Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Phương pháp dạy học giáo dục phổ thông

Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Phương pháp dạy học giáo dục phổ thông

1.1. Xuất pháp từ nhu cầu đổi mới Phương pháp dạy học(PPDH)

Cuộc cách mạng công nghệ thông tin (CNTT) đang diến ra như vũ bão và tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, mở ra một thời kì phát triển mới khi nhân loại bước sang thế kỉ XXI. Đặc biệt, việc chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người phải năng động, sáng tạo, có bản lĩnh bắt nhịp thời đại.

 

doc 43 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1098Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Phương pháp dạy học giáo dục phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất pháp từ nhu cầu đổi mới Phương pháp dạy học(PPDH)
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin (CNTT) đang diến ra như vũ bão và tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, mở ra một thời kì phát triển mới khi nhân loại bước sang thế kỉ XXI. Đặc biệt, việc chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người phải năng động, sáng tạo, có bản lĩnh bắt nhịp thời đại. 
Thực tiễn đó làm cho mục tiêu, nội dung phương pháp dạy học (PPDH) ở trrường trung học cơ sở cũng cần thay đổi. Vì vậy đổi mới PPDH là một yêu cầu cấp bách. 
Ngày 9/12/2000, Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 8 đã thông qua nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục (GD) phổ thông. Một trong bốn mục tiêu đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) phổ thông là đổi mới phương pháp dạy học. 
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết TW4 khoá VII và nghị quyết TW2 khoá VIII, được thể chế trong luật giáo dục : “Phương pháp giáo dục phổ thông phảI phát huy tính tích cực (TTC), tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh (HS) phù hợp với đặc điểm của từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. 
Để thực hiện chủ trương trên, một trong những tiếp cận hiện đại là ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục. Chỉ thị 58 – CT/TW của bộ chính trị ngày 17/10/2000 đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD là:
“Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo (GD - ĐT) ở mọi cấp học, bậc học và ngành học”. Tiếp theo chỉ thị số 29/2001/ CT bộ GD & ĐT cũng đưa ra mục tiêu cụ thể “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GD & ĐT . Theo hướng sử dụng CNTT như một công cụ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giáo dục, học tập ở tất cả các môn học”. 
1.2. Xuất phát từ vai trò của phương tiện dạy học và tư liệu dạy học trong dạy học sinh học (SH)
Thực tế của quá trình đào tạo đã chứng minh rằng tư liệu dạy học (TLDH) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho người học hiểu nhanh, nhớ lâu các nội dung học tập, đồng thời lại giảm nhẹ sức lao động của giáo viên (GV). TLDH giúp người GV tự nguyện bỏ vai trò cụ thể, tiến hành bài học không bắt đầu bằng giải giải, thuyết trình, độc thoại, mà bằng vai trò đạo diễn, thiết kế, tổ chức, trọng tài, cố vấn trả lại cho người học vai trò chủ thể, không phải học thụ động bằng nghe thầy giảng giải, mà học tích cực bằng hành động cụ thể của chính mình nhằm đạt được mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách. 
Như vậy muốn đòi hỏi PPDH phải đổi mới phương tiện dạy học (PTDH) trong đó có phương tiện trực quan (PTTQ). “Dạy học phải đảm bảo nguyên tắc trực quan. Một trong những nguyên tắc chủ đạo trong quá trình DH nhằm đem lại hiệu quả cao, chất lượng tốt, phù hợp với nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là đảm bảo cho HS tới mức tối đa các hình ảnh cụ thể, các biểu tượng trong sáng muôn hình muôn vẻ của sự vật hiện tượng mà HS đang học, đang nghiên cứu”. (Nguyễn Quang Vinh - 1997).
Trong những năm gần đây, do sự phát triển nhanh chóng của nhiều ngành kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, các thiết bị nghe nhìn, máy tính đã tạo ra một yêu cầu bức bách đối với GD& ĐT là nhanh chóng ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học (QTDH). Một trong những ứng dụng của CNTT trong dạy học được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là thiết kế bài dạy trên phần mềm Microsoft (MS). Powerpoint, một phần mềm trong bộ Microsoft office cho phép kết hợp văn bản, âm thanh, hoạt hình... làm bài giảng thêm sinh động, tạo niềm say mê hứng thú, kích thích tính chủ động sáng tạo của HS.
