Giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân - Tiết 24: Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá

Giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân - Tiết 24: Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp HS biết các di sản văn hoá, phân biệt được di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.

 2. Kĩ năng: HS thấy được ý nghĩa và sự cần thiết phải bảo vệ di sản văn hoá.

 3. Thái độ: HS biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá.

 B. Phương pháp:

 - Kích thích tư duy

 - Giải quyết vấn đề

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2182Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân - Tiết 24: Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 24:	BÀI 15: 	BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ	 (T1)
Ngày soạn: 26/02
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp HS biết các di sản văn hoá, phân biệt được di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
	2. Kĩ năng: HS thấy được ý nghĩa và sự cần thiết phải bảo vệ di sản văn hoá.
	3. Thái độ: HS biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá.
	B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy 
	- Giải quyết vấn đề 
	- Thảo luận nhóm.
	C. Chuẩn bị của GV và HS.
	1. Giáo viên: SGK, SGV, tranh ảnh, ....
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
	Sưu tầm tranh ảnh về các loại di sản văn hoá.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 2 phút).
	II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
	1. Thế nào là bảo vệ môi trường, bảo vệ TNTN?.
	2. Nêu một số biện pháp về bảo vệ môi trường? Em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ở trường học ngày một tốt hơn?.
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề (2 phút): 
	Gv cho hs quan sát tranh rồi dẫn dắt vào bài.	
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1: ( 10 phút) HD học sinh phân biệt các loại di sản.
Gv: Cho hs quan sát tranh ở sgk.
Gv: Hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 3 bức ảnh trên.
gv: hãy kể tên một số DTLS hoặc DLTC mà em biết.
gv: Ở VN có những DSVH nào đã được thế giới công nhận là DSVH thế giới?.
* HĐ2:( 15 phút) Tìm hiểu nội dung bài học.
Gv: Di sản văn hoá là gì?.
Gv:DSVH phi vật thể là gì?
Gv: Hãy kể tên một số DSVH phi vật thể?.
Gv: Giới thiệu một số DSVH vật thể. ( Cố đo Huế, Phố cổ hội an, Bến cảng nhà rồng..).
Gv: DSVH vật thể là gì?.
Gv: Cho HS quan sát một số DTLS văn hoá.
Gv: DTLSVH là gì?.
Gv: giải thích cá từ: di vật cổ vật, bảo vật quốc gia.
( Di vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị về LS, VH, KH; Cổ vật là hiện vật có giá trị tiêu biểu về LS, văn hoá, KH từ 100 năm tuổi trở lên; bảo vật quốc gia là hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm của nhà nước).
Gv: Cho Hs quan sát 1 số DLTC.
Gv: Danh lam thắng cảnh là gì?. Cho ví dụ.
* HĐ3 Luyện tập ( 8 phút)
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập b sgk/50.
- Đọc truyện "Những vết thương tâm" sbt/41
1. Khái niệm:
 DSVH là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có 2 loại DSVH, đó là:
- DSVH phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.
- DSVH vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, boa gồm các DTLS văn hoá, DLTC, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ DTLS văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
+ DLTC: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị LS thẩm mĩ, KH.
	IV. Củng cố: ( 2phút) 
	DSVH là gì? Hãy kể ten các DSVH vật thể và phi vật thể ở nước ta đã được thế giới công nhận là DSVH thế giới.
	V. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học bài, làm bài tập còn lại sgk.
	- Xem trước nội dung còn lại của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 24.doc