Giáo án Lớp 6 - Môn Công nghệ năm 2006 - Trường THCS Hải Vân

Giáo án Lớp 6 - Môn Công nghệ năm 2006 - Trường THCS Hải Vân

A/ Mục tiêu bài học .

Thông qua bài thực hành hs:

 -Nắm vững hơn các kiến thức đã học về lựa chọn vải , lựa chọn trang phục .

 -Biết chọn được vải và kiểu may phù hợp với dáng vóc , nước da của mình , đạt yêu cầu thẩm mỹ , góp phần tôn vẻ đẹp của mỗi người .

 -Biết chọn một số vật dụng đi kèm phù hợp với quần áo đã chọn .

B/ Chuẩn bị :

 

doc 33 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Công nghệ năm 2006 - Trường THCS Hải Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án công nghệ 6
Ngày soạn : 24/ 9 / 2006
Ngày dạy : 26/9 / 2006
Tiết 6: Thực hành .
Lựa chọn trang phục
A/ Mục tiêu bài học .
Thông qua bài thực hành hs: 
	-Nắm vững hơn các kiến thức đã học về lựa chọn vải , lựa chọn trang phục .
	-Biết chọn được vải và kiểu may phù hợp với dáng vóc , nước da của mình , đạt yêu cầu thẩm mỹ , góp phần tôn vẻ đẹp của mỗi người .
	-Biết chọn một số vật dụng đi kèm phù hợp với quần áo đã chọn .
B/ Chuẩn bị :
Câu hỏi của qui trình kiểm tra lựa chọn trang phục .
Để lựa chọn được trang phục đẹp , phù hợp cần những yếu tố nào?
Mỗi nhóm chuẩn bị một số mẫu vải 
Giáo viên chuẩn bị một số tranh về mẫu trang phục
C/ Tiến trình lên lớp . 
I/ Tổ chức lớp :
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân trong 5 phút : Tự xác định vóc dáng , nước da của bản thân phương án lựa chọn trang phục , vải và các vật dụng đi kèm .
Cho các nhóm thảo luận .
II/ Kiểm tra bài cũ :
Em hãy nêu cách chọn vải phù hợp với vóc dáng cơ thể?
Nêu ảnh hưởng của màu sắc , hoa văn ,kiểu may đến vóc dáng người mặc ?
III/ Tiến trình thực hành :
1. Làm việc cá nhân .
Giáo viên hướng dẫn học sinh suy nghĩ và ghi vào giấy đặc điểm vóc dáng của mình những dự định : 
	+ Kiểu áo quần định may 
	+ Chọn vải có chất liệu , màu sắc ,hoa văn phù hợp với vóc dáng kiểu may .
	+ Chọn một số vật dụng đi kèm sao cho phù hợp với quần áo đã chọn .
	+ Chọn vải và kiểu may cho mùa nóng ,mùa lạnh .
2. Thảo luận tổ .
GV hướng dẫn học sinh chia nội dung thảo luận ở tổ làm hai phần :
	a) Cá nhân trình bày phần viết của mình trước tổ .
	b) các bạn trong tổ nhận xét cách lựa chọn trang phục của bạn .
	 + Màu sắc của vải ,chất liệu vải .
	 +Chọn kiểu may và những vật dụng đi kèm .
Sự lựa chọn của bạn đã hợp lý chưa ?
Nếu chưa hợp lý thì sửa chữa như thế nào?
*Khi thảo luận cá nhân ghi nhận xét góp ý của các bạn vào chính tờ bài làm của mình .
GV theo dõi các tổ thảo luận và cho ý kiện nhận xét đánh giá .
3. Tổng kết đánh giá kết quả và kết thúc bài thực hành .
GV nhận xét đánh giá về :
	-Tinh thần thái độ làm việc của học sinh 
	-Nội dung đạt được so với yêu cầu của bài 
	-Gới thiệu một số phương án hợp lý 
GV thu bài viết của học sinh về chấm điểm 
IV/ Củng cố , dặn dò
đọc trước bài 4 
Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục .
Ngày soạn : 24 / 9/ 2006 
Ngày dạy : 28 / 9 / 2006 ; 3 / 10 / 2006
Tiết 7+8 Sử dụng và bảo quản trang phục
A/ Mục tiêu :
Sau khi học xong bài hs :
-Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động , với môi trường và công việc .
-Biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẩm mĩ .
-biết cách bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kỹ thuật để giữ vẻ đẹp , độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc .
-Biết sử dụng trang phục cho hợp lý .
B/ Chuẩn bị :
Tranh ảnh , mẫu vật 
Bảng ký hiệu trang phục .
C/ Tiến trình lên lớp :
I. Tổ chức lớp .
II. Kiểm tra bài cũ :
Lựa chọn trang phục như thế nào là hợp lý ?
III. Tiến trình lên lớp : 
I/ Sử dụng trang phục .
1/ Cách sử dụng trang phục .
a) Trang phục phù hợp với hoạt động 
- Trang phục đi học : h1.9 SGK / 18 .
- Trang phục lao động .
+ Vải sợi bông mặc mát , dễ thấm mồ hôi .
+ Tối màu 
+ Kiểu may đơn giản , rộng .
+ Dép thấp hoặc dày ba ta , để đi lại dễ dàng , chắc chắn .
- Trang phục lễ hội , lễ tân .
b) Trang phục phù hợp với môi trường công việc .
+ Tóm lại : Trang phục đẹp là phải phù hợp với môi trường và công việc.
2 / Cách phối hợp trang phục 
a) Phối hợp vải hoa văn và vải trơn .
- áo hoa kẻ ô  có thể mặc với quần hoặc váy trơn có màu đen hoặc trùng hay đậm hơn , sáng hơn màu chính của áo .
b) Phối hợp màu sắc .
II / Bảo quản trang phục 
1/ Giặt phơi .
2 / Là (ủi)
a) Dụng cụ là : h1.13 
- Bàn là 
- Bình phun nước 
- Cầu là 
b) Qui trình là : 
- Điều chỉnh nấc bàn là phù hợp với các loại vải .
- Vải bông , lanh ( 1600C ) 
-Vải tơ tằm ( 1200C ) 
- Vải pha ( 1600C ) 
c) Kí hiệu giặt là .
3 / Cất giữ .
Ghi nhớ : SGK / 25 
Gv . có nhiều bộ trang phục đẹp phù hợp với bản thân .nhưng phải biết mặc bộ nào cho mphù hợp với hoạt động ,thời điểm ,hoàn cảnh xã hội .
H. Tại sao phải sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động ?
Gv gợi ý khi đi học ,di chơi , đi lao động ta mặc như thế nào?
H. Khi đi học em thường mặc như thế nào ?
Cho cả lớp làm bài tập lựa chọn trang phục trong sgk .
Gọi 2 HS trả lời và giải thích .
H: Em hãy mô tar lại trang phục đi dự sinh hoạt , văn hóa văn nghệ .
Gọi 1 HS đứng đọc bài : Bài học về trang phục của Bác .
Khi đi thăm đền Đô năm 1946 Bác mặc như thế nào ?
Vì sao khi tiếp khách quốc tế thì Bác lại bắt các đồng chí cùng đi phải mặc com lê , cà vạt nghiêm chỉnh ?
Em hãy quan sát h1.11 SGK nêu nhận xét về sự phối hợp của vải hoa văn của áo và vải trơnảu quần .
GV : Em hãy xem h1.12 và đọc các ví dụ trong hình và chữ ở SGK về sự kết hợp giữa các màu trong hình .
GV : Bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên trong gia đình : làm sạch , làm phẳng , cất giữ .
Cho HS làm bài tập SGK / 23 
Gọi HS đọc đầu bài 
Cho các em nghiên cứu tìm các từ hoặc nhóm từ trong bảng điền vào chỗ trống để hoàn thiện quy trình giặt phơi trong gia đình .
