tù.
Câu 8.43 :  Cho hình 8.57
a. Kể tên các tia có trong hình trên . Trong đó , hai tia nào là hai tia đối nhau ?
b. Kể tên các góc vuông , góc bẹt trong hình 8. 57
c. Nếu điểm B nằm trong góc yOx thì góc xOB là góc từ hay góc nhọn ?
Câu 8.39: 
a.Đúng 
b.Sai 
c.Đúng 
d.Đúng
Câu 8.40:
a. Ba điểm A ,B  và C thẳng hàng
b. Hai tia BA và BC là hai tia đối nhau
c. Ba đoạn thẳng AB , BC  và AC cùng nằm trên một đường thẳng.
Câu 8.41 : 
Vì O là trung điểm của MN nên MO=NO =3,5 cm.
Câu 8.42 : 
a. Các góc có trong hình vẽ là : ∠ ABC ; ∠ DAB ; ∠ BCD ; ∠ CDA.
b. Các góc nhọn là : ∠ CDA ; ∠ BCD.
Các góc tù là : ∠ DAB ; ∠ ABC
Câu 8.43 : 
a.Các tia có trong hình vẽ là : Ox ; Oy ; Oz.
Hai tia đối nhau là : Ox ; Oy
b.Các góc vuông là : ∠ xOy ; ∠  zOy.
c.Nếu B nằm trong góc yOz thì góc xOB là góc tù.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học 
Kiểm tra viết 
Thang đo, bảng kiểm 
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn://
Ngày dạy://
BÀI 38: DỮ LIỆU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được các loại dữ liệu, chủ yếu là phân biệt được đữ liệu là số (dữ liệu định lượng) và dữ liệu không phải là số (dữ liệu định tính).
- Nhận biết được một số cách đơn giản để thu thập dữ liệu như lập phiếu hỏi, làm thí nghiệm, quan sát hay thu thập từ những nguồn có sẵn như sách báo, trang web,...
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: 
- Phát hiện được giá trị không hợp lí trong dữ liệu.
- Thực hiện được thu thập dữ liệu trong một số tình huống đơn giản như: Ghi lại được kết quả của việc bầu lớp trưởng, tổ trưởng; thực hiện thí nghiệm đơn giản như gieo xúc xắc và ghi lại số chấm xuất hiện; quan sát và ghi lại xem trong lớp bạn nào đeo kính,...
b. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
- Năng lực riêng:
+ Nhận biết các loại dữ liệu
+ Nhận biết tính hợp lí của dữ liệu
+ Thu thập dữ liệu
3. Phẩm chất
- Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập. Giáo dục ‎ thức chấp hành luật khi tham gia giao thông.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: đồng xu (để thực hiện HĐ4), phiếu hỏi (để thực hiện HĐ5). Nếu có điều kiện giáo viên có thể chuẩn bị máy tính có kết nối Internet và máy chiếu để giới thiệu về trang web của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và một số trang web khác có thể thu thập số liệu như trang web của tổng cục Thống kê.
2. Đối với học sinh: 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện: 
Gv trình bày vấn đề: Từ trung học cơ sở Nguyễn Du dự định tổ chức một số hoạt động ngoài trời tại Việt Trì, Phú Thọ. Nam được giao nhiệm vụ xem dự báo thời tiết để chuẩn vị đồ dùng cho phù hợp. Nam đã tìm thấy thông tin dự báo thời tiết 10 ngày tới trên Internet như sau:
Từ bảng dự báo thời tiết trên có thể rút ra được những thông tin gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Dữ liệu thống kê
a. Mục tiêu: 
- Nắm được khái niệm dữ liệu
- Giúp hs nhận diện số liệu, phát hiện giá trị không hợp lí
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv trích xuất thông tin theo một tiêu chí nào đó từ bảng dự báo thời tiết. Yêu cầu hs xác định thông tin nào là số, thông tin nào không phải là số
- HS lấy thêm các dữ liệu là số và không phải số
- LT1: HS làm bài tập theo nhóm
- Tranh luận: HS làm theo nhóm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
- HD1:
a. Nhiệt độ cao nhất trong các ngày từ 11-14-2019 đến 20-4-2019 là : 34 , 29 , 28, 31 , 26 , 28 , 26 , 29 , 31 , 28.
b. Những ngày trong các ngày  từ 11-14-2019 đến 20-4-2019 dự báo không mưa là: ngày 13, 16, 18 , 19 , 20.
- HD2:
Thông tin là số là nhiệt độ cao nhất , nhiệt độ thấp nhất
Thông tin không phải là số là: ngày có mây  không mưa, ngày mưa có mưa.
