Giáo án Lớp 6 - Môn Địa lí

Giáo án Lớp 6 - Môn Địa lí

A: Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

- HS cần nắm được cấu trúc nội dung trương trình.

- Biết sử dụng phương tiện tối thiểu của địa lí lớp 6.

- Biết liên hệ các hiện tượng địa lí với nhau.

 B: Các thiết bị dạy học:

SGK Địa lí 6.

C: Các hoạt động trên lớp:

 

doc 72 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01
Tiết: 01
Bài: 01
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài mở đầu
A: Mục tiêu bài học:	Sau bài học, HS cần:
- HS cần nắm được cấu trúc nội dung trương trình. 
- Biết sử dụng phương tiện tối thiểu của địa lí lớp 6.
- Biết liên hệ các hiện tượng địa lí với nhau.
 B: Các thiết bị dạy học:
SGK Địa lí 6.
C: Các hoạt động trên lớp:
Kiển tra bài cũ:
Để học tốt môn địa lí ở lớp 6, các em cần phải học như thế nào ?
Bài mới:
Mở bài: ở cấp 1 chúng ta dã được học môn địa lí nhưng khi đó môn địa lí kết hợp một số môn học khác hình thành nên môn tự nhiên xã hội .Sang cấp II môn dịa lí được tách thàh một môn học riêng biêt chuyên nghiên cứu về các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên cũng như trong xã hội.
Bài mở đầu
Hoạt đông của Thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: (cá nhân)
Bước 1:
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu SGK phần mục lục.
Chương trình được chia thành mấy chương.
Chương I có tên gọi là gì ?
HS: Tìm hiểu qua SGK trả lời 
GV: Trong chương này chúng ta tìm hiểu những gì ?
- Chương II có tên gọi là gì ?
HS: Dựa vào mục lục SGK trả lời .
 Bước 2: 
- GV yêu cầu HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 1: 
Bước 1:
GV: Học địa lí là học những gò xảy ra xung quanh .Vậy phải học như thế nào mới đạt hiệu quả tốt nhất ? 
GV: Để củng củng cố thêm kiến thức chúng ta phải tìm hiểu những gì ?
Bước 2: 
GV yêu cầu HS trả lời.
GV chuẩn kiến thức.
1.Nội dung của môn học địa lí lớp 6
* Chương trình đị lí lớp 6 chia thành hai chương. 
- Chương I: Trái Đất 
+ Tìm hiểu những đặc điểm vị trí hình dạng của trái đát 
+ Giải thích được các hiện tượng xảy ra trên bề mặt Trái Đất 
- Chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất.
+ Tìm hiểu những tác động của nội lực và ngoại lực đối với địa hình 
+ Sự hình thành các mỏ khoáng sản 
+ Hiểu được lớp khôing khí và những tác động xung quanh. 
II.Cần học môn địa lí như thế nào ?
- Quan sát các hiện tượng xảy ra xung quanh.
- Thông qua các phương tiện thông tin như đài ti vi sách báo để tìm hiểu. 
- Liên hệ những điều đã học vào thực tế.
D- Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
Cần học môn địa lí như thế nào ?
GV yêu cầu HS làm tiếp các bài tập SGK .
E- Dặn dò:. 
Học bài cũ, nghiên cứu bài mới. 
Về nhà các em học bài trả lời câu hỏi sgk và tập bản đồ bài 1
Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
Tuần: 02
Tiết: 02
Bài: 02
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp:
Vị trí – hình dạng và kích thước của tráI đất
A: Mục tiêu bài học:	Sau bài học, HS cần:
- Nắm được tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Biết được một số đặc điểm của hành tinh Trái Đất như vị trí, hình dạng, kích thước.
- Hiểu một số khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến gốc và công dụng của chúng.
- Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên bản đồ thế giới.
B: Các thiết bị dạy học:
Quả địa cầu.
Bản đồ thế giới
Các hình 1, 2, 2 (SGK) phóng to (nếu có).
C: Các hoạt động trên lớp:
Kiển tra bài cũ:
Để học tốt môn địa lí ở lớp 6, các em cần phải học như thế nào ?
Bài mới:
Vị trí – hình dạng và kích thước của tráI đất
Hoạt đông của Thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: (cá nhân)
Bước 1:
	GV treo tranh các hành tinh trong hệ Mặt Trời (hoặc HS tự quan sát H 1) kết hợp vốn hiểu biết hãy:
- Kể tên 9 hành tinh trong hệ Mặt Trời ?
- Cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời ?
Bước 2: 
GV yêu cầu HS trả lời.
GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: 
HĐ 2.1 (cá nhân) 
Bước 1: 	GV yêu cầu HS quan sát hình trang 5 (Trái Đất chụp từ vệ tinh), hình 2, 3 (tr 7 – SGK) kết hợp vốn kiến thức hãy nhận xét:
- Về kích thước của Trái Đất ?
- Theo em Trái Đất có hình gì ?
 Bước 2: 
GV yêu cầu HS trả lời.
GV chuẩn kiến thức.
HĐ 2.2 (nhóm)
Bước 1: GV quay qua địa cầu và cho HS quan sát:
Nhóm 1:
- Chỉ trên quả địa cầu hai cực Bắc, Nam ?
- Đánh dấu trên địa cầu những đường nối liền cực Bắc và Nam ?
- Có thể vẽ được bao nhiêu đường từ cực Bắc đến cực Nam ?
- So sánh độ dài của các đường dọc ?
	Tìm trên quả địa cầu và bản đồ KT gốc và KT đối diện với KT gốc ?
Nhóm 2:
- Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc và Nam ?
- Đánh dấu trên quả địa cầu những vòng tròn xung quanh nó ?
- Có thể vẽ bao nhiêu vòng tròn ?
- So sánh độ dài của các vòng tròn đó ?
	Tìm trên quả địa cầu vĩ tuyến gốc – xác định.
Bước 2: 
GV yêu cầu HS trả lời.
GV chuẩn kiến thức.
I- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
	Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong số chín hành tinh thuộc hê Mặt Trời.
II- hình dạng, kích thước của Trái Đất – hệ thống kinh – vĩ tuyến.
1- Hình dạng và kích thước 
- Trái Đất có kích thước rất lớn (bán kính 6378 km, xích đạo: 40076). Là khối ccầu hơi dẹt.
- Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.
2- Hệ thống kinh – vĩ tuyến
*- Kinh tuyến: những đường dọc nối từ Bắc xuống Nam.
*- Kinh tuyến gốc là KT số Oo đi qua đài thiên văn Grinwich của Anh.
*- vĩ tuyến: những đường tròn vuông góc với kinh tuyến.
*- Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số Oo (xíc đạo)
D- Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
1. Hãy trả lời các câu sau:
- Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 1o, 10o thì có bao nhiêu kinh tuyến ?
- Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 1o, 10o thì có bao nhiêu vĩ tuyến ?
2-Hãy hoàn thành và xác định:
- Vẽ hình tròn tượng trưng cho Trái Đất, HS lên điền cực Bắc $ Nam, vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, Nam, kinh tuyến gốc, kinh tuyến Đông, Tây.
- Tìm trên quả địa cầu, bản đồ: kinh tuyến gốc, nửa cầu đông, nửa cầu tây
GV yêu cầu HS làm tiếp các bài tập SGK .
E- Dặn dò:
Về nhà làm tiếp bài tập SGK.
Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.
Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
Tuần: 03
Tiết: 03
Bài: 03
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bản đồ – cách vẽ bản đồ
A: Mục tiêu bài học:	Sau bài học, HS cần:
Trình bày được khái niệm bản đồ (BĐ) và một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phép chiếu đồ khác nhau.
Biết được một số việc phải vẽ bản đồ như:
+ Thu thập thông tin về đối tượng địa lí.
+ Biết cách chuyển mặt cong của Trái Đất lên bề mặt phẳng giấy.
+ Thu nhỏ khoảng cách.
+ Dùng kí hiệu để thể hiện đối tượng.
- Nhận thức vai trò của bản đồ trong giảng dạy và học tập địa lí.
B: Các thiết bị dạy học:
Quả địa cầu.
Bản đồ thế giới, châu lục, bán cầu.
C: Các hoạt động trên lớp:
Kiển tra bài cũ:
Gọi 1 HS lên bảng chữa BT 1 (tr 8 – SGK)
GV: vẽ hình tròn lên bảng; yêu cầu HS lên điền cực Bắc, Nam, Xích đạo, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. Tìm trên địa cầu, bản đồ; Kinh tuyến gốc và điền vào bản đồ kinh tuyến Đông, Tây.
Bài mới:
Bản đồ – cách vẽ bản đồ
Hoạt đông của Thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: (cá nhân)
Bước 1:
GV: Yêu cầi HS quan sát H1và H 5 ( SGK-9,10)
 Hình vẽ trên quả cầu và trên bản đồ giống nhau và khác nhau như thế nào ? Rút ra nhận xét ?