GV : Là ( ủi ) là một công việc cần thiết để làm phẳng áo quần sau khi giặt , phơi .
Em hãy nêu tên những dụng cụ dùng để là áo quần ở gia đình ?
GV : Cho HS nêu thêm một vài dụng cụ khác .
-Bàn là than
- Bàn là nướng .
GV : giới thiệu cho HS nắm được qui trình là .
GV treo bảng kí hiệu giặt là 
Cho HS nghiên cứu bảng 4 .
Gọi HS nhận dạng kí hiệu và đọc ý nghĩa các kí hiệu 
Em hãy nêu cách cất giữ quần áo ?
Gọi HS đọc phần ghi nhớ .
D / Củng cố – Dặn dò 
- Vì sao sử dụng trang phục hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người .
Về học * 1 và 2 trong phần ghi nhớ .
- Về học thuộc phần ghi nhớ SGK .
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học .
- Giờ sau ôn 1 số mũi khâu cơ bản .
+ Chuẩn bị : - Vải tráng hoặc vải màu sáng . 2 mảnh vải có kích thước 10cm x 15 cm .
Kim khâu , kéo , thước , bút chì , chỉ khâu , chỉ thêu màu .
 .
Ngày soạn : 1 / 10 / 2006 
Ngày dạy : 5 / 10 / 2006
Tiết 9 : Thực hành : Ôn tập một số mũi khâu cơ bản 
I / Mục tiêu 
- Thông qua bài thực hành , HS nắm vững thao tác khâu cơ bản để ôn lại cho HS mũi khâu thường dùng , mũi đột , gấp mép khâu lược cố định và khâu vắt mép đã lược .
- HS thực hành mũi thường , mũi đột .
- Gấp mép khâu lược cố định và khâu vắt mép vải đã lược .
II / Chuẩn bị 
GV : Bìa , kim khâu len , len màu .
HS : Kim , chỉ khâu , vải .
GV chuẩn bị thêm một số mảnh vải để bổ sung cho những em thiếu .
III / Tiến trình lên lớp 
A / Tổ chức lớp 
B / Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
C / Thực hành 
1 / Khâu mũi thường 
Hình 1.14 SGK / 27 .
2 / Khâu mũi đột mau .
Hình 1.15 SGK / 28 .
3 / Khâu vắt .
Hình 1.16 SGK / 28 .
- GV hướng dẫn HS xem hình 1.14 SGK 
- Em hãy nhắc lại thao tác từng mũi may ?
- GV nhắc lại cho HS thao tác trên bìa bằng len và kim khâu len .
- GV hướng dẫn HS khâu .
Xem hv 1.15 SGK / 28 .
- GV hướng dẫn HS cách khâu
- Cho các em làm thực hành vào vải .
- GV hướng dẫn xong lí thuyết cho HS nẵm vững .
- HS làm bài thực hành . Làm vào vải cảc 3 cách khâu .
D / Củng cố - Đánh giá kết quả thực hành .
- GV nhận xét chung tiết thực hành .
- Sự chuẩn bị 
- Tinh thần thái độ làm việc 
- Kết quả sản phẩm .
- GV thu bài làm của HS để chấm điểm .
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 6 . Thực hành cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh .
Ngày soạn : 8 / 10 / 2006 
Ngày dạy : 10 / 10 / 2006 
Tiết 10 : Thực hành : Cắt khâu Bao tay trẻ sơ sinh .
I / Mục tiêu 
- Thông qua bài thực hành HS .
+ Vẽ , tạo mẫu giấy và cắt vải theo mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh .
+ May hoàn chỉnh một chiếc bao tay .
+ Có tính cẩn thận , thao tác chính xác đúng qui định .
II / Chuẩn bị 
GV : Mộu bao tay hoàn chỉnh .
 - Tranh vẽ phóng to , cách vẽ tạo mẫu giấy 
HS : Miếng bìa , bút chì , thước .
III / Tiến trình lên lớp 
A / Tổ chức lớp 
- Phân bố tiết dạy .
