Đề kiểm tra Ngữ văn 9 - Vũ Thị Hải Đường

Đề kiểm tra Ngữ văn 9 - Vũ Thị Hải Đường

A- Mục đích

- Qua bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về phần văn học.

- Đánh giá năng lực đọc- hiểu văn bản của học sinh thông qua bài tự luận.

- Đánh giá kĩ năng vận dụng, sự sáng tạo của học sinh

- Qua bài kiểm tra giáo viên tự đánh giá phương pháp dạy học có phương án điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với đối tượng học sinh địa phương.

- Rèn phương pháp tự kiểm tra đánh giá cuả học sinh.

- Giáo dục ý thức tự học, độc lập suy nghĩ, tháI độ học tập nghiêm túc, trung thực.

B- Hình thức kiểm tra

Trắc nghiệm khách quan và tự luận.

C- Thiết lập ma trận

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn 9 - Vũ Thị Hải Đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn Ngữ văn 9
--- *** ---
Đề kiểm tra văn (phần truyện)
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
A- Mục đích
- Qua bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về phần văn học.
- Đánh giá năng lực đọc- hiểu văn bản của học sinh thông qua bài tự luận.
- Đánh giá kĩ năng vận dụng, sự sáng tạo của học sinh
- Qua bài kiểm tra giáo viên tự đánh giá phương pháp dạy học có phương án điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với đối tượng học sinh địa phương.
- Rèn phương pháp tự kiểm tra đánh giá cuả học sinh.
- Giáo dục ý thức tự học, độc lập suy nghĩ, tháI độ học tập nghiêm túc, trung thực.
B- Hình thức kiểm tra
Trắc nghiệm khách quan và tự luận.
C- Thiết lập ma trận
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Văn bản nhật dụng
Trình bày được giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản nhật dụng đã học.
Hiểu được tính thời sự mà văn bản nhật dụng đề cập
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 2
Số điểm: 1 điểm= 10%
2. Truyện ngắn Việt Nam
Trình bày được nội dung và nghệ thuật của một văn bản đã học (Bến quê)
Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn (Những ngôi sao xa xôi, Bến quê)
Giải thích ý nghĩa các chi tiết trong một văn bản (Bến quê)
Phân tích, đánh giá về một nhân vật văn học.( Phương Định - Những ngôi sao xa xôi)
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 2
Số điểm: 1 
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm: 5
Số câu: 4
Số điểm: 8,5 điểm= 85%
3. Văn học nước ngoài
Trình bày được về nội dung và nghệ thuật cuả đoạn trích Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tổng số câu
Tổng số điểm
Số câu: 3
Số điểm: 1,5 điểm= 15 %
Số câu: 3
Số điểm:1, 5 điểm= 15 %
Số câu: 1
Số điểm: 2 điểm=2 0%
Số câu: 1
Số điểm: 5 điểm = 50% 
Số câu: 8
Số điểm: 10 điểm= 100%
D- Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý em chọn là đúng nhất:
Câu 1: Văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Tự sự	B- Miêu tả	C- Biểu cảm	D- Nghị luận
Câu 2 Nội dung chính của văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là gì?
Nêu ra những điều kiện cần thiết để con người bước và thế kỉ mới.
Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam trước ngưỡng của của thế kỉ mới.
Chỉ ra những hành trang cần thiết mà con người cần phảI có trước khi bước sang thế kỉ mới.
Nêu những bài học thiết thực cho lớp trẻ khi chuẩn bị bước sang thế kỉ mới.
Câu 3 Qua văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất mà lớp trẻ Việt Nam cần chuẩn bị bước sang thế kỉ mới là gì?
Một trình độ học vấn cao
Một cơ sở vật chất tiên tiến 
Tiềm lực cuả bản thân mỗi người
Những thời cơ hội nhập
Câu 4: Truyện ngắn Bến quê được trần thuật theo cái nhìn và tâm trạng của ai?
Nhĩ
Người kể không xuất hiện
Người kể xưng “tôi”
Liên- vợ Nhĩ
Câu 5: ở trên gường bệnh, Nhĩ đã cảm nhận thấy gì qua khung của sổ?
A- Thiên nhiên dường như nhợt nhạt và xám xịt
B- Những hình ảnh thiên nhiên như mang một màu sắc mới thật lạ mắt.
C-Thiên nhiên mang một màu sắc thân thuộc như những gì thân thuộc nhất của quê hương.