GV: Theo em bản đồ là gì ? Nêu định nghĩa bản đồ ?
Quả địa cầu và bản đồ cái nào chính xác hơn ?
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: 
Bước 1:
GV: Bề mặt Trái Đất là hình cong bản đồ là hình phẳng để vẽ được bản đồ trước hết ta phải làm gì ?
GV: Giảng giải về ưu nhược điểm của các phương pháp chiếu đồ ?
Trên bản đồ thể hiện rất nhiều đối tượng dịa lí. Mỗi đối tượng có một đặc trưng riêng, dựa trên cơ sở nào có thể thể hiện được các đối tượng địa lí lên bản đồ ?
GV: Người ta thu thập thông tin như thế nào ?
GV: Các đối tượng địa lí có kích thước khác nhau ? mà bản đồ lại rất nhỏ làm thế nào thể hiện được các đối tượng địa lí lên bản đồ ?
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
1.Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
	ĐN: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. 
2. Thu thập thông tin và dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí lên bản đồ.
- Biết cách biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
- Thu thập các thông tin đặc điểm các đối tượng Địa lí.
- Lựa chọn tỉ lệ và kí hiệu phù hợp thể hiện các đối tượng lên bản đồ.
D- Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
GV yêu cầu HS làm tiếp các bài tập SGK .
E- Dặn dò:
Về nhà làm tiếp bài tập 1,2 SGK.
Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.
Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
Tuần: 04
Tiết: 04
Bài: 04
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tỉ lệ bản đồ
A: Mục tiêu bài học:	Sau bài học, HS cần:
- Hiểu rõ bản đồ với hai hình thức thể hiện là tỉ lệ số và tỉ lệ thước. 
- Biêt cách đo khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ số và tỉ lệ thước trên bản đồ.
B: Các thiết bị dạy học:
- Bản đồ tỉ lệ lớn trên 1:200000.
- Bản đồ tỉ lệ nhỏ1:1000000.
- Bản đồ tỉ lệ trung bình. 
C: Các hoạt động trên lớp:
Kiển tra bài cũ:
- Bản đồ là gì ?Dựa vào bản đồ ta có thể biết được những điều gì?
- Để vẽ được bản đồ người ta làm như thé nào ?
Bài mới:
Tỉ lệ bản đồ
Hoạt đông của Thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
Bước 1:
GV: Dựa vào H8 và H 9 SGK em hãy cho biết tỉ lệ số được thể hiện như thế nào ?
- Tỉ lệ thước được thể hiện như thế nào ?
- Ưu điểm của mỗi loại tỉ lệ là gì ?
Chuyển ý: có rất nhiều bản đồ do đó người ta chia bản đồ thành 3 cấp độ khác nhau mỗi cấp độ được đánh giá như thế nào ?
GV: Thông bào về cách chia 3 cấp độ bản đồ.
- Em hiểu như thế nào về 3 cấp độ bản đồ này ?
GV: Trong hai loại bản đồ tỉ lệ lớn và tỉ lệ nhỏ bản đồ nào thể hiện rõ các đối tượng hơn Loại bản đồ nào thể hiện được diện tích lớn hơn.
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 1: 
Bước 1:
Chuyển ý :Vận dụng tỉ lệ số và tỉ lệ thước chúng ta đo khoảng cách trên bản đồ để tìm khoảng cách ngoài thực tế 
GV: hướng dẫn học sinh HS làm đo theo tỉ lệ thước từ khách sạn Thu Bồn đến khách sạn Hoà Bình.
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
1- ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
a. Tỉ lệ bản đồ:
	Có hai dạng thể hiện là tỉ lệ số và tỉ lệ thước: 
- Tỉ lệ số là một phân số có tử số luôn bằng 1
VD: 1:100000 có nghĩa là cứ 1 Cm trên bản đồ bằng 100000 (1Km) trên thực tế.
Tỉ lệ số cho ta biết khoảng cách trên bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế 
-Tỉ lệ thước: được thể hiện như một thước đo được tính sẵn mỗi đoạn trên thước được ghi độ dài tương ứng trên thực tế 
b. Phân loại: 	Có 3 cấp bậc:
- Tỉ lệ lớn (Trên 1: 200000)
-Tỉ lệ trung bình (Từ 1:200000 đến 1:1000000)
- Tỉ lệ nhỏ 1:1000000
Kết Luận:
- Tỉ lệ bản đồ cho biết khoảng cách trên bản đồ ứng với độ dài bao nhiêu trên thực tế. 
