Giáo án Lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 5 - Bài 4: Lễ độ

Giáo án Lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 5 - Bài 4: Lễ độ

A. Mục tiêu bài học.

 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là lễ độ và ý nghĩa của nó.

 2. Kỹ năng: Học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và kịp thời điều chỉnh hành vi của mình.

 3. Thái độ: Học sinh có ý thức và thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với những người lớn tuổi hơn mình và với bạn bè.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 5 - Bài 4: Lễ độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 5	 BÀI 4: LỄ ĐỘ
Ngày soạn:2/10
	A. Mục tiêu bài học.
	1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là lễ độ và ý nghĩa của nó.
	2. Kỹ năng: Học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và kịp thời điều chỉnh hành vi của mình.
	3. Thái độ: Học sinh có ý thức và thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với những người lớn tuổi hơn mình và với bạn bè.
	B. Phương pháp:
	- Thảo luận nhóm.
	- Kích thích tư duy.
	- Giải quyết vấn đề.
	C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	1. Giáo viên chuẩn bị: 
- Nghiên cứu bài dạy soạn bài,SGK, SGV GDCD 6, tranh ảnh...
	2. HS chuẩn bị: Xem trước nội dung bài học.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 1 phút )
	- Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do).
	II. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút): 
	1. Thế nào là tiết kiệm? Em đã thực hành tiết kiệm như thế nào?
	2. Tìm những hành vi trái với tiết kiệm, và hậu quả của nó?.
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề:(2 phút) Gv hỏi một số học sinh: Trước khi đi học, khi đi học về; Khi cô giáo vào lớp các em cần phải làm gì?. Sau đó Gv dẫn dắt vào bài.
	2. Triển khai bài:
* Hoạt động của thầy và trò
* Nội dung kiến thức
* HĐ1:(10 phút) Tìm hiểu truyện đọc SGK 
GV. Gọi Hs đọc truyện SGK.
Gv: Thuỷ đã làm gì khi khách đến nhà?
GV. Em có suy nghĩ gì về cách cư xử của Thuỷ?.
* HĐ2: ( 12 phút) Phân tích nội dung bài học
Gv: Thế nào là lễ độ?
 *Thảo luận nhóm.
GV chia HS thành nhóm nhỏ thảo luận theo nd sau:
- Tìm hành vi thể hiện lễ độ và thiếu lễ độ, ở trường, ở nhà, ở nơi công cộng...
HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại.
Gv: Có người cho rằng đ/v kẻ xấu không cần phải lễ độ, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?.
Gv: Hãy nêu các biểu hiện của lễ độ?.
Gv: Trái với lễ độ là gì?
Gv: yêu cầu 1 Hs kể lại câu chuyện; " lời nói có phép lạ" ( sbt)
Gv: Vì sao phải sống có lễ độ?
HĐ3: ( 10 phút) Liên hệ thực tế và rèn luyện đức tính lễ độ. 
Gv: Yêu cầu HS kể những tấm gương thể hiện tốt đức tính này.
Gv: Theo em cần phải làm gì để trở thành người sống có lễ độ?
Gv: HD học sinh làm bài tập c, a sgk/13.
HS: Nêu những câu ca dao, TN, DN nói về lễ độ.
1. Lễ độ là gì?
 Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
* Biểu hiện;
- Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác.
- Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi...
* Trái với lễ độ là: Vô lễ, hổn láo, thiếu văn hóa..
2. Ý nghĩa:
- Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn.
- Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ.
3. Cách rèn luyện: 
- Học hỏi các quy tắc ứng xử, cách cư xử có văn hoá.
- Tự kiểm tra hành vi thái độ của bản thân và có cách điều chỉnh phù hợp.
- Tránh xa và phê phán thái độ vô lễ.
IV. Củng cố: (2 phút).
	- GV. Cho hs chơi sắm vai theo nội dung bài tập b sgk/13.
	V. Dặn dò: ( 2 phút).
	- Học bài
	-Thực hành phẩm chất đạo đức lễ độ; Mỗi em tự ghi lại những mặt được và chưa được trong việc thực hành phẩm chất đạo đức đó trong một tuần.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 5.doc