1.- HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu l ( lảnh lót ), x ( xoan, xao xuyến ) , đ (đất nước ). Các từ ngữ : thơm phức, lảnh lót, xao xuyến nở, hàng xoan.
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.
2. Ôn các vần yêu, iêu, tìm được tiếng, nói được câu có vần iêu, yêu.
3. Hiểu được các từ ngữ trong bài : thơm phức, lảnh lót.
- Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ.
Tuần 28 Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2009 Tiết 1 - Chào cờ ....................................................................................................... Tiết 2 + 3 Tập đọc Bài : Ngôi nhà.(T 82 ) I.Mục tiêu 1.- HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu l ( lảnh lót ), x ( xoan, xao xuyến ) , đ (đất nước ). Các từ ngữ : thơm phức, lảnh lót, xao xuyến nở, hàng xoan. - Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ. 2. Ôn các vần yêu, iêu, tìm được tiếng, nói được câu có vần iêu, yêu. 3. Hiểu được các từ ngữ trong bài : thơm phức, lảnh lót. - Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ. - Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước. - Học thuộc lòng một khổ thơ em thích. II. Đồ dùngdạy học GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, chép bài đọc trên bảng lớp. HS : SGK, đọc bài. III. Hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' - Đọc bài Mưu chú Sẻ. - Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo? - Sẻ làm gì khi Mèo đặt xuống đất ? 3.Bài mới 34' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài GV HS * HĐ1: Luyện đọc ( 15' ) - Đọc mẫu toàn bài.( 1 lần đọc bài SGK) - theo dõi. - Bài thơ gồm có mấy khổ thơ, mỗi khổ thơ gồm mấy dòng thơ ? - có 3 khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 dòng thơ. - Yêu cầu HS tìm tiếng, từ trong bài có chứa âm l, x, đ. - Luyện đọc tiếng, từ : GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc. * Tổ 1 - l : lảnh lót * Tổ 2 x : xoan, xao xuyến *Tổ 3 - đ : đất nước - HS luyện đọc cá nhân, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó. - 1 HS đọc toàn bộ các từ - Lớp đọc đồng thanh - Luyện đọc câu : Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng - HS nối nhau đọc từng câu - Luyện đọc đoạn , cả bài. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo khổ thơ * Giải lao - Gọi HS đọc câu bất kì trong bài - Tổ chức thi đọc theo đoạn - Đọc cả bài - Từng nhóm 3 em đọc nối tiếp theo khổ thơ. - Thi đọc nối tiếp từng dòng thơ - 3HS thi đọc khổ thơ - 1 HS đọc toàn bài - Cho HS đọc đồng thanh một lần. - đọc đồng thanh. - Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK - 1; 2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.. - Đọc những dòng thơ có tiếng yêu? - HS đọc những dòng thơ có tiếng yêu: + Em yêu nhà em. Em yêu tiếng chim. Em yêu ngôi nhà. - Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu ? - iêu : buổi chiều, chiếu phim, thả diều, - Nói câu chứa tiếng có vần iêu. - Cho HS quan sát tranh SGK và nói câu mẫu. Tìm tiếng chứa vần iêu / - Yêu cầu HS nói câu, nhận xét, bổ sung - Bé được phiếu bé ngoan. - HS nói theo cặp, nói câu trước lớp - Bạn Lan rất hiếu thảo với cha mẹ. - Trường học dạy em nhiều điều hay. Tiết 2 * HĐ 1: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (17 ') * luyện đọc SGK - GV chú ý sửa chữa cách đọccho HS * Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc khổ thơ 1 và 2 - ở ngôi nhà mình bạn nhỏ: + nhìn thấy gì ? - Đọc nối tiếp câu - Đọc nối tiếp khổ thơ - 1 HS đọc toàn bài - HS đọc bài - Bạn nhỏ nhìn thấy hàng xoan trước ngõ, hoa nở như mây từng chùm. + nghe thấy gì ? + ngửi thấy gì ? - GV giảng từ : lảnh lót, thơm phức . - GV yêu cầu HS đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước. - Bài