Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần thứ 23 năm 2013

Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần thứ 23 năm 2013

I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :

1. Kiến thức: HS nắm được:

- Tình cảm của tác giả đối với cảng vật quê hương, với người lao động.

- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.

2. Kỹ năng:

- Đọc diến cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích

 3. Giáo dục: Giáo dục tình yêu mến thiên nhiên, kính trọng những người lao động bình dị và dũng cảm.

 

doc 17 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1102Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 môn Ngữ văn - Tuần thứ 23 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày soạn: 19/01/2013 
Tiết 8 + 89 Ngày dạy:21/01/2013
Bài 21 : Văn bản VƯỢT THÁC
 (Võ Quãng)
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
1. Kiến thức: HS nắm được:
- Tình cảm của tác giả đối với cảng vật quê hương, với người lao động.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
2. Kỹ năng:
- Đọc diến cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích
 3. Giáo dục: Giáo dục tình yêu mến thiên nhiên, kính trọng những người lao động bình dị và dũng cảm.
II/ Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu SGK, SGV ,sách chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan để soạn bài ,bảng phụ ghi bố cục .
 - HS : Tìm hiểu, soạn bài theo câu hỏi SGK .
 III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 1) Ổn định :
 2) Kiểm tra bài cũ : ? Trong bài Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh), người anh có tâm trạng gì khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái ? Em hãy giải thích rõ tâm trạng đó.
-->Trước bức tranh của em gái, người anh có tâm trạng: 
 - Ngỡ ngàng : không ngờ em gái vẽ mình 
 - Hãnh diện : vẽ mình đẹp, hoàn hảo
 - Xấu hổ : mình không xứng đáng được như trong tranh.
 3) Bài mới :
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
*Hoạt động 1: Khởi động- thuyết trình: V giới thiệu bài mới.
*Hoạt động 2: vấn đáp tái hiện , thuyết trình.
? Em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm.
-HS trả lời .lớp nhận xét bổ sung
 - GV bổ sung và nhấn mạnh vài nét chính. 
- GV hướng dẫn đọc--> HS đọc.
? Hãy nêu trình tự miêu tả? 
? Dựa vào trình tự trên, em hãy tìm bố cục của bài văn? 
-HS trả lời ,gv treo bảng phụ .
ÚHoạt động 3: - vấn đáp, thuyết trình ,nêu và giải quyết vấn đề.
? Cảnh dòng sông và 2 bên bờ thay đổi như thế nào? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài là chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
-HS trả lời .lớp nhận xét bổ sung
 - GV bổ sung và nhấn mạnh vài nét chính. 
? ở đoạn đầu và cuối bài có 2 hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ bên bờ sông. Em hãy chỉ ra 2 hình ảnh ấy. Nêu ý nghĩa của mỗi trường hợp.
TIẾT 89
? Hãy miêu tả ngoại hình của dượng Hương Thư? 
-HS trả lời .lớp nhận xét bổ sung
 - GV bổ sung và nhấn mạnh vài nét chính. 
? Tìm chi tiết miêu tả động tác của dượng Hương Thư?
? Em có cảm nhận như thế nào về dượng Hương Thư?
-HS trả lời .lớp nhận xét bổ sung
 - GV bổ sung và nhấn mạnh vài nét chính. 
? Chỉ ra phép so sánh trong việc miêu tả dượng Hương Thư?
-GV chia nhóm HS thảo luận: Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài văn.
? Trình bày ý nghĩa của văn bản?
-HS trả lời .lớp nhận xét bổ sung
- GV bổ sung và nhấn mạnh vài nét chính. 
ÚHoạt động 4: - vấn đáp,khái quát 
? Em có cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người đã được miêu tả trong bài văn?
-HS trả lời .lớp nhận xét bổ sung
- GV bổ sung và nhấn mạnh vài nét chính. 
-GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ 
I/ Tìm hiểu chung:
1.Tác giả, tác phẩm:
 a. Tác giả: Võ Quãng sinh năm 1920 mất năm 2007 ,quê ở Quảng Nam,là nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi.
 b. Tác phẩm: Vượt thác trích từ chương XI của Quê nội –tác phẩm viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn trong những ngày Cách mạng tháng Tám và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp .
3. Đọc:
4. Bố cục: 3 đoạn:
-Đoạn 1: Từ đầu-->" nhiều thác".
- Đoạn 2: Tiếp theo --> "thác cổ cò".