- Bản đồ tỉ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết càng cao.
2. Đo khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số trên bản đồ.
- Gọi khoảng cách trên thực tế là S
- Gọi khoảng cách trên bản dồ là l
- Gọi mẫu số tỉ lệ bản đồ là A 
Ta có:
	S = l x a
D- Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì ?
E- Dặn dò:
Về nhà làm tiếp bài tập 2,3 SGK. Trg 14.
Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.
Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
Tuần:
Tiết: 05
Bài: 04 ... HS khác nhận xét.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2: 
Bước 1: GV cho HS Quan sát hình 65 SGK:
- So sánh nhiệt độ các điểm A, B, C, D cùng nằm trên vĩ độ 600C ?
- Từ đó nêu ảnh hưởng của các dòng biển (nóng, lạnh) đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua ?
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.
Bài Tập 1: 
*- Trong đại tây dương ở Nửa Cầu Bắc: 
- Dòng biển nóng:
 GơnXtrim: Từ chí tuyến Bắc lên Bắc âu.
- Dòng biển lạnh: Grơnlen từ cực Bắc chảy về 600B.
* -Trong TBD
- Dòng biển lạnh: Caliphoócnia từ 300B – Xích Đạo.
- Dòng biển nóng: Cưrôsiô từ Bắc Xích Đạo lên Đông Bắc ở Bắc bán cầu.
* - Trong Đại Tây Dương:
- Dòng biển nóng: Brazin từ Xích Đạo -> Nam
- Dòng biển lạnh: Peru từ 600N -> Xích Đạo.
- Dòng biển nóng: Đông úc từ Xích Đạo -> Đông Nam.
* - Nhận xét chung: 
- Dòng biển nóng: Từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.
- Dòng biển lạnh từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp 
Bài Tập 2: 
Nhiệt độ của các điểm A, B, C, D, khác nhau:
 A: -190C
 B: -80C
 C: + 20C
 D: + -30C
Dòng biển nóng làm cho khí hậu nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn.
Dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven biển thấp hơn các vùng vĩ độ.
D- Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.	
E- Dặn dò:
Về nhà làm tiếp bài tập SGK.
Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.
Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
Tuần:
Tiết: 
Bài: 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp:
Đất - các nhân tố hình thành đất
A: Mục tiêu bài học:	Sau bài học, HS cần:
	- HS biết được khái niệm về đất (hay thổ nhưỡng).	
	- Biết được các thành phần của đất cũng như các nhân tố hình thành đất.
	- Hiểu tầm quan trọng của độ phì niêu của đất và ý thức vai trò của con người trong việc làm cho độ phì của đất tăng hay giảm.
B: Các thiết bị dạy học:
	Bản đồ thổ nhưỡng VN
C: Các hoạt động trên lớp:
Kiểm tra bài cũ:
 2-. Bài mới: 
Đất - các nhân tố hình thành đất
Hoạt đông của Thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
Bước 1: GV: cho HS nghiên cứu SGK:
GV: Giải thích:
- Thổ: Đất.
- Nhưỡng: Là loại đất mềm xốp.
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 1: 
Bước 1: 
GV cho HS Quan sát bản đồ đất (thổ nhưỡng) và Quan sát mẫu đất hình 66 nhận xét:
- Màu sắc và độ dày của các tầng đất khác nhau ?
- Hãy cho biết các thành phần của đất ? 
- Em hãy nêu thành phần khoáng của đất ?
- Tại sao chất hữu cơ chiếm một lượng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với thực vật ? 
- Tên nguồn gốc của chất hữu cơ ?
GV: Đưa ra các ví dụ để dẫn dắt HS đến định nghĩa về độ phì nhiêu của đất.
? Trong sản xuất nông nghiệp con người đã có một số biện pháp làm tăng độ niêu trong đất. Hãy nêu một số biện pháp làm tăng độ phì mà em biết ?
GV: Nêu các nhân tố hình thành đất.
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.
1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa.
Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp đất (thổ nhưỡng).
2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng.
- Gồm có 2 TP chính: Thành phần khoáng và TP hữu cơ.
a. Thành phần khoáng.
	Chiếm phần lớn trong lượng của đất, gồm các hạt khoáng có kích thước khác nhau.
b. Thành phần của đất hữu cơ.
- Chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với chất lượng đất.
- Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác động động, thực vật trong đất gọi là chất mùn.
*- Độ phì nhiêu của đất: 
	Là khả năng cung cấp cho thực vật nước chất dinh dưỡng và các yếu tố khác để thực vật sinh trưởng và phát triển.
3. Các nhân tố hình thành đất.
- Đá mẹ
- Sinh vật
- Khí hậu
	Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian hình thành đất.
D- Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.	
E- Dặn dò:
Về nhà làm tiếp bài tập SGK.
Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.
Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
Tuần:
Tiết: 
Bài: 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp:
ôn tập học kỳ 
A: Mục tiêu bài học:	Sau bài học, HS cần:
	Thông qua bài ôn tập giúp HS
	+ Nắm vững các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống.
	+ Vận dụng các kiến thức đã học vào bài thực hành.
B: Các thiết bị dạy học:
	Bản đồ thổ nhưỡng VN
C: Các hoạt động trên lớp:
Kiển tra bài cũ:
 2-. Bài mới: 
ôn tập học kỳ
Hoạt đông của Thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động : 
Bước 1: GV: cho HS nghiên cứu đề cương ôn tập:
Câu 1: 
	Hãy nêu cấu tạo của lớp vỏ khí ? Thành phần của không khí ? 
Câu 2: 
	Căn cứ vào đâu người ta chia ra thành các khối khí nóng, lạnh lục địa, đại dương ?
	 Hãy nêu đặc điểm của khối khí ?
Câu 3:
 	Nếu cách tính lượng mưa trong ngày, tháng, năm của một địa phương ?
Câu 4: 
	Trên trái đất có mấy vành đai nhiệt ? có những đới khí hậu nào ? nêu đặc điểm của các đới khí hậu trên Trái Đất ?
Câu 5: 
	Em hãy định nghĩa về sông? thế nào là hệ thống sông ? 
Câu 6: 
	Hãy nêu thành phần và đặc điểm của lớp thổ nhưỡng? 
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.
	Nội dung ôn tập.
Câu 1:
- Cấu tạo của lớp vỏ khí:
+ Tầng đối lưu.
+ Tầng bình lưu.
+ Các tầng cao của khí quyển.
- Gồm các khí:
+ Oxi 21%.
+ Nitơ 78%.
+ Hơi nước và khí khác 1%.
Câu 2:
- Tương ứng với 5 vành đai nhiệt trên TĐ có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: 
+ 1 đới nóng.
+ 2 đới ôn hoà.
+ 2 đới lạnh.
a. Đới nóng (hay nhiệt đới).
- Góc chiếu sáng lớn thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít.
- Nhiệt độ nóng quanh năm có gió tín phong thổi vào.
- Lượng mưa từ 1000 – 2000mm.
b. 2 đới ôn hoà ôn đới.
- Thời gian chiếu sáng chênh nhau nhiều.
- Nhiệt độ TB , gió tây ôn đới thổi vào lượng mưa từ 500 – 1000mm.
c. 2 đới lạnh (hạn đới).
- Góc chiếu sáng nhỏ
- Thời gian chiếu sáng giao động lớn.
- t0 quanh năm lạnh.
- Lượng mưa < 250 mm.
Câu 3:
- Lượng mưa của 1 ngày = tổng lượng mưa các lần đo trong ngày.
- Lượng mưa trong tháng = tổng lượng mưa các ngày trong tháng.
- Lượng mưa trong năm = tổng lượng mưa của 12 tháng.
Câu 4:
	Khí áp được phân bố trên bề mặt TĐ thành các đai khí áp thấp và cao từ XĐ lên cực.
- Các đai khí áp cao: Ven vĩ tuyến 30O ở hai bán cầu về ở hai cực. 
- Các đai áp thấp: ven xích đạo và vĩ tuyến 60 ở hai bán cầu. 
Câu 5:
- Sông là dòng chảy tự nhiên, thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
 - Hệ thống sông chính cùng với phụ lưu chi lưu hợp thành hệ thống sông.
Câu 6:
- Gồm có 2 TP chính: Thành phần khoáng và TP hữu cơ
a. Thành phần khoáng
- Chiếm phần lớn trong lượng của đất, gồm các hạt khoáng có kích thước khác nhau
b. Thành phần của đất hữu cơ.
- Chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với chất lượng đất.
- Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác động động, thực vật trong đất gọi là chất mùn.
D- Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
GV yêu cầu HS về nhà làm đề cương ôn tập.	