thơ cho ta thấy điều gì ? * Nghỉ giải lao giữa tiết. (5' ) * Luyện đọc lại - Tổ chức thi đọc * Học thuộc lòng bài thơ - GV cho HS học thuộc lòng bài thơ - Thi đọc thuộc lòng khổ thơ em thích HĐ 2 luyện nói - Nêu yêu cầu luyện nói? - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK/ 83 nêu nội dung tranh vẽ gì ? - Nhận xét bổ sung - nghe thấy tiếng chim đầu hồi lảnh lót. - ngửi thấy mùi rơm rạ lợp trên mái nhà, phơi trên sân thơm phức - HS đọc khổ thơ 3. - Bài thơ cho ta thấy tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ. - HS đọc theo nhóm 3 - 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ - Thi đọc toàn bài thơ - HS đọc thuộc lòng khổ thơ em thích - Nói về ngôi nhà em mơ ước. - Đó là tranh minh hoạ các ngôi nhà. Một ngôi nhà trên núi cao. Một biệt thự hiện đại có vườn cây. Một ngôi nhà gần bến sông. - HS nói theo cặp về ngôi nhà mơ ước của mình trong tương lai. - HS nói trước lớp 4. Củng cố - dặn dò (5' ) - Hôm nay ta học bài nào ? Bài thơ đó nói về điều gì ? - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc trước bài : Quà của bố. ........................................................................................................ Tiết 4 - Toán Giải toán có lời văn (T148). I.Mục tiêu Giúp HS củng cố kĩ năng giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn. - Tìm hiểu bài toán : + Bài toán đã cho biết những gì ? + Bài toán hỏi gì ? - Giải bài toán : + Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi. + Trình bày bài giải ( nêu câu lời giải, phép tính để giải bài toán, đáp số). II. Đồ dùng dạy học GV : Tranh SGK, bảng phụ. HS : Bảng con, SGK, giấy nháp III.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức1' 2. Kiểm tra 4' 3.Bài mới 27' a. Giới thiệu bài b. Tìm hiểu bài GV HS HĐ1: Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải *Hướng dẫn tìm hiểu bài toán - GV cho HS xem tranh trong SGK rồi đọc bài toán - Bài toán đã cho biết những gì ? - Bài toán hỏi gì ? - GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng. * Hướng dẫn giải bài toán - Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta làm thế nào ? - Gọi HS nhắc lại * Hướng dẫn viết bài giải của bài toán - GV cho HS nhắc lại bài giải gồm những gì ? + Viết câu lời giải - Ai có thể nêu lời giải nào? ( GV cho HS nêu nhiều câu lời giải rồi chọn câu lời giải ngắn gọn và chính xác nhất) + Viết phép tính ( HS đọc phép tính) + Viết đáp số - GV cho HS đọc lại bài giải HĐ 2: Thực hành - Gọi HS đọc bài toán + Bài toán đã cho biết những gì ? + Bài toán hỏi gì ? - GV hướng dẫn HS tự giải rồi trình bày bài giải - Chữa bài - GV nhận xét, sửa chữa - Gọi HS đọc bài toán - Viết số thích hợp vào phần tóm tắt + Bài toán đã cho biết những gì ? + Bài toán hỏi gì ? - HS nêu câu lời giải và phép tính giải bài toán. - Chữa bài - Tiến hành tương tự nh bài tập 2 - Yêu cầu HS tự giải, tự viết bài giải -1 HS giải vào bảng phụ rồi chữa bài. - Gọi một số HS đọc bài giải của mình. - HS quan sát tranh SGK/ 148 - 2 HS đọc bài toán - Bài toán cho biết nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. - Hỏi nhà An còn lại mấy con gà ? - 3 HS nêu lại tóm tắt bài toán. - Ta phải làm tính trừ, lấy 9 trừ 3 bằng 6. Như vậy nhà An còn 6 con gà. - Bài giải gồm câu lời giải, phép tính, đáp số. - HS nối tiếp nêu câu lời giải. Bài giải Số gà còn lại là : 9 - 3 = 6 ( con ) Đáp số : 9 con gà Bài 1/ 148 Tóm tắt Có : 8 con chim Bay đi : 2 con chim Còn lại : con chim ? Bài giải Số chim còn lại là : 8 - 2 = 6 ( con chim ) Đáp số : 6 con chim Bài 2/148 Tóm tắt Có : 8 quả bóng Đã thả : 3 quả bóng Còn lại : quả bóng? Bài giải An còn lại số quả bóng là : 8 - 3 = 5 ( quả bóng) Đáp số : 5 quả bóng Bài 3/148 Tóm tắt Đàn vịt có : 8 con ở dưới ao : 5 con Trên bờ : con? Bài giải Trên bờ có số con vịt là : 8 - 5 = 3 ( con ) Đáp số : 3 con vịt 4. Củng cố dặn dò 3‛ - Cho HS nhắc lại cách trình bày bài giải - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS làm bài vở bài tập ............................................................................................................. Tiết 5 + 6 - Tập đọc (T) : Bài: Mưu chú sẻ.