Tiết 1 : GV hướng dẫn HS cách vẽ và cắt tạo mẫu giấy .
Tiết 2 + 3 : HS cắt vải theo mẫu giấy , may và hoàn chỉnh bao tay .
B / Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
C / Bài thực hành 
1 ) GV giới thiệu yêu cầu của bài thực hành .
2 ) Thực hành cắt khâu bao tay theo qui trình .
a) Vẽ và cắt mẫu giấy .
- Hình 1.17 a . ( đơn vị đo cm ) 
b) Cắt vải theo mẫu giấy .
- GV hướng dẫn HS cắt theo mẫu .
c) Khâu bao tay theo qui trình h1.17 b 
- GV hướng dẫn .
- HS vẽ mẫu vào miếng bìa mỏng kích thước 10 x 12 cm cắt mẫu bằng miếng bìa .
- HS ngồi tại chỗ làm bài thực hành .
3 ) Đánh giá kết quả thực hành .
- GV nhận xét tinh thần thái độ . Kết quả thực hiện .
- Dặn dò HS giờ sau mang mẫu bìa và một mảnh vải có kích thước 20 x 24 cm .
Ngày soạn : 8 / 10 / 2006 
Ngày dạy : 12 / 10 / 2006 ; 17 / 10 / 2006 
Tiết 11 + 12 : Thực hành : Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh 
( tiếp ) 
I / Chuẩn bị 
 HS : Một bao tay bằng bìa giờ trước đã làm .
 - Miếng vải có kích thước : 20 x 24 cm .
 - Dây chun nhỏ .
 - Kim , chỉ , phấn vẽ , kéo , thước .
II / Tiến trình lên lớp 
A / Tổ chức lớp .
- Cho HS ngồi theo đơn vị tổ để HS làm bài thực hành 
B / Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
C / Bài thực hành 
1 ) GV hướng dẫn HS đặt mẫu vẽ lên vải , cắt vải theo mẫu .
- Cho HS úp 2 mặt phải vải , vào trong , sắp bằng mép khâu một đường cách mép . 0,7 cm . 
- Khâu viền mép vòng cổ tay và luồn dây chun .
- Trang trí bao tay theo ý thích bằng các đường thêu đã học ở lớp 4 .
2 ) Đánh giá kết quả thực hành .
- GV nhận xét tinh thần , thái độ , kết quả .
- Chấm điểm sản phẩm .
- Dặn dò HS chuẩn bị bài 7 – Thực hành cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật .
 ..
Ngày soạn : 15/10/2006
Ngày dạy : 19/10/2006
Tiết 13 : Thực hành : Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật .
I / Mục tiêu bài thực hành 
- Thông qua bài thực hành HS .
+ Vẽ và cắt tạo mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối , cắt vải theo mẫu giấy và khuâu vỏ gối hoàn chỉnh . Theo yêu cầu của bài học .
+ Vận dụng để khâu vỏ gối khác tùy theo yêu cầu sử dụng .
+ Có tính cẩn thận , thao tác chính xác theo đúng qui trình .
II / Chuẩn bị 
GV : Tranh vẽ vỏ gối phóng to ( 2 mẫu hoàn chỉnh , 1 mẫu phóng to ) .
HS : Kim , chỉ , kéo , vải , bìa .
III / Tiến trình lên lớp 
A / Tổ chức lớp 
B / Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
C / Bài mới 
1 ) Vẽ , cắt , tạo mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối .
a) Vẽ các hình chữ nhật .
- GV giới thiệu cho HS cách vẽ tạo mẫu giấy .
- GV vẽ hình lên bảng .
- HS vẽ hình ra giấy .
b) Cắt mẫu giấy 
- Cắt theo đúng nét vẽ tạo nên 3 mảnh giấy của vỏ gối .
2 ) Cắt vải theo mẫu giấy 
GV thao tác mẫu và hướng dẫn HS cắt trên vải .
- Trải phẳng vải trên mặt bàn .
- Đặt mẫu giấy và cắt thẳng theo chiều dọc thớ vải .
- Dùng phấn hoặc bút chì vẽ theo chu vi của mẫu giấy xuống vải .
- Cắt đúng nét vẽ được 3 mảnh vải chi tiết của v ...  bài cũ :
Giáo viên nhắc nhở những sai xót trong bài học trước để rút kinh nghệm trong giờ thực hành này , nhất là những sai xót về mặt kỹ thuật .
Hôm nay chúng ta tiếp tục thực hành cắm hoa dạng nghiêng bình thấp .
C/ Bài thực hành :
1) Dạng cơ bản .
a) Sơ đồ cắm hoa .
b) Qui trình cắm hoa .
2) Dạng vận dụng :
3) Học sinh thao tác cắm hoa theo mẫu :
Các nhóm tiến hành thao tác cắm hoa 
Giáo viên treo sơ đồ cắm hoa dạng nghiêng lên bảng .
H: So với sơ đồ cắm hoa dạng thẳng em có nhận xét gì về vị trí và góc độ cắm của các cành chính ?
Giáo viên đưa phần chuẩn bị vật liệu và dụng cụ của mình lên bàn vừa hướng dẫn vưà cắm mẫu để các nhóm quan sát .
Trên cơ sở dạng cắm cơ bản giáo viên hướng dẫn học sinh thay đổi góc để cắm của các cành chính và phát biểu suy nghĩ của mình .
Trong quá trình thao tác mẫu 
Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh các thao tác uốn cành hoa .
Bản thân dạng cắm hoa này là biểu lộ sự uyển chuyển , nhẹ nhàng .
Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh minh họa dạng cắm nghiêng .
Trong quá trình học sinh thực hành giáo viên đi từng nhóm uốn nắn từng cá nhân cách cắm cành chính .
Bố cục , màu sắc , uốn cành sửa cánh hoa .
Sau khi học sinh đã hoàn tất sản phẩm của mình , giáo viên dùng bài cắm mẫu của mình để :
-Thay đổi góc độ cắm của các cành chính so với dạng cơ bản ,yêu cầu học sinh phát biểu suy nghĩ .
-Ngoài những loài hoa các em đang sử dụng , ta có thể thay bằng những loài hoa lá nào?
- Bớt 1 hoặc 2 cành chính .
D/ Đánh giá tiết thực hành – Dặn dò 
- Giáo viên cho học sinh để các lọ hoa đã cắm lên 1 bàn dài giữa lớp cả lớp quan sát 
- Cho học sinh tự nhận xét đánh giá bình hoa của nhóm khác 
- Giáo viên bổ xung ý kiến và cho điểm .
- Học sinh thu dọn lớp sau khi thực hành .
- Đọc trước cắm hoa dạng tròn sgk.
Ngày soạn : 6/ 1/ 07
Ngày dạy : 10/ 1/ 07
Tiết 32 : Thực hành cắm hoa ( tiếp) 
I / Mục tiêu 
- HS biết vận dụng các nguyên tắc cơ bản để cắm hoa dạng tỏa tròn .
- Biết vận dụng các nguyên tắc cơ bản một cách sáng tạo để cắm được một bình hoặc một lẵng hoa .
II / Chuẩn bị 
- Vật liệu : Hoa hồng các màu , hoa baby , lá dương xỉ , cúc kim .
- Dụng cụ : Dao kéo , mút xốp , đĩa sâu lòng hoặc lẵng hoa thấp .
- Sơ đồ cắm dạng tỏa trên .
III / Tiến trình lên lớp 
A / Tổ chức lớp 
- 1 tổ chức nhóm thực hành , GV chia các nhóm vào từng vị trí thực hành 
B / Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
C / Bài thực hành 
Bước 1 : 
1) Sơ đồ cắm hoa ( h 2.32a ) 
2) Qui trình cắm 
Bước 2 : GV thao tác mẫu .
Bước 3 : HS thao tác cắm hoa theo mẫu .
