Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 37 - Bài 34 : Thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 37 - Bài 34 : Thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Định nghĩa được hiện tượng thoái hóa giống

- Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống

- Vai trò của PP tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích kênh hình

- Rèn luyện kĩ năng về tư duy lí luận

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 37 - Bài 34 : Thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37: Ngày soạn://2011.
 Bài 34 : THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Định nghĩa được hiện tượng thoái hóa giống
- Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống
- Vai trò của PP tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần 
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích kênh hình
- Rèn luyện kĩ năng về tư duy lí luận
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích bộ môn 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Trực quan
- Nêu vấn đề
- Hoạt động nhóm 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: Tranh phóng to hình 34.3 sgk 
2. HS: Làm bài cũ, xem trước nội dung bài mới
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Trả bài kiểm tra học kì I, nhận xét
III. Nội dung bài mới: (33’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Trong chăn nuôi trồng trọt, khi duy trì lâu một giống vật nuôi, cây trồng nào đó sẽ xuất hiện trường hợp sinh trưởng và sinh sản giảm dần ở các thế hệ sau. Nguyên nhân của trường hợp trên là gì? Đó là nội dung mà thầy trò chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1: (14')
Gv: yêu cầu học sinh xem thông tin sgk và và tóm tắt
Hs: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Gv: Đính chính, hoàn chỉnh nội dung
Hs: Ghi nhớ
Gv: Yêu cầu học sinh xem thông tin sgk và hoàn chỉnh nội dung phần hoạt động
Hs: thảo luận, trả lời
Gv: Chuẩn hóa nội dung kiến thức
Hs: Ghi chép nội dung chính
I. Hiện tượng thoái hóa giống
1. Hiện tượng do tự thụ phấn ở cây giao phấn:
Vd: Ở ngô xuất hiện các hiện tượng bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng, kết hạt ít
2. Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật: 
- Giao phối gần là à giao phối giữa các con cái của cùng một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái
- Giao phối gần thường xuất hiện các hiện tượng thoái hóa ở thế hệ sau: Sinh trưởng và phát triển yếu, sinh sản giảm,quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non
b. Hoạt động 2: (10')
Gv: Dùng tranh 43.3sgk, yêu cầu học sinh quan sát, trả lời phần tam giác sgk
Hs: Thảo luận, trình bày kết quả thảo luận
Gv: Đính chính và đua ra nội dung cần ghi nhớ
Hs: lắng nghe, ghi chép
II. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa:
- Do thế hệ sau thường xuất hiện kiểu gen đồng hợp lặn gây hại
- Một số loài chim bồ câu, cu gáy, đậu hà lan, cà chua không xuất hiện thoái hóa do xuất hiện gen lặn
c. Hoạt động 3: (7')
Gv: yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi phần tam giác
Hs: Suy nghĩ để trả lời, nhận xét nhau
Gv: Đính chính, đưa ra nội dung cần ghi nhớ
Hs: Ghi chép nội dung
III. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết:
Phương pháp trên nhằm củng cố và duy trìmột số tính trạng mong muốn và tạo dòng thuần.
IV. Củng cố: (5’)
- Đọc nội dung tóm tắt sách giáo khoa	
- Làm bài tập 1, 2sgk
V. Dặn dò: (2’)
- Làm các bài tập GK còn lại
- Chuẩn bị tinh thần để bước vào học kì II có hiệu quả về học tập, tránh xao nhãng vì không khí tết.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 37.doc