Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tuần 8 - Tiết 15 - Bài 15: Giun đất

Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tuần 8 - Tiết 15 - Bài 15: Giun đất

 1. Kiến thức :

 - Phân biệt được sự khác nhau giữa ngành giun tròn và ngành giun đốt.

 - Hiểu rõ cấu tạo ngoài và di chuyển của giun đất.

 - Trình bày được sự phân hóa về cơ quan tiêu hóa, tuần hòan, thần kinh .

 - Vai trò của giun đất đối với nông nghiệp.

 2. Kỹ năng :

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tuần 8 - Tiết 15 - Bài 15: Giun đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8 Ngàysoạn : 24/10/05
Tiết : 15 Ngày dạy: 25/10/05
NGÀNH GIUN ĐỐT
BÀi 15: GIUN ĐẤT
 I.Mục tiêu :
 1. Kiến thức :
	- Phân biệt được sự khác nhau giữa ngành giun tròn và ngành giun đốt.
	- Hiểu rõ cấu tạo ngoài và di chuyển của giun đất.
	- Trình bày được sự phân hóa về cơ quan tiêu hóa, tuần hòan, thần kinh .
	- Vai trò của giun đất đối với nông nghiệp.
 2.. Kỹ năng :
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh 
 3.Thái độ :
	- Bảo vệ môi trường sống của giun đất.
II.Phương tiện dạy và học :
Tranh vẽ hình 15.1,2,3,4,5,6 Tranh vẽ vòng đời phát triển của giun đũa
phiếu học tập về di chuyển của giun đất.
Mỗi nhóm 1 con giun đất sống .
III.Tiến trình dạy và học :
 2.Học bài mới :
Hoạt động 1 :Tìm hiểu về cấu tạo ngoài, của giun đất.
Mục tiêu : Học sinh hiểu rõ sự thích nghi của giun đất với đời sống chui rúc trong hang.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
? Phân biệt giun tròn và giun đốt ?
? Giun đất thường sống ở đâu.
? Cơ thể giun đất có đặc điểm gì về hình dạng và kích thước, máu sắc.
? Đặc điểm nào giúp giun đất thích nghi với đời sống chui ruc trong đất .
? Cấu tạo ngoài của giun đất gồm những bộ phận nào ?
HS đọc thông tin SGK
Học sinh quan sát hình 15.1 giun đất và mẫu vật giun đất.
- Trong đất ẩm.
- cơ thể có hình trụ, tròn, đối xứng 2 bên
- kích thước 20 – 25 cm
HS quan sát mẫu vật và hình 15.2 SGK
- Lỗ sinh dục đực , cái.
- Đai sinh dục
- Các đốt .
I. Hình tạo ngoài:
- Cơ thể có hình trụ tròn, đối xứng 2 bên . phân nhiều đốt .
Hoạt động 2 : Di chuyển của giun đất 
Mục tiêu : Mô tả được giun đất di chuyển 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
? Hãy mô tả 4 bước di chuyển của giun đất
? Em có nhận xét gì khi thấy giun di chuyển trên giấy .
? Vì sao khi giun di chuyển trên giấy ta nghe thấy tiếng kêu xào xạc ?
? Vòng tơ này có vai trò gì ?
? Vậy giun chui rúc được trong hang là nhờ đâu ?
HS đọc thông tin SGK
Quan sát mẫu vật giun đất di chuyển.
HS đặt giun đất lên giấy quan sát nó di chuyển ( nghe )
- Nghe tiếng xào xạc
- Ở trên mỗi đốt giun đất có vòng tơ
- Vòng tơ tạo ma sát giúp giun di chuyển
- Chun giãn cơ thể và vòng tơ
II. Di chuyển :
Nhờ sự chun giãn cơ thể kết hợp các vòng tơ giúp giun di chuyển 
Hoạt động 3 : Cấu tạo trong của giun đất. 
Mục tiêu : Trình bày được sự tiến hóa về hệ cơ quan của giun đất so với giun tròn 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
? Cấu tạo hệ tiêu hóa của giun đất gồm những cơ quan nào ?
? Cơ quan tiêu hóa của giun đất tiến hóa hơn giun tròn ở điểm nào ?
? Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng chảy ra đó là chất gì? Tại sao có màu đỏ
