Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tuần 10 - Tiết 19 - Bài 18: Trai sông

Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tuần 10 - Tiết 19 - Bài 18: Trai sông

 1. Kiến thức :

 - Phân biệt được sự khác nhau giữa ngành giun đốt và ngành thân mềm.

 - Hiểu rõ cấu tạo ngoài và di chuyển của trai sông.

 - Trình bày được đặc tính dinh dưỡng và sinh sản của trai sông .

 - Vai trò của trai sông làm sạch môi trường nước.

 2.Thái độ :

 - Bảo vệ môi trường sống của thân mềm, bảo vệ môi trường nước.

II.Phương tiện dạy và học :

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tuần 10 - Tiết 19 - Bài 18: Trai sông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10 Ngàysoạn : 4/11/05
Tiết : 19 Ngày dạy: 5/11/05
 CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM
BÀi 18: TRAI SÔNG
 I.Mục tiêu :
 1. Kiến thức :
	- Phân biệt được sự khác nhau giữa ngành giun đốt và ngành thân mềm.
	- Hiểu rõ cấu tạo ngoài và di chuyển của trai sông.
	- Trình bày được đặc tính dinh dưỡng và sinh sản của trai sông .
	- Vai trò của trai sông làm sạch môi trường nước.
 2.Thái độ :
	- Bảo vệ môi trường sống của thân mềm, bảo vệ môi trường nước.
II.Phương tiện dạy và học :
Tranh vẽ hình 18.1,2,3,4, 
Mỗi nhóm 1 con trai sông còn sống .
III.Tiến trình dạy và học :
 2.Học bài mới :
Hoạt động 1 :Tìm hiểu về hình dạng cấu tạo ngoài, của trai sông.
Mục tiêu : Học sinh hiểu rõ sự thích nghi của trai sông với đời sống chui rúc trong bùn cát.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
? Trai thường sống ở đâu.
? Cơ thể trai có đặc điểm gì về hình dạng và kích thước, máu sắc.
? Đặc điểm nào giúp giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong bùn cát .
? Nhờ đặc điểm nào mà hai mảnh vỏ có thể khép mở.
? Vỏ trai có cấu tạo như thế nào.
1. Để mở vỏ trai để quan sát bên trong cơ thể trai ta làm thế nào.
2. Tại sao khi trai chết thì mở vỏ.
3. Khi mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy mùi khét ? vì sao.
4. Aùo trai nằm ở vị trí nào ? có tác dụng gì?
HS đọc thông tin SGK
Học sinh quan sát hình 18.1 trai sông và mẫu vật trai sông
- Trong bùn cát.
- cơ thể có hình chópï, đối xứng 2 bên
- kích thước 5 – 7 cm
- Hai mảnh vỏ
- Hai bản lề ở phía lưng.
HS quan sát mẫu vật và hình 18.2 SGK
- Gồm 3 lớp 
HS đọc thông tin SGK, Quan sát hình 18.3 ( Cấu tạo cơ thể trai ) và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ xung ý kiến.
- GV hòan chỉnh nội dung.
I. Hình dạng, và cấu tạo:
1. Vỏ trai :
- Gồm hai mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng .
- Cấu tạo gồm 3 lớp, Sừng, Đá vôi và Sà cừ.
2. Cơ thể trai:
- Được bảo vệ bởi hai mảnh vỏ bàng đá vôi.
Hoạt động 2 : Di chuyển của trai sông
Mục tiêu : Mô tả được quá trình di chuyển của trai sông trong bùn cát. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
? Hãy mô tả quá trình di chuyển của trai.
? Vậy trai di chuyển được là nhờ cơ quan nào .
Yêu cầu 1 HS đọc thông tin SGK
Quan sát hình 18,4
- Sự khép mở của vỏ
- Thò ra thụt vào của chân
- ống hút và thoát nước
II. Di chuyển :
Trai di chuyển chậm chạp trong bùn cát nhờ sự khép mở của vỏ, thò ra thụt vào của chân và lực đẩy của ống hút thoát nước. 
Hoạt động 3 : Dinh dưỡng của trai sông.. 
Mục tiêu : Trình bày được quá trình lọc nước lấy thức ăn của trai. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
? Thức ăn của trai là gì?
? Trai lấy thức ăn bằng cách nào ?
? Hãy mô tả quá trình lọc nước lấy thức ăn của trai.
? Vậy quá trình dinh dưỡng này là chủ động hay thụ động? Ví sao?
? Trai hô hấp bằng cách nào.
? Vậy sự dinh dưỡng của trai có lợi ích gì
HS đọc thông tin SGK
Quan sát hình vẽ 18.3.4, SGK
- Mảnh vụn hữu cơ, động vật nhỏ
- Lọc nước
Hút nước Tấm mang (giữ lại thức ăn) khoang áo ống thoát ra ngoài.
- Hô hấp qua thành cơ thể,
III. Dinh dưỡng :
Trai dinh dưỡng thụ động nhờ vào cơ chế lọc nước lấy thức ăn nhờ các đôi tấm mang. 
Hoạt động 4 : sinh sản của trai sông. 
Mục tiêu : Trình bày được sự sinh sản của trai sông
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
? Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ.
? Ý nghĩa của giai đọan ấu trùng bám vào mang và da cá.
? Sự sinh sản của trai tiến hóa hơn giun đất ở điểm nào.
HS đọc thông tin SGK 
Thảo lụân nhóm trong thời gian 3 phút trả lời các câu hỏi sau.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm nhận xét bổ sung
- GV hòan thiện nội dung.
IV. Sinh sản :
Cơ thể phân tính đến mùa sinh sản Trai cái đẻ trứng được giữ lại ở tấm mang chờ tinh trùng theo dòng nước đi vào thụ tinh, phát triển thành ấu trùng, kí sinh ở mang và da cá sau vài tuần rơi xuống bùn sống độc lập
IV.Củng cố và đánh giá:
1. Trai tự vệ bằng cách nào, Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả.
2. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì đối với môi trường nước.
3. Nhiều ao nuôi cá không thả trai mà lại có trai, tại sao?
V.Dặn dò :
	- Về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK
 - Đọc thêm SGK, sách tham khảo.
	- Chuẩn bị bài mới tìm hiểu về một số thân mềm khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 19.doc