- Câu hỏi 1: Ví dụ dữ liệu về số:
Chiều cao của các bạn học sinh trong lớp 9A là : 153 cm ; 154 cm ; 169 cm ; 178 cm ; 155 cm
Ví dụ về dữ liệu không phải là số :
Những ngày trong tháng 3 Liên đi học .
- Luyện tập 1: 
a.Dãy số liệu là : (1) Số học sinh các lớp 6 trong trường.
b.(2) Dữ liệu không hợp lí là : rượu vang 
- Tranh luận:
Em đồng ý với vuông và tròn.
Hoạt động 2: Thu thập dữ liệu thống kê
a. Mục tiêu: 
- Giúp hs làm quen với một số phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản (quan sát, làm thí nghiệm, lập phiếu hỏi) thông qua các ví dụ cụ thể
- HS lựa chọn được phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp trong một số tình huống cụ thể
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát phiếu học tập để hs thống kê. Có thể dùng gạch chéo như trong sách hoặc có thể đánh dấu theo ô vuông 
- Ví dụ 2: Gv hướng dẫn HS thu thập dữ liệu từ một đoạn văn bản
- LT2: Hs tự thu thâp dữ liệu từ bảng cho trước
- Tranh luận: Gv gọi một số hs lựa chọn phương pháp. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
- LT2: Ngoài thông tin này , em còn thu được thông tin những bạn được điểm 8 trong tổ Một.
- Tranh luận: Nên dùng phương pháp quan sát bởi nếu dùng phiếu hỏi, sẽ không thu được kết quả chính xác. Nhiều người vi phạm luật giao thông nhưng vẫn có thể trả lời là không 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Câu 9.1, câu 9.2, câu 9.3 câu 9.4
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 
Câu 9.1: Trong các dữ liệu sau, dữ liệu nào là số liệu , dữ liệu nào không phải là số liệu ?
1.Cân nặng của trẻ sơ sinh ( đơn vị tính là gam );
2.Quốc tịch của các học sinh trong một trường quốc tế ;
3.Chiều cao trung bình của một số loại cây thân gỗ ( đơn vị tính là mét ).
Câu 9.2: Bản tin sau được trích từ báo điện tử Vietnamnet ngày 18-3-2020:
'' Như vậy , chỉ trong 12 ngày ,Việt Nam đã ghi nhận thêm 60 ca mắc mới covid - 19 trong đó có 24 người nước ngoài .Hiện Hà Nội là địa phương có nhiều ca mắc mới nhất , với 20 trường hợp , kế đó là Bình Thuận 9 ca , Thành phố Hồ Chí Minh 9 ca ".
Thay dấu "?" trong bảng sau bằng số liệu thống kê số ca mắc mới Covid-19 tại các địa phương tính đến ngày 18-3-2020
Câu 9.3: Bảng sau cho biết số anh chị em ruột trong gia đình của 35 học sinh lớp 6A.
Hãy tìm điểm không hợp lí trong bảng thống kê trên.
Câu 9.4: Hãy tìm dữ liệu không hợp lí ( nếu có ) trong các dãy dữ liệu sau .
Thủ đô của một quốc gia châu Á:
Hà Nội       BắcKinh          Paris                
Tokyo      Đà Nẵng
Câu 9.1:
1. Dữ liệu số liệu 
2. Dữ liệu không là số liệu 
3.Dữ liệu số liệu 
Câu 9.2:
Địa phương 
Số ca mắc mới Covid-19
Hà Nội 
20
Bình Thuận 
9
Thành phố Hồ Chí Minh
9
Câu 9.3:
Tổng số anh chị em ruột trong gia đình của 35 học sinh trong bảng thống kê là 36.
Câu 9.4:
Dữ liệu không hợp lí là : Đà Nẵng 
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Câu 9.5, câu 9.6
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 
Câu 9.5: Để hoàn thiện bảng sau , em sẽ sử dụng phương pháp thu nhập dữ liệu nào ?
Câu 9.6: Hãy lập phiếu hỏi để thu thập dữ liệu về phương tiện đến trường của các thầy cô giáo trong trường em .
Câu 9.5: 
Để hoàn thiện bảng , ta sử dụng phương pháp  thu nhập dữ liệu : quan sát , thí nghiệm , lấy thông tin từ những nguồn có sẵn...
Câu 9.6:
Giới tính của thầy/cô?
Nam Nữ
Phương tiện thầy cô đi đến trường
Ô tô Xe máy Xe bus
Đi bộ Khác
(Với mỗi câu hỏi X vào một trong các lựa chọn)
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học 
Kiểm tra viết 
Thang đo, bảng kiểm 
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_6_bai_32_den_38_nam_hoc_2021_2022.docx