Giáo án Lớp 6 môn Giáo dục công dân năm 2006

Giáo án Lớp 6 môn Giáo dục công dân năm 2006

1. Kiến thức:

-Giúp HS hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

2. Thái độ:

Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

3.Kĩ năng:

- Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

 

doc 48 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 6 môn Giáo dục công dân năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Soạn ngày tháng 9 năm 2006
 Giảng ngày tháng 9 năm 2006
Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
A- Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
-Giúp HS hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
2. Thái độ:
Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân.
3.Kĩ năng:
- Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
Biết vận động mọi người cùng tham gia hưởng ứng phong trào TDTT.
B- Tài liệu và phương tiện
- SGK, SGV
- Bộ tranh GDCD 6
- Tục ngữ, ca dao Việt Nam nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Tổ chức lớp.
II. Kiểm tra: Sách vở, đồ dùng học tập của HS.
III. Giới thiệu bài mới:
- GV đưa tình huống: Ngạn ngữ Hi Lạp có câu " Người hạnh phúc là người có ba điều: Khoẻ mạnh, giàu có và tri thức". Theo em, trong ba điều trên, điều nào là cơ bản nhất? Vì sao?
- HS trao đổi trả lời ngắn gọn: Sức khoẻ.
- GV: Để có sức khoẻ, chúng ta phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. Đó là nội dung bài học hôm nay.
IV. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản cần đạt
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện "Mùa hè kì diệu".
-HS: Đọc truyện
- GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
1.Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?
2. Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
3. Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Tại sao?
- HS: Trao đổi và trả lời.
- GV: Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- GV: Chốt vấn đề.
I. Truyện đọc: Mùa hè kì diệu
1. Minh đã tập bơi thành công, cao lên, chân tay rắn chắc, nhanh nhẹn.
2. Do Minh có lòng kiên trì luyện tập để thực hiện ước muốn của mình.
3. Sức khoẻ cần thiết cho mỗi người vì: Có sức khoẻ mới tham gia tốt các hoạt động học tập, lao động, vui chơi...
Hoạt động 2. Thảo luận nhóm: Tìm hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể và những hành vi trái với việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
- GV:Chia lớp thành 3 nhóm.
- HS: Thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
-HS: Các nhóm khác bổ sung.
- GV: Chốt lại các vấn đề đúng
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
- GV: Yêu cầu đọc thầm nọi dung bài học sgk/4 và nêu câu hỏi cho HS trả lời:
1. Sức khoẻ có vai trò quan trọng như thế nào đối với con người?
2. Muốn chăm sóc, rèn luyện thân thể chúng ta phải làm gì?
3. Chăm sóc, rèn luyện thân thể có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
- HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV: Chốt lại nội dung cơ bản.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS: Tự làm bài tập và trình bày kết quả của mình.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- GV: Chữa bài tập
4. Biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể:
- Biết vệ sinh các nhân.
- Ăn uống điều độ.
- Không hút thuốc lá và các chất gây nghiện.
- Biết phòng tránh bệnh.
- Tập TDTT hằng ngày...
5. Hành vi trái với việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể:
- Sống buông thả tuỳ tiện.
- Lười tập TDTT.
- Ăn uống tuỳ tiện, hay ăn quà vặt.
- Không biết phòng tránh bệnh tật.
II. Nội dung bài học.
1. Sức khoẻ là vốn quý của con người.
2. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, tích cực luyện tập TDTT, tích cực phòng và chữa bệnh...
3. Có sức khoẻ giúp ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan vui vẻ.
III. Bài tập
1. Bài tập a SGK/4
Đáp án đúng: 1,2,3,5
V. Củng cố.
GV: Cho HS nhắc lại nội dung bài học.
VI. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc nội dung bài học.
- Làm tiếp các bài tập b,c,d (SGK/4)
- Chuẩn bị bài: Siêng năng, kiên trì.
Tiết 2 Soạn ngày tháng 9 năm 2006
 Giảng ngày tháng 9 năm 2006
Bài 2: Siêng năng, kiên trì.
A- Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- HS nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
