Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 27 năm 2006 - Tập làm văn viết bài tập làm văn số 6

Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 27 năm 2006 - Tập làm văn viết bài tập làm văn số 6

I/ Mục tiêu : Giúp học sinh:

 - Hệ thống kiến thức thể loại văn miêu tả: tả người.

 - Biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết.

 - Biết vận dụng các kĩ năng; kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng.

 - Giáo dục HS tính cẩn thận, vận dụng các kiến thức đã học vào việc viết văn.

II/ Chuẩn bị:

 - GV: Ra đề kiểm tra.

 - HS: + Xem lại kiến thức về văn miêu tả: tả người.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần 27 năm 2006 - Tập làm văn viết bài tập làm văn số 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: 16/03/2013 
Tiết 112+113 Ngày dạy: 19/03/2013
Tập làm văn
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
-------- TẢ NGƯỜI ----------
Thời gian:90 phút 
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh:
 - Hệ thống kiến thức thể loại văn miêu tả: tả người.
 - Biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết.
 - Biết vận dụng các kĩ năng; kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, vận dụng các kiến thức đã học vào việc viết văn.
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Ra đề kiểm tra.
 - HS: + Xem lại kiến thức về văn miêu tả: tả người.
 III/ Lên lớp:
 1) Ổn định:
 2) Kiểm tra:
 A) Đề: Hãy tả người thân mà em yêu mến (ông ,bà ,bố ,mẹ ,anh chị ...)
 B) Đáp án: 
 1. Mở bài: (1,5 điểm)
 - Giới thiệu chung về người mà mình định tả:
 + Tên, tuổi,nghề nghiệp....
 + Tình cảm của em đối với người thân mà em yêu mến...
 2. Thân bài (7 điểm)
 a) Tả ngoại hình:
 * HS biết chọn lựa những chi tiết để tả.
 - Hình dáng: cao, thấp, mập mạp hay bình thường...
 - Khuôn mặt, tóc ,mắ ,mũi ,miệng ,da...
 b) Tả xen kể về tính tình của người thân (nhưng tả là chủ yếu):
 - Hiền lành, chân thật........
 - Hay giúp đỡ người khác.
 c) Sở thích, thói quen:
 3. Kết bài: (1,5 điểm)
 - Cảm nghĩ của em đối với người thân mà em yêu mến
 + Yêu thương, kính trọng
 + Vâng lời, lễ phép, cố gắng học. 
 C. Biểu điểm :
 -Điểm 9 -10: Làm bài hoàn chỉnh về mặt hình thức (3phần rõ ràng),nội dung đầy đủ các ý Trong quá trình viết bài có sự sáng tạo độc đáo ,diễn đạt mạch lạc ,trôi chảy ,không có lỗi chính tả . 
 -Điểm 7-8: Làm hoàn chỉnh về mặt hình thức ,diễn đạt trôi chảy ,có sự sáng tạo nhưng chưa đặc sắc ,không mắc lỗi chính tả .
 -Điểm 5-6: Hình thức trình bày được ,nội dung đủ ý nhưng cách diễn đạt chưa trôi chảy,chưa có sự sáng tạo trong bài viết ,mắc dưới 10 lỗi chính tả .
 -Điểm 3-4: Bài làm bố cục chưa trọn vẹn .Nội dung sơ sài ,diễn đạt lủng củng ,sai nhiều lỗi chính tả .
 - Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài ,chỉ viết được một đoạn văn rời rạc ,không đảm bảo về nội dung ,hình thức.
 -Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn .
4) Củng cố: 
 - Thu bài và nhận xét giờ làm bài.
5) Dặn dò: 
 - Về nhà xem lại nội dung và yêu cầu của đề ra.
 - Xem lại kiến thức thành phần câu ở TH và chuẩn bị bài Các thành phần chính của câu 
IV. Rút kinh nghiệm
Duyệt của CMT GV ra đề và đáp án 
Nguyễn Trọng Hiệp Đồng Thị Ngọc
Tuần 28 Ngày soạn: 18/03/2013 
Tiết 114+115 Ngày dạy: 20/03/2013
Tiếng Việt
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
1. Kiến thức: HS nắm được:
-Các thành phần chính của câu.
-Phân biệt thành phần chính và thành phàn phụ.
2. Kỹ năng:
-Xác định được chủ ngữ và vị ngữ.
-Đặt câu có chủ ngữ ,vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.
3. Giáo dục: - Giáo dục HS có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính. 
II/ Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu SGK,SGV,sách chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan để soạn bài .
 - HS : Tìm hiểu, soạn bài theo câu hỏi SGK .
 III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 1) Ổn định :
 2) Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là hoán dụ? Có mấy kiểu hoán dụ. Cho 1 ví dụ.
 => Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 - Có 4 kiểu hoán dụ -> HS cho ví dụ
 3) Bài mới :
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động- thuyết trình- GV giới thiệu bài mới.
ÚHoạt động 2 .vấn đáp ,nêu và giải quyết vấn đề 
? Nhắc lại tên các thành phần câu em đã học ở Tiểu học?
-Gọi học sinh đọc câu 2.
? Tìm các thành nói trên trong câu văn?
? Em thử lần lượt bỏ từng thành phần câu nói trên rồi rút ra nhận xét:
? Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu, để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt 1 ý trọn vẹn?
- Những thành nào không bắt buộc có mặt trong câu?
-> HS trình bày -> HS rút ra bài học. 
-GV gọi hs đọc ghi nhớ.
ÚHoạt động 3 .vấn đáp ,nêu và giải quyết vấn đề 
- Hs đọc lại các câu ở phần I.
? Vị ngữ có thể kết hợp được với những từ nào về phía trước ?
? Vị ngữ trả lời cho câu hỏi như thế nào ?
? Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong các câu theo gợi ý:
 - Vị ngữ là từ hay cụm từ?
 - Nếu vị ngữ là từ thì từ đó thuộc loại từ nào?
 - Nếu vị ngữ là cụm từ thì đó thuộc là cụm từ loại nào?
 - Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ?
-> Các nhóm trình bày lần lượt trình bày câu a, b, c theo gợi ý trên.
- HS nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
? Qua phần tìm hiểu trên, em hãy nêu đặc điểm, cấu tạo của vị ngữ?
-Hs đọc phần ghi nhớ.
TIẾT 2
ÚHoạt động 4 .vấn đáp ,nêu và giải quyết vấn đề 
- HS đọc lại các VD đã phân tích.
? Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở CN với hành động, đặc điểm, trạng thái nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?
? Chủ ngữ có thể trả lời những câu hỏi như thế nào?
-> HS trả lời -> GV bổ sung.
? Phân tích cấu tạo của CN trong các câu trên?
- Gv chốt ý.
- HS rút ra đặc điểm, cấu tạo của chủ ngữ
- Hs đọc ghi nhớ SGK/ 93
ÚHoạt động 5 .vấn đáp ,nêu và giải quyết vấn đề 
- Hs đọc bài tập và xác định yêu cầu.
- HS làm bài tập trên bảng phụ
- Chọn 4 bảng để trình bày 
- Hs khác nhận xét.
- Gv nhận xét chung và cho điểm.
- GV hướng làm bài tập 2 và 
- HS làm việc độc lập 
- HS trình bày
- HS nhận xét - GV ghi điểm 
I/ Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu.
1. Ví dụ:
Chẳng bao lâu, tôi / đã cường tráng. 	TN C V 
 * Lượt bỏ -> nhận xét:
- CN, VN: bắt buộc phải có mặt trong câu (thành phần chính).
- Trạng ngữ: không bắt buộc phải có mặt trong câu (thành phần phụ).
* Ghi nhớ: SGK/ 92 
II/ Vị ngữ:
1) Đặc điểm:
- Có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ,đang ,vừa ,mới 
- Trả lời các câu hỏi: Làm sao? Như thế nào? Làm gì ?
2) Cấu tạo:
a) Một buổi, tôi / ra đứng ở cửa hang
 C
 như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
 V1 (CĐT) V2 (CĐT) 
b) Chợ Năm Căn / nằm sát bên bờ sông,
 C V1 (CĐT)
 ồn ào, đông vui, tấp nập. 
 V2 (TT) V3 (TT) V4 (TT) 
c) Cây tre / là người Việt Nam.
 C V (CDT) 
 Tre, nứa, mai, vầu / giúp khác nhau. C1 C2 C3 C4 V (CĐT)
3. Ghi nhớ: SGK/ 93 
III/ Chủ ngữ:
1) Chủ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng có hành động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.
 Chủ ngữ: Tôi, chợ Năm Căn, cây tre, tre, nứa, mai, vầu.
2) Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi:
 Ai? Cái gì? Con gì? 
3) Cấu tạo:
- Tôi: đại từ
- Chợ Năm Căn: cụm danh từ 
- Tre, nứa, mai, vầu: danh từ
4. Ghi nhớ: SGK/ 93
IV/ Luyện tập:
Bài 1: Xác định CN, VN và cho biết cấu tạo:
(1) Chẳng bao lâu, tôi / đã trở thành
 C (đại từ)
 chàng dế thanh niên cường tráng.
 V (CĐT)
(2) Đôi càng tôi / mẫm bóng.
 C (CDT) V(TT)
(3)Những...kheo / cứng dần và nhọn.
 C (CDT) V1 (TT) V2 (TT) 
 (4) ..., tôi / co cẳng lên, đạp cỏ.
 C(Đại từ) V1 (CĐT) V2 (CĐT)
Bài 2
a.Trong giờ kiểm tra ,em đã cho bạn mượn bút.
b.Bạn Lan rất siêng năng 
c.Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
4) Củng cố: 
 - Phân biệt thành phần chính với thành phụ?
 - Nêu đặc điểm và cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ?
5) Dặn dò:
 - Học thuộc các ghi nhớ và xem lại các bài tập đã làm.
 - Chuẩn bị: Cây tre Việt Nam 
IV. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27.doc