D-Thấy mọi vật đều bình thường như mọi ngày.
Câu 6: Câu văn sau nói về điều gì?
Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.
A- Chiêm nghiệm của Nhĩ về một nghịch lí của chính cuộc đời anh.
B- Cảm giác buồn chán của Nhĩ khi cả cuộc đời chưa đi ra khỏi ngôi nhà của mình.
C- Nhĩ chưa bao giờ hết vẻ đẹp của quê hương mình.
D- Chỉ đến lúc này Nhĩ mới hiểu hết được vẻ đẹp của quê hương.
Câu 7: Nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Bến quê là gì?
nghệ thuật kể chuyện
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
Nghệ thuật miêu tả người
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, miêu tả cảnh thiên nhiên.
Câu 8: Tác giả truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là:
A- Nguyễn Minh Châu
B- Lê Minh Khuê
C- Nguyễn Thành Long
D- Kim Lân
Câu 9: Nhiệm vụ chính của các nhân vật trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi 
A- Giao liên
B- Tải đạn
C- Hậu cần
D- phá bom, mở đường
Câu 10:Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi đề cập tới vấn đề gì của người lính 
A- Sự khó khăn gian khổ
B- Tình yêu của những người lính
C- Tình đồng đội, tinh thần lạc quan, dũng cảm.
D- Công việc của những người lính trong chiến tranh.
Câu 11: Trong đoạn trích Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang của Đe-ni-ơn Đi- phô trang phục của Rô- bin- xơn được làm bằng chất liệu
A- Da của con dê 	B- Lá rừng	C-Vỏ cây rừng	D- Lông của con báo.
Câu 12: Nội dung chính của đoạn trích Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang 
A- Kể về những ngày tháng trôi dạt ngoài đảo hoang của Rô- bin- xơn.
B- Miêu tả bức chân dung tự hoạ của Rô- bin- xơn.
C- Kể về công việc hàng ngày của Rô- bin- xơn.
 D- Miêu tả hoàn cảnh sống của Rô- bin- xơn.
Phần II: Tự luận 7 điểm
Câu 1: (2 điểm) 
Phần kết truyện “Bến quê” (Nguyễn Minh Châu) có chi tiết miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ “ Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”
Hãy giải thích chi tiết đó bằng một đoan văn ngắn từ 8 đến 10 câu, trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái.
Câu 2: ( 5 điểm)
Phân tích nhân vật Phương Định (Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê) trong một lần phá bom 
E- Đáp án
Phần I trắc nghiệm 3 điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
A
A
A
C
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
B
C
A
B
A
D
A
D
A
C
B
Phần II: Tự luận
Câu 1: 2 điểm Viết đoạn văn
- Hình thức: Đầy đủ bố cục gồm 3 phần mở đoạn thân đoạn và kết đoạn, thể hiện được chủ đề của đoạn văn.Sử dụng một câu có thành phần tình thái bài viết cần rõ ràng, mạch lạc, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
- Nội dung: Giải thích được ý nghĩa cơ bản của chi tiết trong đoạn văn
+ Nghĩa thực: Nhĩ đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
+ Nghĩa khái quát, biểu tượng: ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình (mà chúng ta dễ sa vào trên đường đời) để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất gần gũi và bền vững.
Câu 2: 5 điểm
Học sinh có thể trình bày như sau:
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Giới thiệu về nhân vật, những nét chung về nhân vật (0,5 điểm)
* Phân tích làm nổi bật tính cách hồn nhiên, yêu đời, phẩm chất dũng cảm của Phương Định (4 điểm)
- Phương Định là cô gái Hà Nội vào chiến trường tính nết hồn nhiên ngây thơ. Ngay giữa Trường Sơn đầy bom đạn cô luôn nhớ về những kỉ niệm, nhớ về Hà Nội, những kỉ niệm đó giúp cô có nghị lực vượt qua mưa bom bão đạn, mọi thử thách của chiến tranh.
 - Phương Định hồn nhiên, yêu đời, biết trân trọng giá trị cuộc sống.
- Phương Định đi phá bom:
+ Tình huống gay cấn khi cô đối diện với tử thần.
Tinh thần dũng cảm, đối diện với cái chết, tinh thần đồng đội, sẵn sàng hi sinh, yêu quý đồng đội.
+ Sự dũng cảm của Phương Định đã truyền cho người đọc niềm mến phục.