- Đoạn 3: Còn lại
III/. Phân tích 
1. Bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn được miêu tả theo hành trình vượt thác:
- Bãi dâu trãi ra bạt ngàn
- Thuyền chất đầy cau tươi
- Vườn tược um tùm
- Chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, núi cao chắn trước mặt
- Nước từ... đứt đuôi rắn
- Chảy quanh co dọc những núi
=> Vẻ đẹp êm đềm ở những vùng đồng bằng.Vẻ đẹp uy nghiêm của vùng núi rừng.
2. Hình ảnh dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác:
 a) Ngoại hình:
 - Cởi trần, bắp thịt cuồn cuộn, 2 hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.
 b) Động tác: 
 - co người phóng chiếc sào, ghì chặt trên đầu sào, thả sào, rút sào.
=> Mạnh khoẻ, dũng mãnh.
3. Nghệ thuật:
- Phối hợp miêu tả thiên nhiên và mêu tả ngoại hình, hành động của con người.
- Sử dụng phép nhân hóa, so sánh phong phú và có hiệu quả.
- Lựa chon các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc.
-Sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
4. Ý nghĩa của văn bản:
Vượt thác là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động, từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu nước, dân tộc của nhà văn
IV/. Tổng kết:
 * Ghi nhớ: SGk/ 41 
4) Củng cố :
 - Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong bài?
 - Nêu nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài văn.
5) Dặn dò :- Đọc lại văn bản và học ghi nhớ. Chuẩn bị bài: luyện nói về quan sát tưởng tượng ,so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
IV. Rút kinh nghiệm :
Tuần 23 Ngày soạn: 20/01/2013 
Tiết 90 Ngày dạy: 23/01/2013
Tập làm văn LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG,
 SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
1. Kiến thức: HS nắm được:
- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
2. Kỹ năng:
-Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.
-Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
-Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
3. Giáo dục: Giáo dục HS tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể.
II/ Chuẩn bị :
GV: : Nghiên cứu SGK, SGV ,sách chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan để soạn bài 
 + Phân công để học sinh chuẩn bị cho tiết luyện nói 
 - HS : Chuẩn bị bài theo sự phân công
 III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 1) Ổn định :
 2) Kiểm tra bài cũ : ? 
KT sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 
 3) Bài mới :
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Khởi động- thuyết trình, vấn đáp 
Yêu cầu HS nhắc lại: 
? Thế nào là văn miêu tả? 
? Muốn miêu tả được ta phải làm gì?
- GV nêu yêu cầu của giờ luyện nói.
ÚHoạt động 2: Thực hành có hướng dẫn, động não, kĩ thuật trình bày.
 - Học sinh đọc các đề bài--> GV ghi đề lên bảng.
- HS lần lượt tìm hiểu các đề bài văn.
- HS thảo luận,thống nhất sự chuẩn bị của nhóm và tập nói trước nhóm .
- HS nói trước lớp: 
+ Đề 1: Đại diện nhóm 1 trình bày dàn ý và nói theo từng phần, từng ý.
- HS nhận xét về nội dung, cách trình bày --> bổ sung.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
+ Đề 2: Một HS đại diện nhóm 2 trình bày dàn ý.
- 3 HS lần lượt nói dựa trên dàn ý của nhóm (mỗi HS nói 1 phần).
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
+ Đề 3: Đại diện nhóm 3 trình bày dàn ý.
- HS nói từng phần dựa trên dàn ý của nhóm.
--> HS nhận xét bổ sung 
+ Đề 5: Đại diện nhóm 4 trình bày về hình ảnh người dũng sỹ theo trí tưởng tượng của mình.
--> Lớp nhận xét, bổ sung cho phần trình bày của bạn.
- GV nhận xét và ghi điểm
Đề 1: SGK/36
1.Mở bài: Giới thiệu về Kiều Phương
2.Thân bài: 
- Ngoại hình: dễ thương, mặt lem nhem, vênh mặt, xịu xuống, miệng dẩu ra.
- Hành động: tự chế màu vẽ
- Tính cách, phẩm chất: hồn nhiên, trong sáng, hiếu động...
3.Kết bài: Cảm nghĩ về Kiều Phương.
Đề 2: SGK/316
1/ Giới thiệu người mình định nói
2/ Nêu các đặc điểm nổi bật của người đó.
3/ Nhận xét chung, tình cảm của em về người đó .