? Cấu tạo hệ tuần hòan của giun đất.
Kiểu cấu tạo như vậy thì hệ tuần hòan của giun là hệ tuần hòan kín.
? Vì sao khi ta cuốc phải giun bị đứt phần đuôi khỏi cơ thể mà phần đuôi này vẫn cử động được .
? Cấu tạo hệ thần kinh của giun đất.
? Chuỗi hạch thần kinh này có chức năng gì .
HS đọc thông tin SGK
Quan sát hình vẽ 15.4,5
- Miệng – hầu – t.quản – diều 
d.dày cơ –ruột tịt – ruột – h. môn
- T. quản – diều – d. dày cơ – ruôt tịt 
HS quan sát sơ đồ 15.5 SGK
-Chất lỏng màu đỏ là máu. Do có sắc tố sắt nên có màu đỏ. 
- Động mạch bụng, lưng, vòng
- do chuỗi hạch thần kinh .
-Chuỗi hạch thần kinh bụng.
- Điều khiển hoạt động của giun
III. Cấu tạo trong :
 Có khoang cơ thể chính thức .
 - Cơ quan tiêu hóa phân hóa phức tạp
 - Xuất hiện hệ tuần hòan kín .
 - Có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch thần kinh bụng.
Hoạt động 4 : Dinh dưỡng và sinh sản của giun đất. 
Mục tiêu : Trình bày được sự ding dưỡng của giun đất và sự tiến hóa về cơ quan sinh sản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
? Hệ tiêu hóa của giun đất gồm những bộ phận nào .
? Chức năng của diều, dạ dày, ruột tịt
? Thức ăn của giun đất là gì ?
? Giun đất lấy thức ăn bằng cách nào .
? Vì sao mưa nhiều giun đất bò lên mặt đất.
? VẬY giun đất có lợi ích gì cho chồng trọt .
? Cơ quan sinh dục của giun đất có cấu tạo như thế nào.
? Hiện tượng gép đôi của giun đất có ý nghĩa gì ?
? Kén của giun đất có vai trò gì ?
? Số luợng trứng sau mỗi lần sinh sản của giun đất so với giun tròn như thế nào
? Vì sao giun đất đẻ ít trứng mà vẫn đảm bảo được sự duy trì nòi giống .
HS đọc thông tin SGK
- Dự trữ, nghiền thức ăn và tiết dịch tiêu hóa .
- Mảnh vun hữu cơ trong đất.
- Dùng miệng liếm thức ăn .
- Vì môi trường thiếu oxi. Chúng hô hấp qua da .
HS thảo đọc thông tin SGK
Quan sát hình 13.3,.4 SGK, tranh
- Cơ thể lưỡng tính .
- Trao đổi tinh dịch 
- Bảo vệ trứng trước các tác nhân khác .
- ít hơn so với giun tròn.
- Trứng được bảo vệ bởi vỏ kén,không bị thất thoát .
IV. Dinh dưỡng :
Giun đất có cơ quan tiêu hóa phân hóa thành diều – dạ dày cơ – ruột tịt .
- Hô hấp qua da.
V. Sinh sản :
Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng gép đôi. Trứng được thụ tinh và phát triển trong kén thành giun non chui ra ngoài kén
IV.Củng cố và đánh giá:
SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIUN TRÒN VÀ GIUN ĐỐT
Đặc điểm
GIUN TRÒN
GIUN ĐỐT
Hình dạng cơ thể
Cơ quan phụ
Hệ thần kinh
Hệ hô hấp
Hệ tuần hòan
Cơ quan tiêu hóa
Sinh sản
V.Dặn dò :
	- Về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK
	- Chuẩn bị bài thực hành
	- Mỗi nhóm chuẩn bị một con giun đất to
ĐÁP ÁN :
SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIUN TRÒN VÀ GIUN ĐỐT
Đặc điểm
GIUN TRÒN
GIUN ĐỐT
Hình dạng cơ thể
Hình trụ, tròn .đối xứng 2 bên
Thuôn nhọn 2 đầu
Hình trụ tròn , phân nhiều đốt
Cơ quan phụ
Lớp vỏ cuticun 
Vòng tơ
Hệ thần kinh
Tiêu giảm
Chuỗi hạch thần kinh bụng
Hệ hô hấp
Qua da
Qua da
Hệ tuần hòan
Tiêu giảm
Hệ tuần hoàn kín
Cơ quan tiêu hóa
Ruột phân nhánh
Phân hóa miệng – hầu – thực quản – diều – dạ dày – ruột tịt – ruôt – h. môn
Sinh sản
Phân tính
 Đẻ nhiều trứng
Lưỡng tính
Đẻ ít trứng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 15.doc