- ý nghĩa của siêng năng và kiên trì.
2. Thái độ:
 Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
3. Kĩ năng:
 Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người HS tốt.
B. Tài liệu và phương tiện.
- SGK, SGV
- Truyện kể về tấm gương các danh nhân, các tấm gương vượt khó trong học tập.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Tổ chức lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn chăm sóc rèn luyện thân thể, chúng ta phải làm gì?
- Bản thân em đã làm gì để tự chăm sóc rèn luyện thân thể?
III. Giới thiệu bài mới:
GV đưa ra tình huống: Nhà cô Mai có hai con trai, chồng cô là bộ đội ở xa, mọi việc trong nhà do ba mẹ con tự xoay sở. Mọi việc trong nhà: rửa bát, quét nhà, cơm nước...đều do hai con trai cô làm.Hai anh em cong chăm chỉ học tập, năm nào cũng đạt học sinh giỏi.
Câu chuyện kể trên nói lên đức tính gì của hai anh em con nhà cô Mai? Đức tính đó được biểu hiện như thế nào? Có ý nghĩa gì? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học hôm nay.
IV. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện: "Bác Hồ tự học ngoại ngữ"
- HS: Đọc diễn cảm truyện.
- GV: Đưa ra các câu hỏi để học sinh thảo luận theo lớp:
1. Bác Hồ đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào?
2. Trong quá trình học tập, Bác đã gặp những khó khăn gì? Bác đã vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào?
3. Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
- HS: Trao đổi và trả lời
- GV: Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng.
- GV: Chốt vấn đề.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm: Tìm hiểu những biểu hiện của SN, KT và biểu hiện trái với SN, KT.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1-3: Tìm hiểu biểu hiện của SN, KT.
+ Nhóm 2-4: Tìm hiểu biểu hiện trái với SN, KT.
- HS: Thảo luận và trình bày kết quả. Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- GV: Chốt lại ý kiến đúng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS liên hệ thực tế.
- GV: Yêu cầu HS kể về một tấm gương SN,KT ở trường, lớp và tự liên hệ bản thân.
- HS: Kể và liên hệ bản thân.
- GV: Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS rút ra bài học.
- GV: Từ sự tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?
- HS: Trao đổi và trả lời.
- GV: Chốt vấn đề.
I.Truyện đọc: Bác Hồ tự học ngoại ngữ
1. Bác học bằng cách:
- Khi làm phụ bếp trên tàu mỗi ngày vẫn tự học 2 tiếng. Những từ khó, Bác nhờ thuỷ thủ người Pháp giảng lại. Mỗi ngày viết 10 từ vào cánh tay để vừa làm vừa học.
- Khi ở Luân Đôn, Bác tự học ở vườn hoa vào sáng sớm và chiều. Ngày nghỉ, Bác đến học tiếng Anh với GS người ý
- Khi tuổi cao, Bác tra từ điẻn hoặc nhờ người khác giải thích.
2. Bác gặp khó khăn:
- Không được học trong nhà trường.
- Học trong hoàn cảnh lao động vất vả.
- Không nản chí, kiên trì học tập.
3. Cách học đó thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì của Bác.
4. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì:
- Cần cù, tự giác làm việc.
- Miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn
- Luôn tìm việc để làm.
- Tận dụng thời gian để làm việc.
5. Biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì:
- Lười biếng.
- Làm đâu bỏ đấy.
- Làm qua loa cho xong việc.
- Làm cầm chừng, trốn việc.
- Chọn việc dễ để làm.
- Đùn đẩy việc cho người khác...
II. Nội dung bài học.
1. Siêng năng: 
Là đực tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.
2. Kiên trì: 
Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăng, gian khổ.
V. Củng cố, luyện tập.
- HS các nhóm nhắc lại nội dung bài học phần 1,2
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập a (SGK-6)
VI. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc nội dung bài.
- Chuẩn bị tiếp nội dung tiết 2 của bài học.
Tiết 3 Soạn ngày tháng 9 năm 2006
 Giảng ngày tháng 9 năm 2006
Bài 2: Siêng năng, kiên trì ( tiếp theo)
A- Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- HS nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
- ý nghĩa của siêng năng và kiên trì.
2. Thái độ:
 Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
3. Kĩ năng:
 Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người HS tốt.
B. Tài liệu và phương tiện.
- SGK, SGV