Tuy có nhiều ưu thế như vậy nhưng người GV muốn ứng dụng CNTT theo hướng trên vào dạy học lại gặp nhiều khó khăn, nhất là thiếu nguồn tư liệu dạy học (TLDH) ở dạng kĩ thuật số. 
1.3. Xuất phát tự thực tiễn dạy học sinh học lớp 9 
Theo tinh thần của việc đổi mới, phương pháp dạy học không chỉ cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức lí thuyết như nội dung chương trình và sách giáo khoa quy định mà phải tổ chức cho các em lĩnh hội kiến thức một cách tích cực chủ động, độc lập để phát triển khả năng tư duy khoa học, rèn được trí thông minh, óc sáng tạo, sự suy nghĩ linh hoạt hình thành nên những phẩm chất trí tuệ của con người lao động mới theo đúng mục tiêu đào tạo của nhà trường, của cấp học. 
Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn, cùng một nội dung nhưng sử dụng các phương pháp khác nhau thì sẽ cho kết quả khác nhau về mức độ lĩnh hội kiến thức, sự phát triển trí tuệ cùng các kĩ năng tư duy. 
Chương trình sinh học 9 bao gồm nhiều kiến thức được phân bố trong hai phần là: Phần Một: Di truyền và Biến di; Phần Hai: Sinh vật và Môi trường, mà các hình ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa (SGK) và các đồ dùng thiết bị còn thiếu làm cho GV và HS gặp nhiều khó khăn trong việc giảng dạy là không thể dùng lời để diễn tả các thí nghiệm và hoạt động của sinh vật. Kết quả là HS lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, không phát huy được tính tích cực (TTC), sáng tạo của HS . 
Xuất phát từ lí do trên, đặc biệt là hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học trong chương II: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9 – THCS một cách có hiệu quả tôi đã chọn đề tài: 
 “Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học để dạy chương II: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9 – theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 
“Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học để dạy chương II: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9 - theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh” sẽ góp phần đổi mới PPDH sinh học lớp 9.
3. Giả thiết khoa học
Nếu chọn lọc được các tư liệu và có những biện pháp sử dụng hợp lí để tích cực hoá các hoạt động học tập của HS thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng lĩnh hội các bài trong chương II: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9 - THCS .
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
- GV và HS lớp 9 THCS
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống các tư liệu : Tranh, ảnh, phim, hình động, thí nghiệm . . . . 
- Các biện pháp sử dụng tư liệu đó theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của HS. 
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận 
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tư liệu dạy học 
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận của dạy học tích cực và các biện pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS. 
5.2. Cơ sở thực tiễn 
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng tư liệu trong dạy học chương II: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9 – THCS hiện nay. 
- Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung của từng bài trong chương II: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9 – THCS làm cơ sở để chọn lọc và sử dụng tư liệu. 
- Sưu tầm, chọn lọc các tư liệu để sử dụng. 
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu trong dạy chương II: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9 – THCS theo hướng tích cực hoá các hoạt dộng học tập của HS
- Thiết kế giáo án mẫu. 
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài :
- Lí luận dạy học sinh học
- Các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và SGK. 
- Các tài liệu về MS Powerpoint, MS Frontpage. 
- Các công trình khoa học có liên quan. 
6.2. Tham vấn chuyên gia
Gặp gỡ và trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia để giúp định hướng cho việc triển khai và nghiên cứu đề tài. 
6.3. Điều tra quan sát
Điều tra thực trạng việc sử dụng tư liệu trong dạy học chương II: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9 ở THCS qua phỏng vấn, nói chuyện trực tiếp với GV giảng dạy môn sinh học 9 ở THCS. 
7. Những đóng góp mới của đề tài 
- Thực trạng của việc giảng dạy môn sinh học 9 ở THCS hiện nay. 
- Đề xuất được các nguyên tắc và quá trình sử dụng tư liệu phù hợp với nội dung của các bài trong chương II: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9 - THCS.