Đề 3: SGK/36
1) Mở bài: Giới thiệu về đêm trăng (trăng sáng, tròn, đẹp)
2) Thân bài: Miêu tả cụ thể về đêm trăng đó.
3) Kết bài: Cảm nghĩ của em về đêm trăng đó.
Đề 5: SGK/37
- Người dũng sĩ: nhân hậu, khoẻ mạnh, dũng cảm, tài giỏi, gặp nhiều bất hạnh...
4) Củng cố :
 - Khắc sâu kiến thức về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả qua giờ luyện nói.
 - Nhận xét về tiết luyện nói.
5) Dặn dò :
 -Tiếp tục tập nói ở nhà theo các đề trên.
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương 
IV. Rút kinh nghiệm :
.
 Tuần 23 Ngày soạn: 20/01/2013 
 Tiết 91 Ngày dạy: 23/01/2013
 Tiếng Việt
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
 - HS biết sửa một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương.
2. Kỹ năng:
Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
3. Giáo dục: Giáo dục HS có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 
II/ Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu SGK, SGV ,sách chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan để soạn bài .
 - HS : Tìm hiểu, soạn bài theo câu hỏi SGK .Ghi lại những lỗi chính tả thường mắc phải
 III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 1) Ổn định :
 2) Kiểm tra bài cũ : 
 3) Bài mới :
 - Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động- thuyết trình- GV giới thiệu bài mới.
ÚHoạt động 2 .vấn đáp ,thực hành có hướng dẫn. 
Nghe đọc các từ có phụ âm cuối, các thanh, nguyên âm dễ mắc lỗi- GV đọc - HS viết.
- GV sữa chữa.
-Điền v/ d - gi; at - ac, an - ang vào chỗ trống.
- HS làm bài tập :
- GV nhận xét , sữa chữa.
- Tìm từ có vần im, iêm.
- GV nhận xét, sửa chữa
HS ghi vào vở.
ÚHoạt động 3 Viết chính tả. – thực hành.
- GV đọc - HS viết vào giấy 
- GV thu và chấm bài.
1/ Nghe - đọc các từ có phụ âm cuối, các thanh, nguyên âm dễ mắc lỗi:
- Lác đác, da diết, rải rác, ríu rít, xơ xác, loảng xoảng, che chắn.
- Sóng vỗ, rộn rã, vội vã, dải lụa, dãy núi, vạm vỡ, ra rả.
- Chìm ngập, chiêm chiếp, lúa chiêm,
lim dim, tìm kiếm.
- Vội vàng, dỗ dành, véo von, dáng điệu.
2/ Điền v/ d- gi vào chỗ trống:
- Chới với, giỏi dang, nâng cao, vênh váo, vu vơ, giữ gìn, dữ dội, vớ vẫn, dụ dỗ, vần thơ. 
3/ Điền at - ac, an - ang vào chỗ trống:
- B... học, m... thuyền, gi... sơn, nh... điệu, b... cãi, kh... chiến, b... tiền, l... man, nh... nhẽo, không gi...
4/ Em hãy tìm các từ có vần im, iêm:
- Vần im: im lặng, cái kim, lim dim, tìm kim...
- Vần iêm: tiêm phòng, lúa chiêm, xiêm y, liêm chính...
5/ Viết chính tả: ( Nghe - đọc) 
 Vượt thác (thỉnh thoảng...thác nước)
 4) Củng cố : 
 - GV nhắc lại một số lỗi chính tả mà các em hay mắc phải và nhắc nhở các em chú ý để viết đúng chính tả. 
 5) Dặn dò : 
 - Xem lại nội dung của bài rèn luyện chính tả.
- Chuẩn bị bài: Phương pháp tả cảnh
IV. Rút kinh nghiệm :
Tuần 24 Ngày soạn: 26/01/2013 
Tiết 92+93 Ngày dạy: 28/01/2013
 Tập làm văn PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH- 
 VIẾT BÀI LÀM VĂN TẢ CẢNH- LÀM Ở NHÀ
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
 - Yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Bố cục, thứ tự miêu tả , cách xây dựng đoạn văn và bài văn trong bài văn tả cảnh.
2. Kỹ năng:
- Quan sát cảnh vật.
- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lý.
3. Giáo dục:
 -Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên và có thói quen quan sát thiên nhiên để làm tốt bài văn tả cảnh. 
II/ Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu SGK, SGV ,sách chuẩn kiến thức và các tài liệu  ... h dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất.
 3) Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động- thuyết trình- GV giới thiệu bài mới.
ÚHoạt động 2 .vấn đáp ,nêu và giải quyết vấn đề ,thảo luận nhóm 
 Thảo luận: (thống nhất sự chuẩn bị ở nhà):
- Nhóm 1 ( tổ 1 + 2 ): đọc đoạn b và trả lời câu b
- Nhóm 2 ( tổ 3 + 4 ): đọc đoạn c và trả lời câu c
- Đại diện mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.
- HS nhận xét 
- GV Tổng kết các ý kiến 
? Sau khi tìm hiểu, em hãy cho biết cách viết một bài văn tả cảnh.
? Bố cục bài tả cảnh có mấy phần. 
-GV gọi học sinh đọc ghi nhớ.
 Tiết 94
*Hoạt động 3: thực hành có hướng dẫn, động não.
 - HS đọc bài tập 1, 2 ,3 
Thảo luận : chia lớp thành 3 nhóm - Mỗi nhóm làm một bài tập ( không viết đoạn văn ) làm trong 8’
- Đại diện mỗi nhóm trình bày lần lượt 3 bài tập 
- GV nhận xét , tổng kết các ý kiến và chốt điểm cần ghi nhớ.
- HS đã chuẩn bị phần viết mở bài và kết bài ở nhà --> Gọi một vài em đọc trước lớp
 - Lớp nhận xét
- HS đọc đoạn văn bài tập 3 (SGK/ 47 - 48)
- HS nêu dàn ý
- GV chốt lại bài học 
I/ Phương pháp viết văn tả cảnh:
1b) Tả cảnh sông Năm căn 
- Thứ tự : gần --> xa, dưới nước --> trên bờ
1c) Tả luỹ tre làng với 3 vòng.
- Bài văn có 3 phần :
 + Phần đầu ( từ đầu --> " của luỹ " ):
giới thiệu khái quát về luỹ tre làng .
 + Phần hai: ( tiếp theo --> " không rõ" ): miêu tả cụ thể 3 vòng của luỹ tre.
 + Phần ba: (còn lại ): cảm nghĩ và nhận xét về loài tre .
- Thứ tự : ngoài --> trong, 
 khái quát --> cụ thể.
* Ghi nhớ : SGK/ 47
II/ Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục bài văn tả cảnh :
1. Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn
a) Hình ảnh tiêu biểu: cô giáo, không khí lớp, các bạn, cảnh viết bài, cảnh ngoài sân ...
b) Thứ tự miêu tả: tuỳ HS nhưng phải hợp lí .
2/ Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
3/ Dàn ý : 
a) Mở bài: biển đẹp ( tên văn bản )
b) Thân bài: lần lượt tả vẻ đẹp và màu sắc của biển ở nhiều thời điểm khác nhau: 
 + Buổi sớm; buổi chiều: buổi chiều lạnh, buổi chiều nắng; buổi trưa; ngày mưa rào; ngày nắng.
c) Kết bài: Nhận xét và suy nghĩ về sự thay đổi cảnh sắc của biển.
 4) Củng cố :GV củng cố lại bài 
 5) Dặn dò : 
 - Học ghi nhớ SGK/ 47
 - Làm các yêu cầu còn lại của bài 1, 2:
 - Chuẩn bị bài Buổi học cuối cùng:
 - Viết bài tập làm văn số 5 - Văn tả cảnh ( Làm ở nhà).
IV. Rút kinh nghiệm :
 Tuần 24 Ngày soạn: 26/01/2013 
 Ngày dạy: 28/01/2013
Tập làm văn
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 –làm ở nhà 
-------- VĂN TẢ CẢNH ----------
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh:
 - Hệ thống kiến thức thể loại văn miêu tả: tả cảnh 
 - Biết cách làm bài văn tả cảnh qua thực hành viết.
 - Biết vận dụng các kĩ năng; kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả cảnh nói riêng.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, vận dụng các kiến thức đã học vào việc viết văn.
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Ra đề kiểm tra đưa chuyên môn duyệt 
 - HS: + Xem lại kiến thức về văn miêu tả: tả cảnh 
 III/ Lên lớp:
 1) Ổn định:
 2) Kiểm tra:GV chép đề cho học sinh về nhà làm.
 **ĐỀ : Hãy tả ngôi trường em đang học.
 **Dàn ý:
*Mở bài:
-Giới thiệu chung về ngôi trường.