(T70) I.Mục tiêu 1.- HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu n/ l ; v/ x; , d( dày), l ( lan, lá, lấp ló ), có âm cuối t, c . Các từ ngữ : chộp, hoảng lắm, sạch sẽ, tức giận.... - Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phảy. 2. Ôn các vần uôn, uông, tìm được tiếng, nói được câu có vần uôn, uông. 3. Hiểu được các từ ngữ trong bài : chộp, lễ phép. - Hiểu sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến chú tự cứu được mình thoát nạn. II. Đồ dùngdạy học GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, chép bài đọc trên bảng.các thẻ từ bài tập 3 HS : SGK, đọc bài. III. Hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' - Đọc thuộc lòng bài Ai dậy sớm. - Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em ở ngoài vườn? 3.Bài mới 34' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài GV HS * HĐ1: Luyện đọc ( 15' ) - Đọc mẫu toàn bài.( 2 lần, lần 1 chỉ bảng, lần 2 đọc bài SGK) - theo dõi. - Bài văn gồm có mấy câu ? GV đánh số các câu. - có 6 câu - Yêu cầu HS tìm tiếng, từ trong bài có chứa âm l, n, v/x, âm t, c ở cuối. - Luyện đọc tiếng, từ : GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc. * Tổ 1 n/ l : - l : lắm, lại, là - n : nó, nén * Tổ 2 v/x - v : vuốt, vụt - x : xoa *Tổ 3 - Âm cuối t : vuốt - Âm cuối c : tức - HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó. - Luyện đọc câu : Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng - HS nối nhau đọc từng câu - Bài văn gồm mấy đoạn ? - Luyện đọc đoạn , cả bài. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn - Gọi HS đọc câu bất kì trong bài - Tổ chức thi đọc theo đoạn - Đọc cả bài - Bài chia làm 3 đoạn - Từng nhóm 3 em đọc nối tiếp theo đoạn. - 3HS thi đọc 1 đoạn - 1 HS đọc toàn bài - Cho HS đọc đồng thanh một lần. - đọc đồng thanh. - Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK - 1; 2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.. - Tìm tiếng có vần “ uôn” trong bài? - HS viết vào bảng con + muộn - HS đọc, nêu cấu tạo tiếng - Gạch chân tiếng đó, đọc tiếng đó ? - Tìm tiếng có vầ uôn, uông ngoài bài ? - cá nhân, tập thể. + uôn: luôn luôn, buôn bán, bánh cuốn + uông : quả chuông, chuồng gà, rau muống, - Nói câu chứa tiếng có vần uôn, uông. - Cho HS quan sát tranh SGK và nói câu mẫu. Tìm tiếng chứa vần uôn, uông - Yêu cầu HS nói câu, nhận xét, bổ sung Tiết 2 - uôn: Bé đưa cho mẹ cuộn len. - uông : Bé lắc chuông. - HS nói theo cặp, nói câu trước lớp * HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (5' ) - Hôm nay ta học bài gì ? * HĐ 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (17 ') * Luyện đọc bài tiết 1 * luyện đọc SGK - 2 HS đọc bài - HS nối tiếp đọc câu, đoạn, cả bài trên bảng. - Lớp đọc đồng thanh - HS nối tiếp đọc câu, đoạn, cả bài. - Các em khác theo dõi, nhận xét bạn. - Đọc đồng thanh Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc đoạn 1 và 2 - Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo ? - Yêu cầu HS khoanh vào chữ cái trước ý đúng trên bảng con - Gọi HS nhắc lại ý đúng - Gọi HS đọc đoạn còn lại - Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất? - Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài ? - GV giảng từ : chộp, lễ phép. - Bài văn cho ta thấy điều gì ở Sẻ ? * Nghỉ giải lao giữa tiết. (5' ) * Hướng dẫn đọc diễn cảm - GV đọc mẫu toàn bài - GV hướng dẫn đọc đoạn 3 - Tổ chức thi đọc đoạn 3 - HS đọc bài Chọn ý đúng : a. Hãy thả tôi ra! b Sao anh không rửa mặt ? c. Đừng ăn thịt tôi. - Sẻ vụt bay đi. - Một HS đọc các thẻ từ, đọc cả mẫu - HS xếp các ô chữ thành câu : Sẻ thông minh. - Bài văn cho ta thấy chú sẻ nhờ thông minh đã thoát nạn. - H ... ỏ là bộ đội ở đâu ? - Bố gửi cho bạn nhỏ những quà gì ? 