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh.
- Xây dựng được giáo án mẫu làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp. 
phần ii: kết quả nghiên cứu
chương i: cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Cơ sở lí luận về tư liệu
1.1.1. Khái niệm về tư liệu
Tư liệu (TL) theo nghĩa rộng là những thứ con người sử dụng trong một hoạt động, một quá trình nghiên cứu nào đó. Ví dụ: tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, tư liệu dạy học, tư liệu nghiên cứu
TL theo nghĩa hẹp là tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu (từ điển tiếng Việt 2000). 
TL được sử dụng trong dạy học là các tài liệu chứa đựng nội dung học tập, được thể hiện dưới dạng tranh ảnh, mẫu vật hoặc được biểu diễn bằng ngôn ngữ tiếng nói, chữ viết dựa vào đó có thể tìm đến một tri thức. 
Trong quá trình dạy học, GV có thể sử dụng tư liệu để tổ chức hoạt động dạy học theo nhiều cách khác nhau. Với cùng một tư liệu dạy học, GV có thể sử dụng để minh họa lời giảng của mình, hoặc sử dụng để tổ chức hoạt động tìm tòi, nhằm phát huy tính tích cực (TTC) của HS. 
1.1.2. Phân loại tư liệu dạy học.
TL được sử dụng trong dạy học là các tài liệu chứa đựng nội dung học tập, được thể hiện dưới dạng tranh ảnh, mẫu vật hoặc được biểu diễn bằng ngôn ngữ tiếng nói, chữ viết dựa vào đó có thể tìm đến một tri thức. 
Trong quá trình dạy học, GV có thể sử dụng tư liệu để tổ chức hoạt động dạy học theo nhiều cách khác nhau. Với cùng một tư liệu dạy học, GV có thể sử dụng để minh họa lời giảng của mình, hoặc sử dụng để tổ chức hoạt động tìm tòi, nhằm phát huy tính tích cực (TTC) của HS. 
1.1.3. Vai trò của tư liệu trong quá trình dạy học
Kiến thức sinh học ngày càng bùng nổ với khối lượng thông tin rất lớn và đa dạng thì vai trò của tư liệu dạy học (TLDH) ngày càng quan trọng, cụ thể:
- TL cung cấp cho HS kiến thức một cách chắc chắn và chính xác, từ đó làm sáng tỏ hơn nội dung SGK. 
- TL làm cho việc giảng dạy trở nên cụ thể hơn, vì vậy có thể làm tăng thêm khả năng của HS về tiếp thu những sự vật, hiện tượng và các quá trình phức tạp mà bình thường HS khó nắm vững được. 
- TLDH chứa đựng thông tin tri thức cực kì phong phú, sinh động. Nó giúp cho HS vừa lĩnh hội tri thức đầy đủ, chính xác, vừa có thể củng cố, khắc sâu, mở rộng, nâng cao, hoàn thiện kiến thức; qua đó rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. Từ đó HS có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn một cách linh hoạt. 
- TL giúp rút ngắn thời gian giảng gải của GV, vì nó dễ gây được cảm tình và sự chú ý của HS. Đồng thời nó giúp cho việc lĩnh hội kiến thức của HS diễn ra nhanh hơn, vững chắc hơn, do đó làm tăng khả năng nâng cao chất lượng dạy học. 
1.1.4. Giới thiệu chung về “Tư liệu dạy học chương II: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9 – THCS”
* Khái niệm về “Tư liệu dạy học chương II: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9 – THCS”.
- “Tư liệu dạy học chương II: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9 – THCS” là tập hợp tập hợp các hình ảnh, đoạn Phim, Flash được sắp x ... những điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
- Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh.
- Phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.
2. Kĩ năng.
- Tiếp tục rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy (phân tích, so sánh).
b. Hệ thống tư liêu và phương pháp sử dụng
STT
Tên tư liệu
Nội dung kiến thức cần khai thác
Sử dụng trong khâu
Cách sử dụng
1
Các ảnh A11
- Các quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
- Những điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
-Tìm kiến thức mới, củng cố, đánh giá HS.
- HS thảo luận nhóm quan sát, làm việc độc lập...