- Từ nhân vật Phương Định suy nghĩ về những người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: tự hào về quá khứ hào hùng cuả dân tộc, tự hào về những chiến sĩ, TNXP. Cảm phục, biết ơn họ.
- Đánh giá về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực,sinh động. Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật. Ngôi kể phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho nhân vật thể hiện chiều sâu tâm trạng và phẩm chất tốt đẹp một cách chân thực.
* Tình cảm yêu mến với nhân vật, biết ơn và trân trọng sự hi sinh của cha anh. Trách nhiệm của thanh niên hiện nay (0,5 điểm)
Bài viết đảm bảo đủ nội dung, làm nổi bật được nhân vật, có sáng tạo, kết hợp tốt các PTBĐ, bài viết sạch sẽ được 9- 10 điểm
Bài viết đảm bảo đủ nội dung, làm nổi bật nhân vật, bài viết sạch sẽ, sai lỗi chính tả lỗi ngữ pháp từ 1 đến 3 lỗi được 7- 8 điểm
Bài viết đảm bảo về nội dung, chỉ nêu được những nét chính về nhân vật, nghị luận chưa sâu sắc, sai lỗi chính tả từ 5 đến 7 lỗi được 5-6 điểm
Bài dưới trung bình chưa viết đúng kiểu bài, diễn xuôi, kể lể, sai lỗi chính tả. Giáo viên có thể căn cứ vào mức độ của bài viết để cho điểm.
Trên đây chỉ là những gợi ý về đáp án chấm. Giáo viên có thể căn cứ vào khả năng của học sinh để cho điểm. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo.
Đề kiểm tra Tiếng Việt
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
A- Mục đích
- Qua bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về phần tiếng Việt
- Đánh giá năng lực biết và hiểu về các BPTT, thành phần biệt lập, nghĩa tường minh và hàm ý của học sinh 
- Đánh giá kĩ năng vận dụng, sự sáng tạo của học sinh thông qua bài tự luận.
- Qua bài kiểm tra giáo viên tự đánh giá phương pháp dạy học có phương án điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với đối tượng học sinh địa phương.
- Rèn phương pháp tự kiểm tra đánh giá cuả học sinh.
- Giáo dục ý thức tự học, độc lập suy nghĩ, tháI độ học tập nghiêm túc, trung thực.
B- Hình thức kiểm tra
Trắc nghiệm khách quan và tự luận.
C- Thiết lập ma trận
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Thành phần biệt lập
Trình bày được khái niệm về thành phần biệt lập. Nhận biết được thành phần biệt lập trong câu.
Phân biệt các thành phần biệt lập
Đặt câu có thành phần biệt lập.
Số câu
Số điểm
Số câu: 4 
Số điểm: 1
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm: 1
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 6
Số điểm: 2,25 điểm= 22,5 %
2. Nghĩa tường minh và hàm ý
Nhận biêt được nghĩa tường minh và hàm ý
Tạo lập đoạn văn có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý.
Số câu
Số điểm
Số câu: 3
Số điểm: 0,75
Số câu: 0
Số điểm:0
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 4
Số điểm: 2,75 điểm= 27,5%
3. Biện pháp tu từ
Nhận ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu.
Phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ.
Số câu
Số điểm
Số câu: 4
Số điểm: 1
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 1
Số điểm: 4
Số câu: 5
Số điểm: 5điểm=50 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Số câu: 11
Số điểm: 2,75 điểm= 27,5 %
Số câu: 1
Số điểm:0,25 điểm= 2,5 %
Số câu: 2
Số điểm: 3 điểm= 30%
Số câu: 1
Số điểm:4 điểm = 40% 
Số câu: 15
Số điểm: 10 điểm= 100%
D- Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý em chọn là đúng nhất
Câu 1: Thành phần biệt lập của câu là gì?
A- Bộ phận tách rời khỏi sự việc của câu
B- Bộ phận đứng trước chủ ngữ nêu sự việc được nói tới của câu.
C- Bộ phận chỉ thời gian, địa điểmđược nói tới trong câu.
D- Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
Câu 2: Câu nào sau đây chứa thành phần cảm thán
A- Có lẽ văn nghệ rất kị "tri thức hoá" nữa.
B- chả lẽ anh ấy lại không đến.
C- Ô kìa! cô bé hát hay làm sao!
D- Có phải em mùa thu Hà Nội.
Câu 3: Câu văn nào chứa thành phần tình thái?
A- Có lẽ ngày mai mình đi píc-níc.
B- Kìa, trời mưa.
C- Chao ôi, bông hoa đẹp quá.
D- ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi.
Câu 4: Thành phần phụ chú trong câu văn sau thể hiện ở những từ ngữ nào?
Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh.
A- Bác tôi	C- người đứng bên phải bức hình	
 B- Một cựu chiến binh D- Người đứng bên phải.
Câu 5: Câu sau có chứa thành phần biệt lập nào? gạch chân từ ngữ là thành phần biệt lập 
Trang ơi, mìnhkhông dự liên hoan được đâu, cả cắm trại nữa. Nhưng bạn đừng nói gì với lớp nhé. Mìnhmìnhbận.
A- Thành phần cảm thán 
B- Thành phần tình thái
C- Thành phần phụ chú.
D- Thành phần gọi đáp.
Câu 6: Câu nào có chứa hàm ý?
A- Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ!
B- Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó.
C- Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn
D- Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy.
Câu 7: Việc sử dụng hàm ý cần những trình độ nào?
A- Người nói có trình độ văn hoá cao.
B- người nghe có trình độ văn hoá cao.
C- Người nói có ý thức đưa hàm ý vào câu, còn người nghe phải có năng lực giải đoán hàm ý.
D- người nói phải sử dụng các phép tu từ.
Câu 8: Đọc câu chuyện sau:
Nhầm
Một anh sờ lên cổ áo, thấy con rận, sợ người ta cười vội vàng hất nó xuống đất nói:
- Tưởng là con rận, hoá không phải.
Có người cúi xuống đất cố tìm được con rận nhặt lên:
- Tưởng là không phải, hoá ra con rận.
Câu có chứa hàm ý là:
A- Một anh sờ lên cổ áo, thấy con rận, sợ người ta cười vội vàng hất nó xuống đất
B- Có người cúi xuống đất cố tìm được con rận nhặt lên:
C-- Tưởng là con rận, hoá không phải.
D-- Tưởng là con rận, hoá không phải và câu Tưởng là không phải, hoá ra con rận.
Câu 9: Khổ thơ sau chủ yếu sử dụng phép tu từ nào?
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng.
A- Nhân hoá	B- So sánh	C- Nói quá	 	D- Liệt kê
Câu 10: Câu thơ Một mùa xuân nho nhỏ sử dụng phép tu từ nào?
A- ẩn dụ	B- So sánh	C- nhân hoá	D- Hoán dụ.
Câu 11: Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được sử dụng trong câu thơ nào?
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Câu 12: Câu văn Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt sử dụng phép tu từ gì?
A- ẩn dụ	B- So sánh	C- Phóng đại	D- Chơi chữ
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (1 điểm)
Em hãy đặt một câu có thành phần tình thái, một câu có thành phần phụ chú và gạch chân dưới các thành phần đó?
Câu 2: (2 điểm) 
Em viết một đoạn văn có sử dụng nghĩa hàm ý và chỉ rõ đó là hàm ý gì?
Câu 3: (4 điểm)
Phân tích giá trị của phép tu từ trong hai câu thơ sau:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
E- Thang điểm- đáp án
Phần I: Trắc nghiệm khách quan 3 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
A
C
D
B
C
D
B
A
C
C
Phần tự luận:
Câu 1: Đặt câu
- Đặt đúng yêu cầu của đề bài có thành phần phụ chú, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, gạch chân dưới thành phần phụ chú ( 0,5 điểm)
- Đặt đúng yêu cầu của đề bài có thành phần tình thái, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, gạch chân dưới thành phần tình thái (0,5 điểm)
Câu 2: viết đoạn văn 4 điểm
- Đoạn văn phải có chủ đề,viết mạch lạc, rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
- Thể hiện nghĩa hàm ẩn.
- Phân tích ý nghĩa của nghĩa hàm ẩn được đặt trong đoạn văn.
Câu 3: 6 điểm Phân tích giá trị của phép tu từ trong hai câu thơ:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
- HS cần chỉ ra được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là phép ẩn dụ độc đáo.
- Hai câu thơ này giàu tính nghệ thuật. Hình ảnh mặt trời trong câu thứ nhất là hình ảnh thật, hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai đã được chuyển nghĩa và mang ý nghĩa tượng trưng. Mặt trời nói về sự ấm nóng, sự rực rỡ, ngời sáng. Đứa con trong tình yêu thương của mẹ trở thành niềm tin, vừa gần gũi vừa thiêng liêng, vừa bé bỏng vừa to lớn, cao đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra ngu van 9.doc