- GV treo sơ đồ dạng cắm tỏa tròn lên bảng .
- So với sơ đồ dạng cắm nghiêng em có nhận xét gì về độ dài của các cành chính ? Vị trí các bông hoa ? 
- GV bày dụng cụ và vật liệu của mình lên bàn GV giới thiệu cho HS cách cắm hoa dạng tỏa tròn .
- GV thao tác mẫu .
- HS quan sát .
- Cho HS xem ảnh minh họa dạng cắm tỏa tròn .
- GV đi từng nhóm uốn nắn .
- Sau khi HS đã hoàn tất SP GV mở rộng vấn đề .
- Thay đổi độ dài của 2 cành hoa bên phải và trái đ ta sẽ tạo được 1 dạng cắm mới hình bán nguyệt .
- Thay đổi độ dài của cành chính giữa đ tạo được hình tam giác .
D / Đánh giá tiết thực hành – Dặn dò .
- HS bày bình hoa của mình lên bàn .
- GV cho HS tự đánh giá bình hoa của bạn khác .
- GV bổ sung ý kiến và cho điểm .
- HS thu dọn chỗ thực hành .
Ngày soạn : 6/ 1/ 07
Ngày dạy : 11/ 1/ 07
Tiết 33 : Thực hành : Cắm hoa ( tiếp ) 
I / Mục tiêu 
- HS vận dụng các nguyên tắc cơ bản của cắm hoa và phối hợp các dạng cắm được lọ hoa theo ý thích của mình .
- ứng dụng để cắm 1 lọ cắm hoa trang trí cho nhà ở thêm đẹp .
II / Chuẩn bị 
- GV : Tranh , ảnh minh họa cho dạng cắm tự do .
- HS : Hoa , lá , bình cắm , dụng cụ .
III / Lên lớp 
A / Tổ chức lớp 
- Chia các nhóm vào vị trí thực hành .
B / Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
C / Thực hiện qui trình thực hành 
Bước 1 : 
- GV giới thiệu 1 số tranh ảnh về cắm hoa nghệ thuật .
+ Cách cắm : Linh hoạt vận dụng các cách cắm căn bản .
- ở dạng cắm tự do : HS có thể tự chọn số lượng hoa và chiều dài cành hoa cần cắm .
- Không nhất thiết phải tuân theo đầy đủ nguyên tắc cắm hoa cơ bản , mà có thể biến tấu các dạng cắm một cách linh hoạt .
Bước 2 : HS thao tác cắm hoa theo mẫu sáng tạo của mình .
 GV : Tìm hiểu về ý tưởng sáng tác của HS để cố vấn góp ý cho các em . Các thao tác về kĩ thuật định hình .
- Khi cắm hoa vào bàn chông cần chọn 1 phần bàn chông để cắm không cắm rải rác khắp bàn chông .
- Những cành to nhưng xốp hoặc rỗng không thể giữ vững ở bàn chông , sẽ được cắm vào đầu nhọn của một cành chắc đã được cắm vào bàn chông .
- Những cành nhưng quá nhỏ , không thể giữ vững ở bàn chông , sẽ được buộc hoặc cắm vào giữa một cành to hơn để cắm vào bàn chông .
- Những cành to nhưng quá cứng không thể cắm vào bàn chông , cần được tách đôi hoặc tách 4 ở vết cắt , rồi ấn vào bàn chông , lắc đi lắc lại khi ấn .
- Cành quá nhỏ còn có thể bẻ gập phần cuối thân để giữ vững ở bàn chông .
D / Đánh giá tiết thực hành – Dặn dò 
- HS trình bày hoa của mình lên bàn .
- GV cho HS tự nhận xét đánh giá bình hoa của bạn khác .
- HS thu dọn chỗ thực hành .
- Chuẩn bị bài ôn tập .