2
Các ảnh giao tử đực và cái.
- Những điểm giống và khác nhau giữa giao tử đực và cái.
-Tìm kiến thức mới, củng cố, đánh giá HS.
- HS thảo luận nhóm quan sát, làm việc độc lập...
3
Các ảnh về thụ tinh
- Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh.
-Tìm kiến thức mới, củng cố, đánh giá HS.
- HS thảo luận nhóm quan sát, làm việc độc lập...
4
Các đoạn phim ngắn 
- Các quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
- Thực chất của quá trình thụ tinh.
-Tìm kiến thức mới, củng cố, đánh giá HS.
-Tìm kiến thức mới, củng cố, đánh giá HS.
c. Ví dụ1: Sự phát sinh giao tử
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I, quan sát H 11 SGK và trả lời
câu hỏi:
- Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
- GV chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
- Nêu sự giống và khác nhau cơ bản của 2 quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
- GV chốt kiến thức với đáp án đúng.
2.4.2.5. Bài 12: Cơ chế xác định giới tính
a. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Học sinh mô tả được một số đặc điểm của NST giới tính.
- Trình bày được cơ chế xác định NST giới tính ở người.
- Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự phân hoá giới tính.
2. Kĩ năng.
- Tiếp tục phát triển kĩ năng phân tích kênh hình cho HS.
b. Hệ thống tư liêu và phương pháp sử dụng
STT
Tên tư liệu
Nội dung kiến thức cần khai thác
Sử dụng trong khâu
Cách sử dụng
1
Các ảnh A8.2 và 12.1
- Mô tả được một số đặc điểm của NST giới tính.
- Đặc điểm của NST giới tính.
-Tìm kiến thức mới, củng cố, đánh giá HS.
- HS thảo luận nhóm quan sát, làm việc độc lập...
2
Các ảnh 12.1,2
- Cơ chế xác định NST giới tính ở người.
-Tìm kiến thức mới, củng cố, đánh giá HS.
- HS thảo luận nhóm quan sát, làm việc độc lập...
3
Các ảnh về xác định giới tính ở các loài
- Cơ chế xác định NST giới tính ở các loài.
-Tìm kiến thức mới, củng cố, đánh giá HS.
- HS thảo luận nhóm quan sát, làm việc độc lập...
4
Các ảnh về sự hình thành giới tính.
- Anh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự phân hoá giới tính.
-Tìm kiến thức mới, củng cố, đánh giá HS.
- HS thảo luận nhóm quan sát, làm việc độc lập...
5
Các đoạn phim ngắn
- Cơ chế xác định NST giới tính ở người.
- Cơ chế xác định NST giới tính ở các loài.
- Anh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự phân hoá giới tính.
-Tìm kiến thức mới, củng cố, đánh giá HS.
- HS thảo luận nhóm quan sát, làm việc độc lập...
c. Ví dụ 2: Cơ chế xác định giới tính
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày trên H 12.2.
- GV đặt câu hỏi, HS thảo luận.
- Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?
- Sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng nào tạo thành hợp tử phát triển thành con trai, con gái?
- Vì sao tỉ lệ con trai và con gái xấp xỉ 1:1?
- Sinh con trai hay con gái do người mẹ đúng hay sai?
- GV nói về sự biến đổi tỉ lệ nam: nữ hiện nay, liên hệ những thuận lợi và khó khăn.
- Bên cạnh NST giới tính có các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.
2.4.2.6. Bài 13: Di truyền liên kết
a. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Học sinh trình bày được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.
- Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moocgan.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.
2. Kĩ năng.
- Phát triển tư duy thực nghiệm – quy nạp.
b. Hệ thống tư liêu và phương pháp sử dụng
STT
Tên tư liệu
Nội dung kiến thức cần khai thác
Sử dụng trong khâu
Cách sử dụng
1
Các ảnh về Moocgan và ruồi giấm
- Những đóng góp của Moocgan.
- Những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.
-Tìm kiến thức mới, củng cố, đánh giá HS.
- HS thảo luận nhóm quan sát, làm việc độc lập...
2
Các ảnh 13
- Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moocgan.