*Thân bài
-Những nét đầu tiên và bên ngoài của ngôi trường:
+Vị trí của trường ,khung cảnh của trường có gì đáng chú ý
+Quang cảnh chung của trường như thế nào?đồ sộ hay đơn sơ
+Đường vào trường như thế nào?Cổng trường ra sao?...
-Cảnh bên trong sân trường:
+Sân trường như thế nào:rộng hay hẹp ,hình dáng sân trường như thể nào?
+Trên sân có trồng cây gì?
-Các lớp học ra sao:
+Có bao nhiêu phòng?mỗi phòng rộng hay hẹp ,lớp trang trí như thế nào?
+Màu phòng học ,cửa ra vào ,cửa sổ.Bảng đen,bàn ghế .
+Các phòng học tạo cho em cảm giác gì?
-Ngoài các phòng học ,còn có những khu vực gì đáng chú ý(thư viên,phòng truyền thống )
*Kết bài:
-Nhìn chung ngôi trường tạo cho em cảm giác gì?
-Từ đó ,em suy nghĩ gì về nhà trường ,về việc học của mình.
 **Biểu điểm:
 -Điểm 9 -10: Làm bài hoàn chỉnh về mặt hình thức (3phần rõ ràng),nội dung đầy đủ các ý Trong quá trình viết bài có sự sáng tạo độc đáo ,diễn đạt mạch lạc ,trôi chảy ,không có lỗi chính tả . 
 -Điểm 7-8: Làm hoàn chỉnh về mặt hình thức ,diễn đạt trôi chảy ,có sự sáng tạo nhưng chưa đặc sắc ,không mắc lỗi chính tả .
 -Điểm 5-6: Hình thức trình bày được ,nội dung đủ ý nhưng cách diễn đạt chưa trôi chảy,chưa có sự sáng tạo trong bài viết ,mắc dưới 10 lỗi chính tả .
 -Điểm 3-4: Bài làm bố cục chưa trọn vẹn .Nội dung sơ sài ,diễn đạt lủng củng ,sai nhiều lỗi chính tả .
 - Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài ,chỉ viết được một đoạn văn rời rạc ,không đảm bảo về nội dung ,hình thức.
 -Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn .
3. Dặn dò: 
- Về nhà xem lại nội dung văn miêu tả và làm bài ,tiết sau nộp lại bài .
IV.Rút kinh nghiệm:
Duyệt của CMT Giáo viên ra đề + đáp án
Nguyễn Trọng Hiệp Đồng Thị Ngọc
t
Tuần 24 Ngày soạn: 28/01/2013 
Tiết 94+95 Ngày dạy: 31/01/2013
Bài 22 Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
 An-Phông – Xơ Đô- đê.
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
1. Kiến thức: HS nắm được:
- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại trong tác phẩm.
- Ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.
2.Kĩ năng:
-Kể tóm tắt truyện .
-Tìm hiểu ,phân tích nhân vật nhan vật cậu Phrăng và thầy Ha-men qua ngoại hình ,ngôn ngữ ,cử chỉ hành động .
-Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng .
3. Giáo dục: Giáo dục HS lòng yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc.
II/ Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu SGK, SGV ,sách chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan để soạn bài .
 - HS : Tìm hiểu, soạn bài theo câu hỏi SGK .
+ Đọc 2 đoạn văn b, c và trả lời câu hỏi
+ Xem các bài tập ở phần luyện tập. 
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 1) Ổn định :
 2) Kiểm tra bài cũ 
? Em có cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả trong bài Vượt thác ?
 => HS nêu được các ý chính:
 - Cảnh thiên nhiên trù phú, tươi tốt, thơ mộng. 
 - Con người lao động bình dị, dũng mãnh vượt qua thác dữ.
 3) Bài mới :
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động- thuyết trình- GV giới thiệu bài mới.
ÚHoạt động 2: Vấn đáp, thuyết trình, động não
? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả?
-HS trả lời ,lớp nhận xét bổ sung 
- Gv bổ sung
? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác phẩm.
- GV đọc mẫu--> HS đọc các đoạn còn lại .
* Chú ý giọng điệu và nhịp điệu của lời văn.
? Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng? 
-GV lưu ý một số chú thích cho học sinh.
? Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy ? Truyện còn có nhân vật nào khác nữa?
? Truyện có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn.