Ngày soạn : 12/1/ 07
Ngày dạy : 17/ 1/ 07
Tiết 34 + 35 : Ôn tập 
I / Mục tiêu : Thông qua tiết ôn tập HS : 
- Nắm vững những kiến thức và kĩ năng về vai trò nhà ở . Đối với đời sống con người , sắp xếp nhà ở hợp lý , thuận tiện cho mọi sinh hoạt của thành viên trong gia đình , giữ gìn nhà ở sạch sẽ , ngăn nắp và 1 số hình thức trang trí làm đẹp nhà ở .
- Vận dụng được 1 số kiến thức và kĩ năng về trang trí nhà ở vào . Điều kiện thực tế của gia đình mình .
- Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ , gọn gàng , ngăn nắp và cắm hoa trang trí làm đẹp ở nhà . 
II / Chuẩn bị 
- GV : Hệ thống câu hỏi , BT , 1 số tranh ảnh , mẫu vật .
- HS : Ôn tập nội dụng C2 .
III / Tiến trình lên lớp 
A / Tổ chức lớp 
Tiết 1 : Ôn tập kiến thức C2 .
Tiết 2 : Hướng dẫn ôn tập để kiểm tra học kỳ .
B / Kiểm tra bài cũ 
C / Bài mới 
I / Ôn tập nội dung kiến thức chương II .
1) Thảo luận trong nhóm học tập 
a) Sắp xếp nhà ở hợp lý .
b) Giữ gìn nhà ở sạch sẽ , ngăn nắp .
c) Một số vật dụng trong trang trí nhà ở .
d) Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa .
2) Đại diện nhóm lên trình bày .
II / Ôn tập một số kiến thức trọng tâm C2 .
a) HS làm việc cá nhân .
b) Thảo luận tại lớp .
Chia làm 4 nhóm 
- Mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi .
-Sau khi cho các nhóm thảo luận trong 20 phút sau đó đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp nội dung của nhóm mình .
- GV uốn nắn bổ xung .
GV ghi lên bảng các câu hỏi ôn tập , phổ biến kế hoạch làm việc .
- GV theo dõi uốn nắn .
- GV tổ chức cho HS trình bày phần trả lời câu hỏi đã được phân công .
- HS khá bổ xung .
- GV tóm tắt , tổng kết .
D / Đánh giá giờ ôn tập .
- Thái độ ôn tập của từng nhóm .
- Kết quả thu được .
- Hướng dẫn – Về ôn tập giờ sau mang giấy đi kiểm tra 1 tiết .
Ngày soạn :14/ 1/ 07 
Ngày dạy : 18/ 1/ 07
Tiết 36 : Kiểm tra 
I / Mục tiêu : Thông qua bài kiểm tra , đánh giá được kết quả của HS trong từng học kỳ I , từ đó GV rút kinh nghiệm cải tiến cách dạy và giúp HS cải tiến cách học theo định hướng tích cực hóa người học.
II / Đề bài 
1) Em hãy tìm từ điền vào chỗ trống cho đủ nghĩa những câu sau : 
a) Nhà ở là tổ ấm của gia đình , là nơi thỏa mãn các nhu cầu của con người về . Và .
b) Nhà ở sạch sẽ , ngăn nắp sẽ đảm bảo . cho các thành viên trong gia đình thời gian dọn dẹp , tìm 1 vật dụng cần thiết và  cho nhà ở 
c) Ngoài công dụng để và .. gương còn tạo cảm giác làm căn phòng  và .thêm .
d) Những màu  có thể làm cho căn phòng nhỏ hẹp có vẻ rộng hơn .
e) Khi trang trí 1 lọ hoa cần chú ý chọn hoa và bình cắm bài hòa về .và .
2) Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu “ X “ vào cột Đ , S .
Câu hỏi
Đ
S
1 . Chỗ ngủ , nghỉ thường bố trí ở nơi riêng biệt , yên tĩnh .
X
2 . Nhà ở chặt , một phòng không thể bố trí gọn gàng , thuận tiện được .
X
3 . Cây cảnh và hoa đem lại vẻ đẹp dễ thương cho căn phòng .
X
4 . Để cắm 1 bình hoa đẹp , không cần chú ý về sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm .
X
5 . Kê đồ đạc trong phòng cần chú ý chừa lối để dễ dàng đi lại .
X
Đáp án : Câu 1 : a) Vật chất , tinh thần .
b) Sức khỏe , tiết kiệm , tăng vẻ đẹp .
c) Soi , trang trí , sáng sủa , rộng rãi .
d) Sáng .
e) Hình dáng , màu sắc .
Câu 2 : 1 , 3 , 5 đúng .
 2 , 4 sai .
Ngày soạn : 
Ngày dạy :
Chương III : Nấu ăn trong gia đình 
Tiết 37 + 38 + 39 : Cơ sở của ăn uống hợp lý 
 I / Mục tiêu : Sau tiết học , HS cần nắm được .
- Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày .
- Mục tiêu dinh dưỡng của cơ thể .
- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn , cách thay thế thực phẩm trong cùng 1 nhóm để đảm bảo ngon miệng , đủ chất thích hợp với từng mùa .
II/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Cácmẫu hình vẽ phóng to ( 3.1 – 3.13 ) 
 Một số tranh ảnh có liên quan đến bài học .
III/ Tiến trình lên lớp :
Giáo viên đặt vấn đề .
Các cụ ta có câu “ ăn để mà sống )) em hiểu ý nghĩa của câu nói đó như thế nào ?
Trong quá trình ăn uống , chúng ta không thể ăn uống tùy tiện mà cần phảI biết ăn uống một cách hợp lý . các chất dinh dưỡng có vai trò nhơ thế nào ?
Và cơ thể con người cần bao nhiêu thì đủ ? chúng ta cùng nhau tìm hiểu vai trò của các chất ding dưỡng .
 Tiết 1
I/ Vai trò của chất dinh dưỡng :
1) Chất đạm ( Prôtêin)
 a) Nguồn cung cấp .
- Đạm động vật có trong thịt, cá, trứng, sữa , tôm , cua , ốc 
_ Đạm thực vật có trong các loại đậu 
( đậu xanh , đậu đen ,lạc vừng ) 
- Hàng ngày nên dùng 50% đạm động vật và 50% đạm thực vật .
b) Chức năng dinh dưỡng .
 SGK/67
2) Chất đường bột ( gluxit )
a) Nguồn cung cấp ( h.34)
- Chất đường : kẹo , mía , mạch nha ..
Chất bột : các loại ngũ cốc , gạo ,ngô khoai 
b) Vai trò : ( sgk) 
3) Chất béo ( Lipit) 
a) Nguồn cung cấp .
- có trong động vật như mỡ lợn , pho mát ,sữa , bơ , mật ong 
- Dỗu thực vật chế biến từ các loại đậu hạt , vừng , lạc ô lưu .
b) Vai trò : SGK 
Trong thực tế hàng ngày con người cần ăn những chất dinh dưỡng nào ? em hãy kể tên các chất dinh dưỡng đó ?
HS: chất đạm , chất béo , chất bột , các vi ta min , chất khoáng 
GV : chất sơ và nước là thành phần chủ yếu trong bữa ăn mặc dù không phảI là chất dinh dưỡng nhưng rất cần cho sự chuyể hóa và trao đổi chất 
Có hai nguồn cung cấp chất đạm đó là động vật và thực vật .
Hỏi : Đạm động thực vật có trong thực phẩm nào?
Trong thực đơn hàng ngày nên sử dụng chất đạm nào cho hợp lý ?
Cho học sinh đọc phần 1b sgk/67 
H: Đạm có vai trò gì trong đời sống ?
Chất đường bột có trong các thực phẩm nào?
H; Chất đường bột có vai trò gì đối với cơ thể ?
Chất béo thường có trong các thực phẩm nào?
Theo em chất béo có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
D/ Củng cố – dặn dò 
Em hãy nêu nguồn cung cấp của chất đạm , chất đường bột và chất béo ?

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_cong_nghe_6_chi_tiet_du.doc