3.Bài mới 34' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài GV HS * HĐ1: Luyện đọc ( 15' ) - Đọc mẫu toàn bài.( 1 lần đọc bài SGK) - theo dõi. - Bài văn gồm có mấy câu ? GV đánh dấu số câu. - có 9 câu. - Yêu cầu HS tìm tiếng, từ trong bài có chứa âm b, đ, vần oang. - Luyện đọc tiếng, từ : GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc. * Tổ 1 - b : bánh, bây * Tổ 2 đ : đứt, đến *Tổ 3 - oang : hoảng - HS luyện đọc cá nhân, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó. - 1 HS đọc toàn bộ các từ - Lớp đọc đồng thanh - Luyện đọc câu : Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng - HS nối nhau đọc từng câu - Luyện đọc đoạn , cả bài. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn * Giải lao - Gọi HS đọc câu bất kì trong bài - Tổ chức thi đọc theo đoạn - Đọc cả bài - Từng nhóm 2 em đọc nối tiếp theo đoạn. - Thi đọc nối tiếp từng câu - Thi đọc đoạn - 1 HS đọc toàn bài - Cho HS đọc đồng thanh một lần. - đọc đồng thanh. - Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK - 1; 2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.. - Tìm tiếng trong bài có vần ưt ? - HS tìm tiếng trong bài có vần ưt ( đứt ). - Tìm tiếng ngoài bài có vần ưt, ưc. - Nói câu chứa tiếng có vần ưt hoặc ưc - Cho HS quan sát tranh SGK và nói câu mẫu. Tìm tiếng chứa vần ưt, ưc ? - Yêu cầu HS nói câu, nhận xét, bổ sung - Vần ưt : bứt lá, day dứt, mứt, - Vần ưc ; cực khổ, đạo đức, náo nức, nóng nực, - Mứt Tết rất ngon. - Cá mực nướng rất thơm. - HS nói theo cặp, nói câu trước lớp - Vết tường nứt rất to. - Sức khoẻ là quý nhất.. Tiết 2 * HĐ 1: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (17 ') * luyện đọc SGK - GV chú ý sửa chữa cách đọc cho HS * Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc đoạn 1 -Khi bị đứt tay, cậu bé có khóc không ? - Gọi HS đọc đoạn còn lại - Lúc nào cậu bé mới khóc ? Vì sao ? - Bài này có mấy câu hỏi ? Đọc các câu hỏi và câu trả lời. - GV giảng từ : hoảng hốt . - Bài văn cho ta thấy điều gì ? * Nghỉ giải lao giữa tiết. (5' ) * Luyện đọc lại - Luyện đọc theo nhóm 3 - Tổ chức thi đọc - Đọc nối tiếp câu - Đọc nối tiếp đoạn - 1 HS đọc toàn bài - HS đọc bài - Khi mới đứt tay cậu bé không khóc. - Mẹ về cậu mới khóc vì cậu muốn làm nũng mẹ, muốn được mẹ thương - Bài có 3 câu hỏi: + Con làm sao thế ? + Đứt khi nào thế ? + Sao đến bây giờ con mới khóc ? - Bài văn cho ta thấy cậu bé làm nũng mẹ, mẹ về mới khóc. - HS đọc theo cách phân vai: người dẫn chuyện, người mẹ, cậu bé. - 3 HS đọc phân vai - 2, 3 nhóm thi đọc phân vai. HĐ 2 Thực hành luyện nói - Nêu yêu cầu luyện nói ? - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK/ 89 nêu nội dung tranh vẽ gì ? - Nhận xét bổ sung - Hỏi nhau - Bạn có hay làm nũng bố mẹ không? - Tôi là con trai tôi không thích làm nũng bố mẹ. - HS nói theo cặp . - HS nói trước lớp - 4. Củng cố - dặn dò (5' ) - Hôm nay ta học bài nào ? Bài văn đó nói về điều gì ? - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc trước bài : Đầm sen. ........................................................................................... Tiết 3 - Toán Luyện tập I.Mục tiêu Giúp HS rèn luyện kĩ năng tự giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học GV : Tranh SGK, bảng phụ. HS : Bảng con, SGK, giấy nháp III.