A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa và bổn phận của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
2. Kĩ năng: HS biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, xoá bỏ tập tục lạc hậu của dòng họ, gia đình.
3. Thái độ: HS có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ, biết ơn thế hệ đi trước và tiếp tục phất huy những truyền thống đó.
B. Phương pháp:
TIẾT 13: BÀI 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ Ngày soạn: 26/11. A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa và bổn phận của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 2. Kĩ năng: HS biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, xoá bỏ tập tục lạc hậu của dòng họ, gia đình. 3. Thái độ: HS có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ, biết ơn thế hệ đi trước và tiếp tục phất huy những truyền thống đó. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy; Giải quyết vấn đề; Thảo luận nhóm, đóng vai... C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 7. 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2 phút). II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). 1. Hãy nêu trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hoá 2. Những gia đình sau có ảnh hưởng đến con cái như thế nào? - Gia đình bị tan vỡ ( bố mẹ li hôn, li thân) - Gia đình giàu có. - Gia đình nghèo. III. Bài mới. 1. Đặt vấn đề (2 phút): Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. 2 Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức *HĐ1: ( 12 phút) Tìm hiểu truyện đọc sgk. Gv: Gọi hs đọc truyện. Gv: Hãy nêu những chi tiết thể hiện sự cần cù quyết tâm của gia đình?. Gv: Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đã đạt được là gì?. Gv: Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật "tôi" đã giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình?. Gv: Việc làm của gia đình trên thể hiện đức tính gì?. Gv: Hãy kể tên một số truyền thống của gia đình, dòng họ mình mà em cho là tốt đẹp?. Gv: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bao gồm những nd gì?. Gv: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?. - Ví dụ: * HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu ý nghĩa, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, dòng họ. Gv: Theo em truyền thống là gì?. Gv: Có phgải tất cả các truyền thống đều cần phải giữ gìn và phát huy không?. Cho ví dụ. Gv: Vì sao phải giữ gìn và phát huy.....? Gv: Em thấy tự hào điều gì về gia đình, dòng họ mình?. Gv: Hãy kể lại một số truyền thống tốt đẹp của trường ta?. Gv: Theo em cần sống ntn để xứng đáng với những truyền thống đó?. * HĐ3: ( 10 phút) Luyện tập. Gv: HD học sinh làm bài tập b,c,d, đ SGK/32. Gv: Yêu cầu HS giải thích hai câu TN ở sgk 1.Khái niệm: * Một số truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: Truyền thống: - Học tập; lao động; nghề nghiệp; văn hoá; đạo đức.... * Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy. 2. Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?. - Giúp ta có thêm sức mạnh, kinh nghiệm trong cuộc sống. - Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. 3. Trách nhiệm của học sinh - Phải trân trọng, tự hào, nối tiếp và phát huy truyền thống tốt đẹp. - Sống trong sạch, lương thiện. - Không bảo thủ, lạc hậu. - Không xem thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. IV. Củng cố: ( 2 phút) Gv: Đọc truyện " Cái lẹm móc cua của bà" sbt/27. V. Dặn dò: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập a sgk/32 - Xem trước bài 11.
Tài liệu đính kèm: