Giáo án Lớp 8 môn Địa lí - Địa lí dân cư Việt Nam

Giáo án Lớp 8 môn Địa lí - Địa lí dân cư Việt Nam

- Biết được nước ta có 54 dân tộc . Dân tộc kinh có số dân đông nhất . Các dt của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình x.dựng và bảo vệ Tổ Quốc .

- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta .

a. Kĩ năng :

- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số d.tộc .

- Kĩ năng phân tích biểu đồ ( hình tròn )

c. Thái độ : Có tinh thần tôn trọng , đoàn kết các d.tộc .

 

doc 42 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Địa lí - Địa lí dân cư Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Bài 1 – Tiết 1 : 
1/ Mục tiêu :
Kiến thức : 
Biết được nước ta có 54 dân tộc . Dân tộc kinh có số dân đông nhất . Các dt của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình x.dựng và bảo vệ Tổ Quốc .
Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta .
Kĩ năng :
Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số d.tộc .
Kĩ năng phân tích biểu đồ ( hình tròn )
c. Thái độ : Có tinh thần tôn trọng , đoàn kết các d.tộc .
2/ Kiến thức trọng tâm : 
Sự đa dạng của cộng đồng các d.tộc V.Nam , thể hiện ở nhiều mặt : tất cả 54 d.tộc à đa dạng trong đ.sống kinh tế , văn hóa, xã hội như ngôn ngữ, phong tục, tập quán  tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam .
3/ Phương tiện dạy học : 
B.đồ dân cư Việt Nam 
Một số tranh ảnh về đại gia đình các dân tộc ở Việt nam .
4/ Tiến trình lên lớp : 
Bài cũ : 
Bài mới :
Hoạt động thầy và trò
rt
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam : ( Cá nhân )
 - Việt Nam có bao nhiêu d.tộc ? Dân tộc nào có số dân đông nhất ? Ít nhất ? ( Gv gợi ý : dựa vào bảng thống kê SGK – trang 6 )
 - GV mở rộng : Trong cộng đồng 54 d.tộc ở VN , dựa vào ngôn ngữ, người ta chia ra làm 7 nhóm ( dựa vào sách GV , nêu 7 nhóm ng.ngữ và số d.tộc trong mỗi nhóm lần lượt là : 6, 3, 3, 12, 5, 21, 4 )
 - Trừ d.tộc Kinh ( Việt ) , tất cả 53 d.tộc còn lại được gọi bằng 1 tên chung là d.tộc gì ? 
( d.tộc ít người )
 - Cho biết tỉ lệ của d.tộc Kinh và d.tộc ít người chiếm bao nhiêu % dân số ?
 * Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự đa dạng trong đời sống kinh tế , văn hoá , xã hội của cộng đồng các d.tộc VN :
( Cá nhân , nhóm )
 - Theo em , các d.tộc khác nhau ở điểm nào ?
( về đ.sống kinh tế , văn hóa xã hội  )
1/ Các d.tộc ở Việt Nam : 
 - Nước ta có tất cả 54 d.tộc anh em :
 + D.tộc Việt ( Kinh ) : 86,2 % dân số 
 + Các d.tộc ít người : 13,8 % dân số 
Hoạt động thầy và trò
rt
Nội dung cơ bản
( Cho h.sinh xem ảnh về đại gia đình các dt V.Nam )
 - Một điểm khác nhau cơ bản mà chính phủ ta đang tìm cách khắc phục ? ( nhóm ) 
 ( Khác nhau về trình độ p.triển kinh tế : Người kinh tiếp cận được nền văn minh thế giới , những tiến bộ về KHKT  S.xuất và đ.sống phát triển nhanh , khoản cách ngày càng xa so với các dân tộc )
 ( Ảnh : 1 lớp học vùng cao à đưa ánh sáng văn hóa lên vùng cao à 1 biện pháp để thu hẹp dần khoản cách đó .)
 - GV : Tuy trình độ p.triển kinh tế có khác nhau, nhưng các d.tộc ít người cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước . Em hãy kể 1 số s.phẩm thủ công tiêu biểu của các d.tộc ít người mà em biết ?
 - Về điểm chung : tất cả 54 d.tộc có điểm nào chung ? 
 ( chung 1 mái nhà , chung 1 T.Quốc , tất cả đều là d.tộc V.Nam , cùng lao động , cùng chiến đấu để xây dựng và bảo vệ cho Tổ Quốc VN ) à G.dục tư tưởng .
 - Ngoài ra , những người nào cũng được xem là 1 bộ phận của cộng đồng các dân tộc V. Nam ? 
 * Chuyển ý : gọi h.sinh nhắc lại những điểm khác nhau giữa các d.tộc ? ( nhấn mạnh : khác nhau về quần cư à sự phân bố các điểm dân cư ) à Gv chuyển sang phần 2 : sự phân bố của các d.tộc .
 * Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự phân bố các d.tộc – hoạt động cá nhân 
 - Cho biết : d.tộc Kinh chủ yếu phân bố ở đâu ?
 à Xác định trên bản đồ dân cư : vùng phân bố của d.tộc Kinh ?
 - Các d.tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu ?
 - Tìm trên bản đồ , vùng phân bố của d.tộc Tày , Nùng ? ( h.sinh khác nhận xét phần trình bày của bạn 
 - Tương tự : tìm vùng phân bố của các d.tộc : 
 + Thái , Mường .
 + Dao , Mông 
 + Êđê , GiaRai , CơHo
 + Chăm , Khơme , Hoa . 
 - Vùng phân bố của các d.tộc ít người ngày nay có những thay đổi gì ? Vì sao ? 
- Lối sống du canh , du cư có ảnh hưởng gì đến môi trường sinh thái ?
- Mỗi d.tộc có những nét văn hóa riêng , thể hiện trong ngôn ngữ , trang phục, phong tục, tập quán  tạo nên sự phong phú , đa dạng của nền văn hóa Việt Nam .
2/ Sự phân bố các d.tộc : 
 - D.tộc Kinh : phân bố ở khắp các miền đ.bằng , trung du và duyên hải nước ta .
 - Các d.tộc ít người : phân bố chủ yếu ở các vùng núi và Cao nguyên .
 - Ngày nay , sự phân bố các d.tộc đã có nhiều thay đổi , lối sống du canh , du cư ngày càng được hạn chế , đ.sống của các d.tộc ít người ngày càng được ổ định .
5/ Củng cố : Xác định trên bản đồ dân cư : vùng phân bố của một số d.tộc .
6/ Dặn dò : 	- Học bài cũ , trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK .
- Chuẩn bị bài mới : Nghiên cứu bài 2 và cho biết số dân của 15 nước đông dân nhất t.giới ( xếp theo thứ tự từ lớn à nhỏ) . Mang theo dụng cụ vẽ biểu đồ .
	a b
DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
Bài 2 – Tiết 2 : 
1/ Mục tiêu :
a Kiến thức : 
Nắm được số dân của nước ta ( 2005 )
Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số , nguyên nhân và hậu quả .
Biết được sự thay đổi cơ cấu d.số và xu hướng thay đổi cơ cấu d.số của nước ta , ng.nhân của thay đổi .
b.Kĩ năng :
Kĩ năng phân tích bảng thống kê , một số biểu đồ d.số 
c. Thái độ : Ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lí .
2/ Kiến thức trọng tâm : 
Nước ta là 1 nước có d.số đông , trước đây tỉ suất sinh còn cao , nhờ thành tựu của công tác dân số ,hiện nay đang chuyển dần sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp .
Tình hình gia tăng dân số của nước ta , nguyên nhân và hậu quả .
3/ Phương tiện dạy học : 
Biểu đồ biến đổi d.số của nước ta .
Một số tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm trong khu đông dân cư .
4/ Tiến trình lên lớp : 
Bài cũ : 
Trình bày một số nét khái quát về d.tộc Kinh và các d.tộc ít người ?
Xác định trên bản đồ dân cư : vùng phân bố của các d.tộc : Êđê , GiaRai , CơHo và d.tộc Mường .
Bài mới :
Hoạt động thầy và trò
rt
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về số dân của nước ta: ( cá nhân)
 - Cho biết d.tích và số dân của nước ta hiện nay ?
( Số dân năm 2005 : 82.689.000 người )
 - So với các nước trên Thế Giới , nước ta đứng thứ mấy về S và d. số ? 
1/ Số dân :
 Hiện nay , số dân nước ta là 82.689.000 người 
  à Việt Nam là 1 quốc gia đông dân .
Hoạt động thầy và trò
rt
Nội dung cơ bản
- Qua đó , em có nhận xét gì về số dân của nước ta ?
 - Kể tên các nước có số dân đông hơn V.Nam ?
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự gia tăng dân số ( Cá nhân + nhám )
 - Quan sát biểu đồ biến đổi dân số của nước ta ( q.sát chiều cao của các cột trong biểu đồ ) : Em có nhận xét gì về tình hình tăng dân số của nước ta ? 
 - Quan sát đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên : nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các thời kì ?
 - Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng số dân nước ta vẫn tăng nhanh ? ( hoạt động nhóm )
 - Dân số nước ta tăng nhanh bắt đầu từ khi nào ? 
 ( GV giải thích thêm nguyên nhân của sự bùng nổ dân số từ cuối những năm 50 )
 - Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì 
 ( GV phân tích thêm à giáo dục dân số )
 - Tình hình dân số nước ta hiện nay ? Nguyên nhân ? 
 - Cho biết dân số tăng nhanh nhất ở những khu vực , những vùng nào ? ( GV phân tích thêm )
 * Hoạt động 3 : Tìm hiểu về cơ cấu dân số :
 ( cá nhân )
 - GV treo bảng thống kê cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở V. Nam :
 - Nhận xét về tỉ lệ 2 nhóm dân số nam , nữ thời kì 1979 – 1999 ?
 - Tỉ lệ 2 nhóm dân số nam , nữ ngày nay có những thay đổi gì ? Nguyên nhân của những thay đổi đó ?
 ( GV giải thích thêm về tỉ số giới tính )
 - Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta thời kì 1979 – 1999 ? 
 - Nhóm tuổi từ 0 – 14 chiếm tỉ lệ cao gây ra những khó khăn gì ?
2 / Gia tăng dân số :
 ( Vẽ hình 2.1 vào vở )
3 / Cơ cấu dân số : 
 - Việt Nam là nước có dân số trẻ .
( Kẻ bảng thống kê cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở V. Nam )
 - Dân số ở nhóm 0 – 14 chiếm tỉ lệ cao , đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hóa , y tế , giáo dục , việc làm 
5/ Củng cố : 
Trình bày tình hình gia tăng dân số nước ta từ những năm 50 đến nay ? Sự gia tăng dân số nhanh gây ra những hậu quả gì ? 
Trình bày cơ cấu dân số theo giới tính ? Ngày nay cơ cấu dân số theo giới tính có những thay đổi gì ? Nguyên nhân của những thay đổi đó ? 
6/ Dặn dò : 	- Học bài cũ , trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK .
	- Chuẩn bị bài mới : Nghiên cứu bài 3 , gồm những nội dung chính sau :
	+ Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở những vùng nào ? Vì sao ?
	+ Sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và thành thị .
	+ Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra như thế nào ? 
PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
Bài : 3 – Tiết : 3 
1/ Mục tiêu :
a. Kiến thức : 
Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta .
Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn , thành thị và đô thị hóa ở nước ta .
b. Kĩ năng :
Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam , phân tích một số bảng số liệu về dân cư 
c. Thái độ : Ý thức được sự cần thiết phải ph.triển đô thị trên cơ sở p.triển C.nghiệp , bảo vệ m.trường nơi đang sống . Có ý thức chấp hành tốt các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư .
2/ Kiến thức trọng tâm : Sự phân bố dân cư , các loại hình quần cư nông thôn và thành thị .
3/ Phương tiện dạy học : 
Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam 
Bảng thống kê mật độ dân số của một số quốc gia 
Bảng thống kê số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ( SGK )
4/ Tiến trình lên lớp : 
a/ Bài cũ : 
Trình bày tình hình tăng dân số nước ta từ những năm 50 à 2005 . Nêu nguyên nân và hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ?
Trình bày cơ cấu dân số theo giới tính ? Tại sao cơ cấu dân số theo giới tính đang tiến tới cân bằng 
b/ Bài mới :
Hoạt động thầy và trò
rt
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về mật độ dân số và phân bố dân cư : ( cá nhân + nhóm )
 - Gọi h.sinh nhắc lại khái niệm : Mật độ dân số là gì ?
 - GV treo bảng số liệu về mật độ dân số của Việt Nam và một số nước trong vùng :
 - ( So sánh mật độ dân số các nước trên T.Giới ) Em có nhận xét gì về mật độ dân số của Việt Nam ?
 - Cho biết mật độ dân số nước ta năm 1989 và 2003 là bao nhiêu ? 
 - Vì sao mật độ dân số nước ta ngày càng tăng ?
( GV treo bản đồ )
 - Q.sát hình 3.1 ( bản đồ ) cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào ? Thưa thớt ở những vùng nào ? Tại sao ? ( hoạt động nhóm ) 
 - Ở các đô thị  có nhiều thuận lợi về điều kiện sống  Vậy dân cư ở nước ta tập trung chủ yếu ở thành thị hay nông thôn ? Vì sao ?
 * Hoạt động 2 : Tìm hiểu về loại hình quần cư nông thôn : ( cá nhân ) 
 - Ở nông thôn , người ta thường tổ chức các điểm dân cư
dưới những hình thức nào ? ( qui mô , tên gọi )
1/ Mật độ dân số và phân bố dân cư :
 - Nước ta là một nước có mật độ dân số cao trên thế giới . 
 - Nơi có mật độ dân số cao là các vùng đồng bằng , duyên hải và các đô thị . 
 - Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn ( 74 % ) , và ít ở thành thị ( 26 % )
 2/ Các loại hình quần cư :
 a. Quần cư nông thôn :
Hoạt động thầy và trò
rt
Nội dung cơ bản
 - Nêu tên một số điểm dân  ...  tầm số liệu à tập vẽ biểu đồ . Học bài cũ cho tốt .
	Chuẩn bị cho bài kiểm tra : Các dụng cụ vẽ biểu đồ : Compa , bút màu , máy tính 
	Tiết sau : làm bài kiểm tra 1 tiết . 
KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
 Tiết 18 : 
 SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ 
Bài : 17 – Tiết : 19 
1/ Mục tiêu :
a. Kiến thức : 
Hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lí , một số thế mạnh của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên . Nắm được các đặc điểm dân cư – xã hội 
Hiểu sâu hơn sự khác biệt giữa 2 tiểu vùng TB và ĐB , đánh giá trình độ phát triển giữa 2 tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường , giải pháp phát triển kinh tế – xã hội
b. Kĩ năng :
Xác định được ranh giới của vùng , vị trí 1 số tài nguyên thiên nhiên quan trọng trên lược đồ 
Phân tích và giải thích được một số chỉ tiêu phát triển dân cư – xã hội 
2/ Kiến thức trọng tâm : Phần II : Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 
3/ Phương tiện dạy học : 
Bản đồ tự nhiên của vùng ( có thể thêm bản đồ hành chính VN ) Một số ảnh phong cảnh trong vùng .
4/ Tiến trình lên lớp : 
a.Bài cũ : 
Hướng dẫn h.sinh xem lại bài 6 à Xác định lại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ( dùng bút lông khoanh vùng trên bản đồ ) 
b.Bài mới :
Hoạt động thầy và trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ : ( cá nhân + nhóm )
 - Dựa vào kiến thức cũ ( bài 6 ) : xác định ranh giới của vùng trên bản đồ tự nhiên ? à Nằm ở phía nào của nước ta ?
 à Vùng đất địa đầu Tổ Quốc à có 2 điểm cực đó là những điểm cực nào ? 
 + Cực Bắc : Lũng Cú – Huyện Đồng Văn – Tỉnh Hà Giang
 + Cực Tây : A Pa Chải – Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên
 - Vùng này giáp biên giới với những nước nào ? vùng nào
 à Vị trí của vùng có ý nghĩa gì đối với việc phát triển kinh tế , văn hóa ? ( hoạt động Nhóm ) 
 * Gv gợi ý :
 + Có đường biên giới chung với nhiều nước , nhiều vùng có lợi gì về kinh tế – văn hóa ?
 * GV phân tích thêm 
 - Qui mô của vùng ? ( S ? dân số ? Tỉ lệ so với cả nước ? gồm bao nhiêu tỉnh ? ) 
à Kể tên các tỉnh thuộc Tây Bắc và Đông Bắc ?
1/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ : 
 - Là vùng lãnh thổ phía bắc nước ta .
- S = 100.965 Km2 , dân số = 11,5 tr à chiếm 30,7% S và 14,4% dân số cả nước ( 2002 ) , gồm 15 tỉnh .
Hoạt động thầy và trò
Nội dung cơ bản
- GV : Như vậy vùng núi và trung du BB được chia làm 2 vùng nhỏ , gọi là 2 tiểu vùng : Tây Bắc và Đông Bắc 
à Gv dùng bút lông xác định ranh giới 2 tiểu vùng .
 - GV : Đây là 2 phần lãnh thổ trên đất liền , ngoài ra phần lãnh thổ của vùng còn có cả các đảo và quần đảo trong vịnh B.Bộ à GV chỉ trên bản đồ 
 * Hoạt động 2 : Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên : ( cá nhân + nhóm )
 - Miền núi và trung du BB : từ tiêu đề bài đã gợi ý cho ta biết vùng này gồm những loại địa hình gì ? 
 ( GV có thể gợi ý : gồm 2 loại địa hình chính  ) 
 - GV : 2 loại địa hình chính : Trung du và miền núi à là những loại địa hình cao à cho nên vùng này chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình 
Về độ cao địa hình : Dựa vào thang màu sắc trên b.đồ , em có nhận xét gì về độ cao địa hình của 2 tiểu vùng TB và ĐB 
à GV định hướng : có thể tham khảo bảng 17.1 
 ( TB : núi cao , hiểm trở - ĐB : núi trung bình và núi thấp ) 
 - Tìm trên bản đồ : dãy núi cao nhất và đỉnh núi cao nhất nước ta ? Thuộc tiểu vùng nào ? 
 - Cho biết dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng nào ? 
 - Về khí hậu : khí hậu của 2 tiểu vùng có gì khác nhau ? 
à GV định hướng : có thể tham khảo bảng 17.1
- Gv phân tích thêm : ( ảnh hưởng của địa hình núi đối với khí hậu ) :
- GV : về sông ngòi : 
 - Địa hình núi cao , hiểm trở có ảnh hưởng gì đến sông ngòi ?
 - Sông ngòi lắm thác , nhiều ghềnh có giá trị gì về kinh tế ?
(Giàu tiềm năng thủy điện và thủy lợi , ít có giá trị về giao thông )
Tìm trên bản đồ các sông giàu tiềm năng thủy điện như : sông Đà , sông Lô , sông Gâm , sông Chảy ? 
 à Tiềm năng thủy điện phong phú nhất cả nước .
 - Xem lại lược đồ 12.2 - trang 43 : cho biết tên một số nhà máy thủy điện trong vùng . Cho biết cụ thể chúng nằm trên những con sông nào ? 
 - Xác định trên bản đồ : nhà máy thủy điện Hòa Bình .
 2/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên : 
 H.sinh học nội dung bảng 17.1 – SGK trang 63
Hoạt động thầy và trò
Nội dung cơ bản
- Sinh vật : Do có nhiều vành đai khí hậu à nhiều vành đai thực vật à Rừng rất phong phú về chủng loại .
à GD môi trường : ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn :
 - Khoáng sản : Căn cứ vào lược đồ à cho biết vùng này có những loại khoáng sản gì ? à Rất nhiều loại 
 - Gọi 1 h.sinh tìm các mỏ than ? Chủ yếu ở tiểu vùng nào ? 
 * Vùng trung du : 
 - GV nhắc lại khái niệm : Vùng trung du : vùng chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng ,  là vùng đồi thấp , xen kẻ các cánh đồng giữa núi .
 - Kiểu địa hình đặc trưng của miền trung du BB là gì ? 
( đồi bát úp , xen kẻ những cánh đồng bằng phẳng ) 
 - Vùng trung du BB có thuận lợi gì để phát triển kinh tế ?
 * GV : Đây là địa bàn quan trọng để trồng các cây CN , nhất là cây chè , đây cũng là khu vực đông dân cư , tập trung nhiều đô thị quan trọng : Việt Trì , Thái Nguyên , Hạ Long 
à GV : Cụ thể thế mạnh kinh tế mỗi vùng  à Xem bảng .
Dẫn dắt h.sinh tìm ra thế mạnh về kinh tế của mỗi vùng 
à Xem ảnh Hạ Long , thác Bản Dốc à V.Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi .
 à Tuy nhiên , vùng này gặp những khó khăn gì về điều kiện tự nhiên .
 ** Phần đặc điểm dân cư – xã hội : 
- Từ những số liệu : chiếm 30,7% S và 14,4% dân số cả nước à 2 con số trên cho ta thấy điều gì ? 
 ( Đây là vùng đông dân cư hay thưa dân cư ? ) 
 - Vùng này là địa bàn cư trú của các d.tộc nào ? 
 - Đồng bào các d.tộc ngày nay có những tiến bộ gì trong sản xuất ? 
à Xem ảnh : Ruộng bậc thang  : khắc phục khó khăn của tự nhiên à canh tác lúa nước trên vùng đồi núi .
- Tuy nhiên sự phát triển của 2 tiểu vùng còn có sự chêng lệch à sử dung bảng 17.2 à GV gợi ý cho h.sinh so sánh . 
 - Cuộc sống của các đồng bào d.tộc ngày nay có những thay đổi gì 
 - Xem ảnh : đồng bào các d.tộc .
3/ Đặc điểm dân cư – xã hội : 
 - Là địa bàn cư trú của nhiều d.tộc ít người : Tày , Mường , Dao , Mông ,Thái  Người Kinh sinh sống hầu hết ở các địa phương .
 - Đồng bào các d.tộc có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp 
 - Tuy nhiên , chỉ tiêu phát triển dân cư – xã hội còn có sự chênh lệch giữa 2 tiểu vùng TB và ĐB
* Củng cố : 
	- Kiến thức : Hãy nêu các thế mạnh về tài nguyên thiên hiên của vùng ? Điền các số liệu  
	- Kĩ năng : Cho xác định lại ranh giới của vùng à Phía Nam giáp những vùng nào ? 
* Dặn dò : Học bài cũ , chuẩn bị bài mới : Vùng núi và trung du BB ( tt ) 
VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tt )
Bài : 18 – Tiết : 20 
1/ Mục tiêu :
a. Kiến thức : 
Hiểu được cơ bản tình hình phát triển kinh tế ở trung du và miền núi BB theo trình tự : công nghiệp , nông nghiệp và dịch vụ . Nắm được 1 số vấn đề trọng tâm . 
b. Kĩ năng :
Nắm vững phương pháp so sánh giữa các yếu tố địa lí ; kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích , giải thích theo các câu hỏi gợi ý trong bài 
c. Thái độ : 
2/ Kiến thức trọng tâm : 
	- CN : ngành CN năng lượng ; Nông nghiệp : cây chè ; Dịch vụ : du lịch 
3/ Phương tiện dạy học : 
Lược đồ kinh tế trung du và miền núi BB .
Một số tranh ảnh về các hoạt động kinh tế trong vùng .
4/ Tiến trình lên lớp : 
Bài cũ : 
Trình bày những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng .
Cho biết : Việc bảo vệ rừng trong vùng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của dân cư trong vùng .
Bài mới :
Hoạt động thầy và trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tình hình phát triển công nghiệp của miền núi và trung du BB : ( cá nhân + nhóm )
 - Căn cứ vào lược đồ kinh tế , cho biết trong vùng có các ngành công nghiệp nào ? 
 - Tìm trên lược đồ các nhà máy thủy điện và nhiệt điện ? 
 - Nhờ đâu mà ngành thủy điện và nhiệt điện trong vùng phát triển mạnh ?
 - Cho biết ý nghĩa của thủy điện Hòa Bình ? ( nhóm )
 - Tìm trên lược đồ các trung tâm CN luyện kim , cơ khí , hóa chất à Phân bố ở đâu ? 
 ( Gợi ý cho h.sinh tìm ra mối quan hệ giữa nơi khai thác và nơi chế biến ) 
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tình hình phát triển nông nghiệp của miền núi và trung du BB : ( cá nhân + nhóm )
 - Căn cứ vào lược đồ kinh tế , cho biết trong vùng có các cây trồng nào ? 
 - Cây lúa , cây ngô được trồng nhiều nhất ở đâu ? 
- Xác định các vùng trồng lúa , ngô trên lược đồ ?
IV . TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ :
 1/ Công nghiệp :
- Nhờ thủy năng và nguồn than phong phú mà ngành thủy điện và nhiệt điện phát triển mạnh .
 - Các xí nghiệp CN nhẹ , chế biến LTTP ,xi măng  được xây dựng rãi rác ở các tỉnh , dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ
 2/ Nông nghiệp : 
 a. Trồng trọt : 
 - Lúa và ngô là cây lương thực chính à trồng nhiều nhất ở các cánh đồng giữa núi
Hoạt động thầy và trò
Nội dung cơ bản
- Đ. kiện khí hậu của vùng có th.lợi gì đối với trồng trọt ?
 - Cho biết một số nông sản quan trọng của vùng và các thương hiệu nổi tiếng ?
 - Xác định vùng phân bố cây chè , hồi ? 
 - Nhờ những điều kiện nào mà cây chè chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước ? 
 + Chăn nuôi : cho biết vật nuôi nhiều nhất trong vùng ?
 - Ngoài ra trong vùng còn phát triển các vật nuôi nào  ?
 - Sản xuất nông nghiệp trong vùng gặp phải những khó khăn gì ?
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về tình hình phát triển dịch vụ của miền núi và trung du BB : ( cá nhân + nhóm )
 - Tình phát triển ngành GTVT ? à Xác định trên lược đồ một số tuyến đường quan trọng .
 - Tình hình ngoại thương ? Giao lưu kinh tế với các nào ? Vùng nào ? 
- Ngành du lịch : Cho biết một số địa điểm du lịch trong vùng ? Hướng phát triển của ngành du lịch trong những năm tới ? 
 - Cho biết các trung tâm kinh tế trong vùng ? Nêu thế mạnh về kinh tế của mỗi trung tâm ? 
 à Xác định các trung tâm kinh tế trên lược đồ ? 
 - Cơ cấu sản phẩm đa dạng , một số sản phẩm có giá trị trên thị trường như : chè , hồi , vải thiều 
 b. Chăn nuôi : 
 - Đàn trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước ( 57,3% ) , đàn lợn chiếm 22% cả nước ( 2002 )
 - Tôm , cá : được nuôi trong các ao , hồ , vùng nước mặn , nước lợ
 3. Dịch vụ :
 - GTVT : nối liền các tỉnh , T.p trong vùng với các T.p ở ĐB sông Hồng , nhất là Hà Nội .
 - Thương mại : giao lưu kinh tế với các tỉnh Vân Nam , Quảng Tây ( TQ ) , thượng Lào , với ĐB sông Hồng .
 - Du lịch : DL văn hóa : Tân Trào , Pác Pó , đền Hùng ; DL sinh thái : Hạ Long , SaPa , Tam Đảo , Ba Bể . 
 V . CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ : 
 Các T.p Thái nguyên , Việt Trì , Hạ Long , Lạng Sơn .
5/ Củng cố : 
Ngàng CN nào phát triển mạnh nhất trong vùng ? Tại sao ? 
Cho biết tình hình phát triển một số ngành dịch vụ ? 
6/ Dặn dò : 	- Học bài cũ , trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK .
	- Chuẩn bị bài mới : Nghiên cứu bài 19 , tiết sau thực hành à chuẩn bị dụng cụ vẽ sơ đồ .

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN DIA LY 9 NAM 2010.doc