- Truyện kể về tấm gương các danh nhân, các tấm gương vượt khó trong học tập.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Tổ chức lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
 Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì? Bản thân em đã rèn luyện tính siêng năng, kiên trì như thế nào?
III. Giới thiệu bài:
- GV: Yêu cầu HS tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì.
- HS: Tìm và đọc một số câu ca dao, tục ngữ.
- GV: SN,KT là một đức tính cần có ở mỗi người. Vậy biểu hiện và ý nghĩa của SN,KT như thế nào, chúng ta tiếp tuch tìm hiểu trong bài học hôm nay.
IV. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tiếp tục tìm hiểu nội dung bài học.
- GV: Chia HS thành các nhóm nhỏ theo đơn vị bàn để thảo luận tìm những biểu hiện của SN,KT.
- Từng thành viên trong nhóm nêu những việc làm thể hiện tính SN,KT trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
- Nhóm chọn người có biểu hiện SN,KT nhất trình bày trước lớp.
- HS trong lớp bình chọn 3 bạn có đức tính SN,KT nhất lớp trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
- GV: Nhận xét, tuyên dương HS và chốt lại những biểu hiện về tính SN,KT
- GV: Tiếp tục đặt câu hỏi: SN,KT có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
- HS: Trao đổi và và trả lời.
- GV: Chốt vấn đề.
- GV: Nêu ví dụ về sự thành đạt của HS giỏi nhà trường, của các nhà khoa học trẻ, của những người làm giàu từ sức lao động của mình nhờ SN,KT
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS: làm việc cá nhân.
- GV: Gọi 1-2 HS trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV: Chốt vấn đề
- GV: Cho HS kể
- GV: Đánh giá, cho điểm
II. Nội dung bài học.
1. Siêng năng.
2. Kiên trì.
3. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
a. Trong học tập:
- Đi học chuyên cần.
- Chăm chỉ làm bài.
- Có kế hoạch học tập.
- Đạt kết quả cao.
b. Trong lao động:
- Chăm làm việc ở nhà.
- Không ngại khó bỏ dở công việc.
- Miệt mài với công việc.
- Tìm tòi sáng tạo.
c. Trong các hoạt động khác.
- Kiên trì luyện tập TDTT.
- Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn.
4. ý nghĩa:
SN,KT giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1: Trong các ý kiến sau, ý nào đúng, ý nào sai:
a. Người SN là người yêu lao động.
b. Người SN là người làm việc không lúc nào nghỉ ngơi.
c. Người SN là người chỉ vì nghèo mà cố làm nhiều.
d. Chỉ SN chưa đủ, còn phải biết cách làm tốt.
e. Người KT không nản lòng trước khó khăn thất bại.
h. Người KT không bao giờ thay đổi cách nghĩ cách làm của mình.
* Đáp án: 
- Các câu đúng: a,d,e
- Các câu sai: b,c,h
2. Bài tập 2: 
Em hãy kể một tấm gương kiên trì vượt khó mà em biết?
V. Củng cố.
- HS: Nhắc lại nội dung bài học.
- GV: Hệ thống lại những nội dung kiến thức cơ bản.
VI. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc nội dung bài.
- Lập bảng tự đánh giá quá trình rèn luyện tính SN,KT trong học tập, công việc ở trường, công việc ở nhà( tự thấy SN,KT đánh dấu +, chư ... ững trường hợp đó, em phải làm gì?
- HS làm miệng.
- GV nhận xét và bổ sung các câu trả lời
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập củng cố.
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập d SGK-46.
- HS: Làm miệng.
- GV: Nhận xét và cho điểm
I. Kĩ năng nhận biết và ứng xử trước các tình huống liên quan đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
* Tình huống: Bài tập b SGK -45.
1.Tuấn đã vi phạm: chửi và đánh bạn, xâm phạm danh dự, thân thể và sức khoẻ của Hải.
- Anh trai của Tuấn cũng phạm tội xâm phạm đến thân thể của người khác
2.Nếu là Hải em sẽ:
- Trực tiếp giải thích cho Tuấn hiểu là Tuấn không nên đánh, chửi bạn.
- Nếu Tuấn vẫn không nghe thì báo cáo với GVCN và bố mẹ biết để cùng giải quyết.
II. Rèn luyện kĩ năng ứng xử:
1. Ví dụ về xâm phạm quyền:
- Đánh bạn.
- Xúc phạm bạn.
- Gây gổ với bạn.
- Đùa dai, trêu chọc bạn.
- Nói xấu bạn với người khác.
2. Trong trường hợp đó cần:
- Gặp gỡ các bạn phân tích để các bạn thấy làm như vậy là sai.
- Nếu bạn vẫn tiếp tục vi phạm thì báo với GVCN và bố mẹ biết để cùng phối hợp giải quyết.
III. Luyện tập:
Bài tập d SGK-46:
* Các ý kiến đúng:
- Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể.
- Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội.
- Mọi việc xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác đều là vi phạm pháp luật. 
V. Củng cố.
- HS: Nhắc lại nội dung bài học.