-GV gọi học sinh trả lời .lớp nhận xét bổ sung 
ÚHoạt động 3 : Vấn đáp- Động não,thuyết trình bình giảng 
-Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong 5’
? Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
--> Đại diện nhóm 1,2 trình bày--> Lớp nhận xét.
? Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng như thế nào?
--> Đại diện nhóm 3,4 trình bày--> Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý 
ÚHoạt động 4: Vấn đáp, thuyết trình 
? Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng được miêu tả như thế nào:
 - Trang phục; 
 - Thái độ đối với HS;
 - Những lời nói về việc học tiếng Pháp;
 - Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc. 
--> Đại diện nhóm 4 trình bày--> Lớp nhận xét
- GV liên hệ lịch sử để làm rõ về lời nói của thầy Ha - men và bình giảng. 
- HS đọc đoạn cuối để khắc sâu ấn tượng về thầy giáo Ha-men.
-HS trả lời ,lớp nhận xét bổ sung 
- Gv bổ sung
?Nhân vật thầy Ha-men gợi ra cho em cảm nghĩ gì?
-HS trả lời ,lớp nhận xét bổ sung 
- Gv bổ sung
ÚHoạt động 5: pp vấn đáp khái quát 
? Em hãy cho biết nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng .
-HS trả lời ,lớp nhận xét bổ sung 
- Gv bổ sung
?ý nghĩa văn bản?
-Học sinh trả lời .
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý .
-HS đọc ghi nhớ.
I/ Tìm hiểu chung.
1. Tác giả - Tác phẩm:
a) Tác giả: An-phông-xơ Đô-đê (1814 - 1897 ) là nhà văn Pháp,tác giả của nhiều truyện ngắn nổi tiếng .
b) Tác phẩm: 
- văn bản được viết vào thời điểm hai vùng An –dát và Lo –ren bị cắt cho quân Phổ.
2) Đọc -tìm hiểu chú thích 
3) Bố cục: 3 đoạn
+ Từ đầu ->"vắng mặt con": Trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường và quang cảnh ở trường, qua sự quan sát của Phrăng.
+ “Tôi bước qua” ->"cuối cùng này": Diễn biến buổi học cuối cùng.
+ Còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng. 
II/ Phân tích:
1) Diễn biến tâm trạng của chú bé Phrăng:
- Ngạc nhiên
- Choáng váng, sững sờ
- Tự giận mình, tiếc nuối.
- Xấu hổ, ân hận.
- Kinh ngạc khi thấy mình hiểu đến thế.
-->Phrăng là một cậu học sinh ham chơi nhưng trong buổi học cuối cùng cậu đã hiểu được ý nghĩa ,tiếng nói dân tộc ;biết được yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện của lòng yêu nước .
2) Hình ảnh thầy giáo Ha-men:
- Trang phục: trang trọng
- Thái độ: dịu dàng, nhiệt tình, kiên nhẫn 
- Lời nói: -> sâu sắc, thiết tha.
- Hành động, cử chỉ:
 + Người tái nhợt, nghẹn ngào, cố viết: 
" Nước Pháp muôn năm "
+ Dựa đầu vào tường, giơ tay ra hiệu.
=> nghiêm khắc nhưng mẫu mực .Yêu học sinh, yêu nghề, yêu nước sâu sắc - tình yêu tiếng nói của dân tộc,thầy truyền đến cho học sinh tình yêu tiếng Pháp –một biểu hiện của tình yêu Tổ quốc.
III/ Tổng kết 
1.Nghệ thuật:
-Kê chuyện bằng ngôi thứ nhất 
-Xây dựng tình huống độc đáo.
-Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng ,suy nghĩ ,ngoại hình.
-Ngôn ngữ tự nhiên ,sử dụng câu văn biểu cảm ,rừ cảm thán và các hình ảnh so sánh.
2.ý nghĩa văn bản:
-Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc ,yêu tiếng nói là tình yêu văn hóa dân tộc .Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể cuiar lòng yêu nước .Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa ,không một thế lực nào có thể thủ tiêu .Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình.
-Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước ,yêu độ lập tự do ,am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.
 Ghi nhớ SGK/ 55
 4) Củng cố :GV củng cố lại bài 
 5) Dặn dò : 
 - Đọc lại văn bản, tóm tắt nội dung của truyện và học bài.
 - Chuẩn bị bài Đêm nay Bác không ngủ.
 + Đọc các câu hỏi tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi vào vở soạn.
IV. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.doc