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức1' 2. Kiểm tra 4' Nêu các bước giải bài toán có lời văn ? 3.Bài mới 27' a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn luyện tập GV HS - Gọi HS đọc bài toán + Bài toán đã cho biết những gì ? + Bài toán hỏi gì ? - GV hướng dẫn HS tự giải rồi trình bày bài giải - Chữa bài - nhận xét, chữa bài - Gọi HS đọc bài toán + Bài toán đã cho biết những gì ? + Bài toán hỏi gì ? - Yêu cầu HS tự giải, tự viết bài giải -1 HS giải vào bảng phụ rồi chữa bài. - Gọi HS đọc bài toán - Cho HS quan sát hình vẽ, tự nêu bài toán - Cho HS tự giải và viết bài giải rồi chữa bài - Cho HS dựa vào tóm tắt để nêu bài toán - Yêu cầu HS tự trình bày bài giải rồi chữa bài. - Gọi một số HS đọc bài giải của mình. Bài 1/ 151 Tóm tắt Có : 14 cái thuyền Cho bạn : 4 cái thuyền Còn lại : cái thuyền? Bài giải Số thuyền của Lan còn lại là : 14 - 4 = 10 ( cái thuyền) Đáp số : 10 cái thuyền Bài 2/151 Tóm tắt Có : 9 bạn Số bạn nữ : 5 bạn Số bạn nam : bạn? Bài giải Số bạn nam của tổ em là : 9 - 5 = 4 ( bạn) Đáp số : 4 bạn nam Bài 3/151 Bài giải Sợi dây còn lại là : 13 - 2 = 11 ( cm ) Đáp số: 11 cm Bài 4 /151 Giải bài toán theo tóm tắt sau Tóm tắt Có : 15 hình tròn Tô màu : 4 hình tròn Không tô màu : hình tròn ? Bài giải Số hình tròn không tô màu là : 15 - 4 = 11 ( hình tròn) Đáp số : 11 hình tròn 4. Củng cố dặn dò 3‛ - Cho HS nhắc lại cách trình bày bài giải. - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS làm bài vở bài tập. ................................................................................................... Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2009 Tiết 1 - Toán : Luyện tập chung I.Mục tiêu Giúp HS rèn luyện kĩ năng lập đề bài toán rồi tự giải và viết bài giải của bài toán. II. Đồ dùng dạy học GV : Tranh SGK, bảng phụ. HS : Bảng con, SGK, giấy nháp III.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức1' 2. Kiểm tra 4' Nêu các bước giải bài toán có lời văn ? 3.Bài mới 27' a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn luyện tập GV HS - Gọi HS nêu yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS dựa vào tranh vẽ và bài toán chưa hoàn chỉnh trong SGK để viết phần còn thiếu nhằm hoàn chỉnh bài toán - GV hướng dẫn HS tự giải rồi trình bày bài giải - Chữa bài - nhận xét, chữa bài Phần b. thực hiện tương tự như phần a - Yêu cầu HS đọc bài toán đã hoàn chỉnh - Yêu cầu HS tự giải và viết bài giải - nhận xét, chữa bài - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - Cho HS quan sát hình vẽ, tự nêu tóm tắt bài toán và tự giải - Nhận xét chữa bài Bài 1/ 152 Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán đó. a. Bài toán : Trong bến ô tô có 5 ô tô đậu, có thêm 2 ô tô vào bến. Hỏi có tất cả bao nhiêu ô tô ? Bài giải Số ô tô có tất cả là 5 + 2 = 7 ( ô tô) Đáp số : 7 ô tô b. Bài toán : Lúc đầu trên cành có 6 con chim, có 2 con chim bay đi . Hỏi trên cành còn lại bao nhiêu con chim ? Bài giải Số con chim còn lại trên cành là : 6 - 2 = 4( con chim) Đáp số: 4 con chim Bài 2/152 Nhìn tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toàn rồi giải Tóm tắt Có : 8 con thỏ Chạy đi : 3 con thỏ Còn lại : con thỏ? Bài giải Số con thỏ còn lại là : 8 - 3 = 5 ( con thỏ) Đáp số : 5 con thỏ 4. Củng cố dặn dò 3‛ - Cho HS nhắc lại cách trình bày bài giải. - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS làm bài vở bài tập. ................................................................................................. Tiết 2 - Chính tả : Bài : Quà của bố I. Mục tiêu - HS chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ 2 của bài Quà của bố. - Làm đúng các bài tập chính tả điền chữ s hay x vần im hay iêm . II. Đồ dùng dạy học GV : Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 