- GV: Hệ thống hoá nội dung kiến thức cơ bản của bài.
VI. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc nội dung bài.
- Chuẩn bị bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Tiết 30 Soạn ngày tháng năm 2006
 Giảng ngày tháng năm 2006
Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
A- Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- HS hiểu được những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được quy định trong hiến pháp của Nhà nước ta.
2. Kĩ năng:	
- Biết phân biệt đâu là những hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.
- Biết bảo vệ chỗ ở của mình và không xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác, có ý thức cảnh giác trong việc giữ gìn và bảo vệ chỗ ở của mình cũng như của người khác.
B. Tài liệu và phương tiện.
- SGK, SGV.
- Hiến pháp 1992.
- Luật Hình sự 1999.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Tổ chức lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
- Pháp luật nươc ta quy định như thế nào về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm ?
- Nêu một số ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm ?
III. Giới thiệu bài mới:
- GV: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định trong hiến pháp nước ta. Vậy công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
IV. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thảo luận, phân tích tình huống.
- HS: Đọc tình huống SGK-47.
- GV: Hướng dẫn HS thảo luận lớp theo câu hỏi:
1. Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà? Trước sự việc xảy ra như vậy, bà Hoà đã có những suy nghĩ và hành động như thế nào? 
2. Theo em, bà Hoà hành động như vậy là đúng hay sai? Tại sao?
- HS: Trao đổi và trả lời.
- GV: Chốt lại ý đúng.
- GV đọc: Điều 73, Hiến pháp-1992
3. Theo em, bà Hoà nên làm thế nào để có thể xác minh được nhà T lấy trộm tài sản của mình mà không vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác?
 - HS: Trao đổi và trả lời.
- GV: Chốt lại ý đúng.
- GV giới thiệu: Điều 124, Bộ Luật hình sự 1999
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
- GV: Yêu cầu đọc thầm nội dung bài học SGK-13 và nêu câu hỏi cho HS trả lời trả lời theo 4 nhóm
1.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?
2. Những hành vi như thế nào là vi phạp pháp luật về chỗ ở của công dân?
3. Người vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân sẽ bị xử lí như thế nào?
4. Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
- HS: Đại diện nhóm trả lời.Lớp trao đổi, bổ sung.
- GV: Chốt lại nội dung cơ bản.
- HS: Ghi các nội dung cơ bản.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập bằng hệ thống bài tập.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1-3: Đóng vai ững xử tình huống 1.
+ Nhóm 2-4: Đóng vai ứng xử tình huống 2.
- HS: Thảo luận phân vai và đóng vai.
- Lớp trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV: Kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống
I.Tình huống SGK-47.
1. Gia đình bà Hoà:
- Mất con gà mái hoa mơ đang đẻ trứng.
- Bà Hoà nghĩ chỉ có nhà T bắt trộm và chửi đổng suốt ngày.
- Mất quạt bàn
- Bà Hoà nghĩ nhà T lấy cắp chiếc quạt và bà chạy sang nhà T đòi khám nhà, mẹ con nhà T không cho vào, bà Hoà cứ xông vào khám 
2. Hành động cảu bà Hoà xông vào khám nhà là sai, là vi phạm pháp luật.
3. Bà Hoà:
- Quan sát, theo dõi.
- Cần báo với chính quyền địa phương để nhờ can thiệp
II. Nội dung bài học.
1.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân.
2. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép
3. Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác. Phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán tố cáo người xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
III. Luyện tập.
* Tình huống đóng vai:
1. Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình thì có người gõ cửa muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.
2. Quần áo của nhà em phơi trên dây, gió làm bay sang nhà hàng xóm. Em muốn sang lấy về nhưng bên đó không có ai ở nhà.
 Em sẽ làm gì trong các tình huống trên?
V. Củng cố.
- HS: Nhắc lại nội dung bài học 
- GV: Hệ thống hoá nội dung kiến thức cơ bản của bài.
VI. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc nội dung bài.
- Làm tiếp các phần của bài tập đ SGK-48.