-Tìm kiến thức mới, củng cố, đánh giá HS.
- HS thảo luận nhóm quan sát, làm việc độc lập...
3
Các ảnh về các nhóm gen liên kết.
- Y nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.
-Tìm kiến thức mới, củng cố, đánh giá HS.
- HS thảo luận nhóm quan sát, làm việc độc lập...
4
Các đoạn phim ngắn
- Những đóng góp của Moocgan.
- Những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền
- Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moocgan.
- Y nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống
-Tìm kiến thức mới, củng cố, đánh giá HS.
- HS thảo luận nhóm quan sát, làm việc độc lập...
c. Ví dụ1: Thí nghiệm của Moocgan
- Yêu cầu HS nghiên cứu tiếp thông tin SGK và trình bày thí nghiệm của Moocgan.
Hình 13. Cơ sở tế bào học của 
di truyền liên kết
(tc)
- Yêu cầu HS quan sát H 13, thảo luận nhóm và trả lời: ? Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích?
- Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
- Vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan cho rằng các gen quy định tính trạng màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST?
? So sánh với sơ đồ lai trong phép lai phân tích về 2 tính trạng của Menđen em thấy có gì khác?
** Ngoài ra việc tạo các mô hình ảo cũng là rất cần thiết nhờ có khoa học kĩ thuật hiện đại.
- Mô hình ảo là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình thức đối tượng học tập, nhằm mục đích mô phỏng các hiện tượng sinh học xảy ra trong tư nhiên hay trong phòng thí nghiệm, có ưu điểm là tính năng tương tác cao, giao diện thân thiện với người sử dụng và có thể mô phỏng những quá trình khó thực hiện.
Phần III: Kết luận và đề nghị
1. Kết luận
Căn cứ vào nhiệm vụ đặt ra của đề tài, qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. 1. Bước đầu đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận về vị trí, vai trò của TLDH và tính tích cực hóa hoạt động học tập của HS, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, chọn lọc và sử dụng “tư liệu dạy học” trong dạy học nói chung, dạy học Sinh học ở trường THCS và cụ thể là sinh học 9 nói riêng. 
1.2. Đã tìm hiểu được thực trạng các TLDH hiện có và tình hình sử dụng các TLDH trong việc giảng dạy, trên cơ sở đó đã chỉ ra được những bất cập hiện nay đối với việc sử dụng TL khi dạy chương II: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9 – THCS; đồng thời thấy được nhu cầu của GV THCS về việc hỗ trợ TLDH theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT vào qua trình dạy học. 
1.3. Đã đề xuất được quy trình chọn lọc và sử dụng TLDH để dạy học chương II: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9 – THCS theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Giải quyết được phần nào thực trạng thiếu nguồn TLDH gồm tranh, ảnh, phim, flash ở dạng kĩ thuật số khi GV tiến hành việc thiết kế bải giảng và tổ chức các hoạt động dạy học theo quan điểm đổi mới quá trình dạy học và phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay. 
1.4. Đã đề xuất được một số biện pháp sử dụng TL vào việc thiết kế, xây dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của HS khi dạy chương II: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9 – THCS. 
2. Đề nghị
Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi xin có một số ý kiến đề nghị sau:
2.1. Cần sưu tầm thêm các tư liệu dạng phim, ảnh động, flash, tài liệu tham khảo bổ sung cho các bài học còn ít tư liệu,
2.2. Xử lí thêm về mặt kĩ thuật để Việt hóa các đoạn phim, flash có xuất xứ từ nguồn tư liệu nước ngoài. 
2.3. Tiếp tục nghiên cứu, chọn lọc các TLDH của các chương, phần khác trong nội dung dạy học Sinh học 9 cũng như toàn bộ chương trình Sinh học THCS. Để từ đó có một bộ TL bổ trợ hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu giảng dạy Sinh học ở THCS theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS. 
2.4. Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu, phát triển và đưa vào thực tiễn dạy học. Để những giá trị thực tiễn của đề tài được phát huy. 
Tài liệu tham khảo
I. Tài liệu tiếng Việt.
1. Đinh Quang Báo- Nguyễn Đức Thành. 2006. Lý luận dạy học sinh học. Nxb Giáo dục.
2. Đinh Quang Báo, Trần Khánh Ngọc. 2007. Giáo án và tư liệu dạy học môn sinh học. Nxb Đại học sơư phạm.
3. Nguyễn Văn Duệ. 2000. Dạy học giải quyết vấn đề trong bộ môn sinh học. Nxb Giáo dục.
4. Tô Xuân Giáp. 2000. Phương tiện dạy học. Nxb Giáo dục.
5. Trần Bá Hoành- Trịnh Nguyên Giao. 2002. Phát triển các phương pháp dạy học tích cựu trong môn sinh học. Nxb Giáo dục.
6. Trần Bá Hoành. 1996. Kỹ thuật dạy học. Nxb Giáo dục.
7. Trần Bá Hoành. 2006. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sánh giáo khoa. Nxb Đại học sư phạm.
8. Trần Văn Lài 1999. Phương tiện dạy học. Nxb Giáo dục.
9. Vũ Đức Lưu(chủ biên)- Nguyễn Minh Công.2007. Giáo trình di truyền học. Nxb Đại học sư phạm.
10. Chu Văn Mẫn- Vũ Trung Tạng. 2008. Tư liệu sinh học 12. Nxb Giáo dục.
11. Phan Cự Nhân (chủ biên)- Nguyễn Minh Công- Đặng Hữu Lanh.2006.Di truyền học, tập I. Nxb Sư phạm
12. Phan Cự Nhân (chủ biên)- Nguyễn Minh Công- Đặng Hữu Lanh.2006.Di truyền học, tập II. Nxb Sư phạm
13. Trần Khánh Ngọc, Xây dựng và sử dụng bộ tư liệu hỗ trợ dạy học sinh học 10,THPT theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, luận văn thạc sỹ khao học giáo dục- 2005.
14. Lê Duy Thành(chủ biên).2007. Di truyền học. Nxb Kỹ thuật.
15. www.thuvienbachkim.com.vn
2. Tài liệu tiếng nước ngoài.
www.accesexceellence.org 
www.bio.mtu.edu/campbell
www.biology.arizona.edu 
www.genetícolutión.com. 
www.nature.com
www.proteinsciencé.comDD phụ lục
Danh sách các giáo viên và các trường THCS đã phỏng vấn trong quá trình điều tra về thực trạng sử dụng tư liệu trong dạy học các bài chương II. Nhiễm sắc thể- Sinh học 9
STT
Họ và Tên
Trường
Huyện- Tỉnh
1
Nguyễn Thị Thinh
THCS Phượng Hoàng
Thanh Hà- HD
2
Nguyễn Thị Hoan
THCS An Lương
Thanh Hà- HD
3
Phạm Thị Thu Mơ
THCS Thanh Hải
Thanh Hà- HD
4
Cao Thị Thuý Hà
THCS Tiền Tiến
Thanh Hà- HD
5
Trần Mạnh Hưng
THCS Quyết Thắng
Thanh Hà- HD
6
Bùi Văn Kiên
THCS Tân An
Thanh Hà- HD
7
Phạm Thị Liễu
THCS Thanh An
Thanh Hà- HD
8
Phạm Thị Kiều
THCS Hồng Lạc
Thanh Hà- HD
9
Nguyễn Thị Lan
THCS Thanh Bính
Thanh Hà- HD
10
Nguyễn Thị Nga
THCS Hợp Đức
Thanh Hà- HD
11
Nguyễn Thị Liên
THCS Vĩnh Lập
Thanh Hà- HD
12
Nguyễn Thị Mai Anh
THCS Trường Thành
Thanh Hà- HD
13
Bùi Văn Dũng
THCS Thanh Lang
Thanh Hà- HD
14
Bùi Thị Dung
THCS Chu Văn An
Thanh Hà- HD
15
Bùi Văn Dương
THCS Cẩm Chế
Thanh Hà- HD
16
Trần Thị Anh
THCS Thanh Hồng
Thanh Hà- HD
17
Trần Văn Đức
THCS Thanh Thuỷ
Thanh Hà- HD

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNSK30003.doc