Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 15 - Bài 15: Adn

Giáo án lớp 6 môn Sinh học -  Tiết 15 - Bài 15: Adn

1. Kiến thức:

- Nêu được thành phần hóa học của ADN, tính đặc thù và đa dạng của ADN

- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN (theo mô hình của Woatson và F. Crick) và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtit

2. Kĩ năng:

- Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN để nhận biết thành phần cấu tạo

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

 

docx 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 15 - Bài 15: Adn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN
Tiết 15: Ngày soạn: .../.../2011	
Bài 15: ADN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được thành phần hóa học của ADN, tính đặc thù và đa dạng của ADN
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN (theo mô hình của Woatson và F. Crick) và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtit
2. Kĩ năng:	
- Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN để nhận biết thành phần cấu tạo
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Phát triển kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Yêu thích bộ môn
- Nghiêm túc trong giờ học, tin tưởng vào nội dung kiến thức đã học
B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ để tìm hiểu thành phần của ADN
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích thông tin
- Vấn đáp tìm tòi
- Trực quan
- Nêu vấn đề
- Dạy học nhóm
D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:	
1.Giáo Viên: 
- Tranh phóng to hình 15.1 SGK
- Mô hình ADN
- Bảng phụ
- Máy tính cá nhân và Projecter
2.Học sinh: 
- Xem trước nội dung bài mới
- Phiếu học tập	
E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:	
I. Ổn định lớp: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (0’)	
III. Bài mới:	(38’)
1. Đặt vấn đề: (3’)	Chúng ta biết rằng ADN có trong NST. Vậy nó chứa đựng cái gì? Nó được tạo ra từ những nguyên tố hóa học nào? Và ADN có cấu trúc ra làm sao? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời được những câu hỏi trên.
2. Trển khai bài:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: (10')
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK phần đầu + quan sát hình 15. SGK
HS: Hoạt động cá nhân đọc tìm hiểu thông tin SGK
- Hãy cho biết ADN được tạo nên từ những nguyên tố hóa học nào?
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc nào?
HS: Trả lời - nhận xét - bổ sung
GV: Chốt kiến thức mục
GV: Yêu cầu HS phân tích hình 15 để giải đáp phần lênh
HS: Thảo luận nhóm (5’)để xác định:
- Tính đặc thù của ADN do số lượng, thành phần và đặc biệt sắp xếp của các loại nu
- Những cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nu tạo nên tính đa dạng của ADN
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN được chi phối chủ yếu do ADN cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân: A, T, G, X
HS: Trình bày - nhận xét - bổ sung
- Vậy, Vì sao ADN có tính đặc thù?
HS: Bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các loại nu
GV: Chốt kiến thức
I. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN
- ADN được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P
- ADN là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mà các đơn phân gồm bốn loại nuclêôtit(nu): 
Ađênin: A
Timin: T 
Guanin: G
Xitozin: X
- ADN đa dạng và đặc thù bởi thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các nuclêôtit
Hoạt động 2: (25')
GV: Giới thiệu sự ra đời của mô hình cấu trúc không gian ADN
HS: Đọc phần em có biết
GV: Dùng mô hình ADN để minh họa mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
- Theo mô hình ADN có cấu trúc không gian như thế nào?
HS: Trả lời - nhận xét - bổ sung
GV: Chốt phần cấu trúc
HS: Thảo luận nhóm (5’) để hoàn thiện phần lệnh
HS: Trình bày - nhận xét - bổ sung
GV: Từ phần thảo luận, GV khai thác để xây dựng các công thức:
- Dựa vào NTBS hãy cho biết Mối quan hệ về số lượng A với T, G với X. vì sao chúng có mối quan hệ đó?
- Nếu gọi tổng số nu của phân tử ADN là N thì N được tính như thế nào?
- Nếu gọi L là chiều dài của phân tử ADN thì L được tính như thế nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Thiết lập một số công thức về ADN
- Áp dụng: Cho biết tổng số nu của 1 phân tử ADN = 2000, Biết A=400. 
a. Hãy tìm số nu các loại T, G, X ?
b. Tính chiều dài của phân tử ADN ?
HS : Tính
GV : Nhận xét đánh giá và cho điểm
II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN
Theo mô hình:
- ADN là một chuỗi xắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải(xoắn phải) ngược chiều kim đồng hồ.
- Các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết H tạo thành cặp
- Mỗi chu kì dài 3,4Å gồm 10 cặp nu. Đường kính vòng xoắn 20 Å
- Dựa vào nguyên tắc bổ sung và cấu tạo ADN ta có:
. Số nu từng mạch đơn là:
A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = X2 ; X1 = G2 
. Số nu từng loại trong phân tử ADN là:
A = T ; G = X, trong đó:
A = A1+ A2 ; T = T1+ T2 ; 
G = G1+ G2 ; X = X1+ X2.
. Tổng số Nu của ADN :
N = A + T + G + X 
= 2A + 2G = 2T + 2X
= 2(A + T) = 2(G + X)
. N = Số vòng xoắn.20
. Chiều dài ADN : L = N/2x34Å
- Tỉ lệ (A+T)/(G+X) đặc trưng cho từng loài
- Áp dụng :
a. Số lượng nu từng loại là : 
Ta có N = 2(A+G) → G = N/2 – A
G = 2000/2 – 400 = 600
Vậy A = T = 400 và G = X = 600
b. Chiều dài của phân tử ADN là:
L = N/2x34Å = 2000/2 x 3,4 Å = 3400 Å
IV. Củng cố:(5’)	
- Tại sao ADN có tính đặc thù ?
- Mô tả cấu trúc không gian của ADN ? Hệ quả của NTBS thể hiện ở những điểm nào ?
- Cho biết mạch 1 của một đoạn mạch ADN, tìm mạch còn lại
─A─T─G─X─T─A─G─T─X─
V. Dặn dò: (1’)
- Học bài và làm bài tập
- Nghiên cứu trước bài : ADN và bản chất của gen
PHIẾU HỌC TẬP 1(5’)
- Các loại nu nào giữa hai mạch liên kết với nhau thành từng cặp ?
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
- Giả sử các đơn phân trên một đoạn mạch ADN như sau:
─A─T─G─G─X─T─A─G─T─X─
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 15 ADN GVDG.docx