- Chuẩn bị bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Tiết 31 Soạn ngày tháng năm 2006
 Giảng ngày tháng năm 2006
Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
A- Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- HS hiểu được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong hiến pháp của Nhà nước ta.
2. Kĩ năng:	
- Biết phân biệt đâu là những hành vi vi phạm pháp luật và đâu là những hành vi thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.
3. Thái độ:
- Có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Tài liệu và phương tiện.
- SGK, SGV.
- Hiến pháp 1992.
- Luật Hình sự 1999.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Tổ chức lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?
- Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?
III. Giới thiệu bài mới:
- GV nêu tình huống cho HS tranh luận: " Nếu nhặt được thư của bạn, em sẽ làm gì"
- Sau khi HS đưa ra ý kiến, GV nhâbnj xét ý kiến đúng, sai
- GV: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những 	quyền cơ bản của công dân và được quy định trong hiến pháp nước ta. Vậy, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
IV. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thảo luận, phân tích tình huống.
- HS: Đọc tình huống SGK-49.
- GV: Hướng dẫn HS thảo luận lớp theo câu hỏi:
1. Theo em, Phượng có thể đọc thư của Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?
2. Em có đồng ý với giảơ pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không?
3. Nếu là Loan, em sẽ làm thế nào?
- HS: Trao đổi và trả lời.
- GV: Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng
- HS: Nhận xét, bổ sung thêm ý kiến
- GV: Chốt lại ý đúng.
- GV giới thiệu: Điều 73, Hiến pháp -1992
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
- GV: Yêu cầu đọc điều 125, Bộ luật hình sự 1999( SGK-50)
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 câu hỏi sau(mỗi nhóm 1 câu):
1. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào? 
2. Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.
3. Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?
4. Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác, em sẽ làm gì?
- HS: Đại diện nhóm trả lời.Lớp trao đổi, bổ sung.
- GV: Chốt lại nội dung cơ bản.
- HS: Ghi các nội dung cơ bản.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập bằng hệ thống bài tập.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS ghi cách ứng xử của mình ra giấy nháp:
+ Nhóm 1-3: Thực hiện nội dung a, b
+ Nhóm 2-4: Thực hiện nội dung c, d
- HS: Trình bày ý kiến của mình
- HS: Nhận xét và bổ sung
- GV: Kết luận và cho điểm những trường hợp có cách ứng xử hay.
I.Tình huống SGK-49.
1. Phượng không được tự ý đọc thư của Hiền, dù Hiền là bạn thân nhưng nếu chưa được sự đồng ý thì không được đọc.
2. Giải pháp của Phượng là không chấp nhận được bởi vì làm như vậy là lừa dối bạn, vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 
3. Nếu là Loan em nên:
- Giải thích để Phượng hiểu không được đọc thư của bạn khi bạn chưa đồng ý.
- Nếu cố tình đọc là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 
II. Nội dung bài học.
1. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.
2.Hành vi vi phạm có thể là:
- Đọc trộm thư của người khác.
- Thu giữ thư tín, điện tín của công dân.
- Nghe trộm điện thoại của người khác.
- Đọc thư của người khác rồi đi nói lại cho mọi người biết.
3.Tham khảo Bộ Luật hình sự điều 125
4.Em sẽ:
- Nhắc nhở bạn không được hành động như vậy.
- Giải thích để bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật.
- Nếu bạn vẫn không nghe, có thể nhờ cô giáo hoặc gia đình cùng giúp đỡ
III. Luyện tập.
Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau:
a. Nhặt được thư của người khác.
b. Bố mẹ em, hoặc anh chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến.
c.Khi bố mẹ đi vắng, làm thế nào để khỏi thất lạc thư, điện báo.
d.Nếu bố mẹ hoặc anh chị đọc nhật kí của em thì em sẽ làm gì.
V. Củng cố.
- HS: Nhắc lại nội dung bài học 
- GV: Hệ thống hoá nội dung kiến thức cơ bản của bài.
VI. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc nội dung bài.
- Làm tiếp các phần của bài tập đ SGK-48.
- Chuẩn bị bài thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương: Tệ nạn xã hội

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN GDCD 6.doc