E- Dặn dò:
Về nhà làm tiếp đề cương ôn tập.
 Giờ sau Kiểm tra Học kì.
Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
Tuần:
Tiết: 
Bài: 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp:
Kiểm tra học kì II
 I. Mục tiêu bài học:
 	Thông qua bài kiểm tra góp phần:
	+ Đánh giá kết quả học tập của mỗi HS.	
	+ Rút kinh nghiệm và cải tiến cách học của HS cách dạy của GV và rút kinh nghiệm về nội dung, chương trình môn học.
III. Hoạt động trên lớp:
 	1. ổn định tổ chức lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3- Bài mới.
Kiểm tra học kì II
Đề bài và đáp án
(Do phòng (sở) giáo dục ra)
IV. Tổng kết thu bài
	- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
	- Về nhà xem lại bài kiểm tra, đối chiếu với bài làm của mình.
Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
Tuần:
Tiết: 
Bài: 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp:
Lớp vỏ sinh vật 
các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố 
thực động vật trên trái đất
A: Mục tiêu bài học:	Sau bài học, HS cần:
	- HS nắm được khái niệm lớp vỏ sinh vật.
	- Phân tích được ảnh hưởng các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố động thực vật trên TĐ và mối quan hệ giữa chúng.
	- Trình bày được ảnh hưởng tích cực tiêu cực của con người đến sự phân bố động vật, thực vật, thấy được sự cần thiết phải bảo vệ động thực vật.
B: Các thiết bị dạy học:
	Tranh ảnh, SGK
C: Các hoạt động trên lớp:
Kiển tra bài cũ:
 2-. Bài mới: 
Lớp vỏ sinh vật 
các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố 
thực động vật trên trái đất
Hoạt đông của Thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
Bước 1: 
GV: cho HS nghiên cứu mục 1 SGK:
Sinh vật có mặt trên Trái Đất từ bao giờ ? Nó tồn tại và phát triển ở những đâu trên Trái Đất
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2: 
Bước 1: GV: cho HS quan sát hình 67, 68 SGK:
- Hãy nêu các yếu tố của khí hậu.
- Dựa vào hình 67, 68 cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào ? 
GV phân tích: Địa hình khác nhau thực vật cũng khác nhau:
- TV chân núi: Rừng lá rộng.
- TV sườn núi cao: Rừng là kim.
- TV hoang mạc: Thực vật chịu nóng.
GV cho HS quan sát hình 69, 70 SGK hãy:
- Cho biết tên các loại động vật trong mỗi miền ? Vì sao giữa hai miền lại có sự khác nhau ? 
- Hãy kể tên động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết ?
- Động vật và thực vật có mối quan hệ với nhau không ? Lấy ví dụ minh hoạ ?
- Em hãy nêu những ảnh hưởng tích cực của con người đối với sự phân bố động thực vật ? 
VD: Đem cao su từ Brazin sang trồng ở Đông Nam á ...
- Hãy nêu những tiêu cực của con người đối với động thực vật ? lấy ví dụ.
- Phá rừng ?
- Ô nhiễm môi trường sống ?
- Tiêu diệt những sinh vật quý hiếm ?
- Tại sao khi rừng bị phá hoại thì các động vật quý hiếm trong rừng bị diệt vong ? (vì không có nơi cư trú)
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.
1. Lớp vỏ sinh vật.
- Các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất tạo thành lớp vỏ sinh vật.
- Sinh vật xâm nhập trong lớp đất đá nước và không khí tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất gọi là lớp sinh vật hay sinh vật quyển.
2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố động vật, thực vật.
a. Đối với thưc vật.
- Khí hậu (t0, lượng mưa) có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển của thực vật.
- Ngoài khí hậu thì yếu tố đất và địa hình cũng ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật.
b. Đối với động vật.
	Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác.
c. Mối quan hệ giữa động vật và thực vật.
	Động vật và thực vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố động vật thực vật trên Trái Đất.
a. ảnh hưởng tích cực.
	Mang giống cây trồng vật nuôi từ nhiều nơi lhacs nhau để mở rộng sự phân bố.
b. ảnh hưởng tiêu cực.
	 Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loại động vật, thực vật, phá rừng làm ô nhiễm môi trường sống.
D- Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.	
E- Dặn dò:
Về nhà làm tiếp bài tập SGK.
Học bài cũ, nghiên cứu tài liệu sách báo có liên quan.
Rút kinh nghiệm sau bài giảng:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_dia_li_6_ca_nam.doc