2 cần chép; nội dung các bài tập 2,3 HS : Vở chính tả, bảng con III. Hoạt động dạy- học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' - Viết bảng con : cây cảnh, kể chuyện, xâu kim. 3.Bài mới 25' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài GV HS HĐ 1:Hướng dẫn HS tập chép - Yêu cầu HS đọc khổ thơ cần chép -Trong bài những từ ngữ nào dễ viết sai ? - GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn. - GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng khổ thơ, cách viết hoa đầu mỗi dòng thơ. - GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở. - GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau và sửa lỗi cho nhau ra bên lề vở.. HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả - HS nêu yêu cầu bài tập. - GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm. - Gọi HS đọc đoạn văn đã điền hoàn chỉnh - HS nêu yêu cầu bài tập - Tiến hành tương tự trên. HĐ 3: Chấm và chữa lỗi - GV chấm điểm một số bài của HS - GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc. - Lớp đọc thầm - gửi, nghìn, thương, chúc, ... - HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con. - HS viết chính tả - HS nhìn bảng chép khổ thơ vào vở - HS soát lỗi - HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau *Điền chữ s hay x - HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn. - xe lu, dòng sông. *Điền vần “ im” hay “ iêm” - trái tim. - kim tiêm. - HS theo dõi 4. Củng cố- dặn dò 4' - Nhận xét chung giờ học. - Dặn HS luyện viết các chữ viết chưa đúng trong bài. .............................................................................................. Tiết 3 : Sinh hoạt I. Mục tiêu - Nhận xét, rút kinh nghiệm các hoạt động trong tuần. - Nêu phương hướng hoạt động tuần tới. - Giáo dục HS có ý thức học tập và thực hiện các hoạt động trong tuần. II. Nội dung sinh hoạt 1.Nhận xét tuần a. Đạo đức - Nhìn chung các em ngoan, lễ phép biết chào hỏi thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập. - Thực hiện tốt nội quy trường lớp . b. Học tập - Các em đi học tương đối đều, đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp học tập. - Đa số các em có ý thức học tập và tích cực tham gia các hoạt động của lớp. Tiêu biểu các em sau : Lê Hồng Quyết, Vũ Ngọc ánh, Nguyễn Như Quỳnh, Lường Thị Duyên, Lê Thu Trang, Nguyễn Hoài Linh . Một số em có cố gắng nhiều trong học tập em Lò Thị Hải, Quàng Việt Anh, Lò Thị Huyền, Lò Thị Hà, Tòng Thị Thiết, Cà Thị Ninh. - HS có đầy đủ đồ dùng học tập, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng. *Hạn chế Vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, chưa chú ý trong học tập Giang, Sơn. Một số em đọc còn yếu như Phương, Ninh, tính chậm Phương, Trang., chữ viết chậm như Phương, Sơn . c. Các hoạt động khác - Các em biết thực hiện tốt nền nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể và thư viện thân thiện. Tập đều các động tác bài hát múa tập thể, có đủ hoa tay, mặc đúng trang phục học sinh. 2.Phương hướng hoạt động tuần - Sơ kết đợt thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3. Phát động đợt thi đua tiếp theo từ 26/ 3 đến cuối năm học. Thực hiện tốt phong trào bông hoa điểm tốt. HS ngoan, lễ phép chào hỏi người trên, đoàn kết giúp đỡ bạn. - Đi học đều đúng giờ, thực hiện tốt các nền nếp học tập. Nâng cao chất lượng học tập, tăng cường luyện viết chữ, đọc cho HS như các em Phương Tâm, Ninh. - Bồi dưỡng học sinh giỏi em Thái, Quỳnh, Hương, Quyết, ánh, Duyên, Giang, Trang và phụ đạo học sinh yếu em Ninh, Phương, Tâm. - Duy trì nề nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể và thư viện thân thiện. ----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: