Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tuần 16 - Tiết 31 - Bài 31 : Cá chép

Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tuần 16 - Tiết 31 - Bài 31 : Cá chép

. Kiến thức :

 - Hiểu rõ cấu tạo ngoài và sinh sản của cá thích nghi với đời sống ở nước. .

 - Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của cá .

 2. Kỹ năng :

 - Quan sát nhận biết , mô tả cấu tạo ngoài của cá chép.

 3.Thái độ :

 - Bảo vệ môi trường sống của cá, nuôi thả cá chép.

II.Phương tiện dạy và học :

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tuần 16 - Tiết 31 - Bài 31 : Cá chép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16 Ngàysoạn : /05
Tiết : 31 Ngày dạy: /05
 CHƯƠNG VI: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
CÁC LỚP CÁ
BÀi 31 : CÁ CHÉP
I . Mục tiêu :
 1. Kiến thức :
	- Hiểu rõ cấu tạo ngoài và sinh sản của cá thích nghi với đời sống ở nước. .
	- Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của cá .
 2. Kỹ năng :
	- Quan sát nhận biết , mô tả cấu tạo ngoài của cá chép.
 3.Thái độ :
	- Bảo vệ môi trường sống của cá, nuôi thả cá chép.
II.Phương tiện dạy và học :
Tranh vẽ cấu tạo ngoài của cá chép . Mô hình cá chép .
Mỗi nhóm 1 con cá chép còn sống (nếu có).
III.Tiến trình dạy và học :
 2.Học bài mới :
 Hôm nay chúng ta tìm hiểu về ngành động vật có xương sống .
Đặc điểm cơ bản của ngành này để phân biệt với ngành động vât có xương sống là “CỘT SỐNG Và đã lấy đạc điểm này để đặt tên cho ngành :”
Trong ngành này được chia thành 5 lớp là :Lớp cá, Lớp lưỡng cư, bò sát, chim , thú.
Hôm nay chúng ta tìm hiểu lớp cá : Đại diện là cá chép.
Hoạt động 1 :Tìm hiểu về đời sống của cá chép..
Mục tiêu : Học sinh hiểu rõ đặc điểm hoạt động sống của cá chép.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Phiếu học tập số : 01
Lớp : . . . .. . . . . . Nhóm : . . . . .. . . . . . . .
Cấu 1 : Hãy kể những môi trường sống và điều kiện sống của cá chép.?
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . 
Câu 2 : Thế nào là động vật biến nhiệt? Động vật biến nhiệt muốn tồn tại phải lựa chọn nơi sống như thế nào : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . 
Câu 3: Tại sao gọi thụ tinh của cá chép là thụ tinh ngoài.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . Cẫu 4: Trong thụ tinh ngoài tại sao số lượng trứng đẻ rất lớn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . 
 HS đọc thông tin SGK
Thảo lụân nhóm trong thời gian 3 phút hòan thành phiếu học tập sau.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm nhận xét bổ sung
- GV hòan thiện nội dung
I. ĐỜI SỐNG :
Cá chép thường sống trong các vực nước ngọt như ao ,hồ, sông, . . .
Cá ăn tạp , sinh sản đẻ trứng trong nước số lượng lớn, thụ tinh ngoài, Là động vật biến nhiệt.
Hoạt động 2 : Cấu tạo ngoài của cá chép... 
Mục tiêu : Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống trong nước . 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
BẢNG ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO NGOÀI CỦA CÁ CHÉP THÍCH NGHI VỚI ĐỜI SỐNG BƠI LẶN
Giúp thân cá cử động dẽ dàng theo chiều ngang.
Giảm sức cản của nước.
Màng mắt không bị khô.
Dễ phát hiện con mồi, kẻ thù
Giảm ma sát da cá với môi trường nước.
Có vai trò như bơi trèo
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi
1. thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn với thân
A, B
2. Mắt cá không có mi,màng mắt tiếp xúc với môi trường nước
C, D
3. Vảy cá có da bao bọc, trong da có tuyến chất nhày
E, B
4. Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp
A, E
5. Vây cá có các tia vây, được căng bởi da mỏng khớp động với thân
E, F
? Cấu tạo cơ thể cá chép gồm mấy phần? Kể tên các phần đó.( Yêu cầu chỉ trên mô hình )
? Phần đầu của cá gồm các phần phụ nào?
? Phần mình của cá gồm các phần phụ nào?
? Phần đuôi của cá gồm các phần phụ nào?
? Xác định vị trí và vai trò của cơ quan đường bên cá?
GV thông báo tên và vị trí của các loại vây :
 Lưng, hậu môn, đuôi (Vây lẻ )
Vây 
 Ngực, bụng (Vây chẵn)
? Hãy trình bày chức năng của từng loại vây cá
HS quan sát mẫu vật và hình 31 SGK, kết hợp với mô hình cá chép.
HS đọc thông tin SGK 
Thảo lụân nhóm trong thời gian 3 phút hòan thành bảng sau.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm nhận xét bổ sung
- GV hòan thiện nội dung.
HS đọc thông tin SGK 
II. CẤU TẠO NGOÀI :
 1. Cấu tạo ngoài : 
Cá chép có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước. Cơ thể gồm 3 phần là đầu,
thân và đuôi , thân mình hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc 
Vẩy : Là những tấm xương mỏng xếp như ngói lợp, được phủ bởi một lớp da tiết chất nhày .. Mắt không mí
2. Chức năng của vây cá :
 Vây cá có hình bơi chèo giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều kiển sự thăng bằng.
IV.Củng cố và đánh giá:
1. Đặc điểm cấu tạo ngoài nào của cá chép thích nghi với đời sống trong môi trường nước ? 
2. Hô hấp của cá chép khác tôm như thế nào? ( dự đoán )
3. Cơ quan giúp cá giữ thăng bằng theo chiều dọc :
Hai vây ngực
Vây lưng và vây hậu môn
Hai vây bụng
Cả a,.c đúng
V.Dặn dò :
	- Về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK. Làm thí nghiệm bài 4 bảng 02 SGK.
 - Đọc thêm SGK, sách tham khảo.
	- Chuẩn bị bài mới 
	- Mỗi nhóm chuẩn bị một con cá chép còn sống để giờ sau thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 31.doc