Giáo án Lớp 8 môn Địa lí - Huỳnh Kim Lân - Trường Trung học cơ sở Phan Bội Châu

Giáo án Lớp 8 môn Địa lí - Huỳnh Kim Lân - Trường Trung học cơ sở Phan Bội Châu

Mục tiêu bài học: Sau bài học , HS cần nắm được:

 + Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 + Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.

 +Xác định được trên bản đồ sự phân bố chủ yếu của một số dân tộc.

 + Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.

 

doc 73 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Địa lí - Huỳnh Kim Lân - Trường Trung học cơ sở Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ VIỆT NAM (tiếp theo)
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Tuần 1	 Tiết 1 	Ngăy soạn:	16/08/09	Ngăy dạy:17/08/09
Bài 1 : CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học , HS cần nắm được:
	+ Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
	+ Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
	+Xác định được trên bản đồ sự phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
	+ Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
	+ bản đồ dân cư Việt Nam.
	+ Tranh ảnh một số dân tộc ở Việt Nam.
III. Tiến trình dạy - học:
	Giới thiệu bài: Việt Nam là quốc gia nhiều dân tộc .Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: cả lớp.
HS dựa vào sách GK và những hiểu biết của mình và qua tranh ảnh để trả lời các câu hỏi sau
Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
Trình bày một số nét khái quát dân tộc Kinh và các dân tộc ít người.
Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ?
GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và trả lời câu hỏi:
Dân tộc nào có số dân đông nhất, chiếm tỉ lệ bao nhiêu.
Hoạt động 2: Cá nhân.
GV yêu cầu HS tiếp tục dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để tìm hiểu một số đặc điểm của dân tộc Việt ( Kinh ) và các dân tộc ít người sau đó trả lời câu hỏi :
Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết.
GV chuẩn xác lại kiến thức đồng thời phân tích và chứng minh về sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân:
Giáo viên yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biêt để trả lời câu hỏi: 
Dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu?
Sau khi Hs tìm hiểu qua sách GK, qua các tranh ảnh và trả lời câu hỏi , GV chuẩn xác lại kiến thức: Người Việt phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở đồng bằng, trung du và duyên hải.
Hoạt động 4: Hoạt động cá nhân:
GV giao nhiệm vụ cho HS
Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu?
Nhận xét.
HS trình bày kết quả.
+ Miền núi và trung du, nơi có tìềm năng về tài nguyên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Các dân tộc ít người ở phía Bắc sống đan xen nhau, ở Trường Sơn và Tây Nguyên cư trú thành vùng khá rõ rệt
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có trên 30 dân tộc chung sống.
+ Khu vực Trường Sơn và Tây Nguyên có trên 20 dân tộc.
+Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có ngưòi Chăm, Khơ me, người Hoa sống chủ yếu ở các thành phố. 
GV chuẩn xác lại kiến thức và phân tích bổ sung: Ngày nay sự phân bố dân cư đã có nhiều thay đổi, sự thuần cư đã dần được thay thế bỡi hình thức hỗn cư do tác động của các luồng chuyển cư.
I Các dân tộc ở Việt Nam.
+ Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng.
+ Dân tộc Việt ( Kinh ) có số dân đông nhất ( 86,2% ) có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế, khoa học kĩ thuật.
+ Các dân tộc ít người chiếm 13,8% số dân cả nước, trình độ phát triển kinh tế khác nhau
+ Ngoài ra còn có một bộ phận người Việt định cư ở nước ngoài.
II. Phân bố các dân tộc:
1. Dân tộc Việt ( Kinh )
Phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du và duyên hải.
2. Các dân tộc ít người:
Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có trên 30 dân tộc sống đan xen với nhau.
+ Trường Sơn và Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành vùng khá rõ rệt.
+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có người Khơ me, Chăm .
+ Người Hoa sống ở các thành phố.
Ngày nay, sự phân bố dân cư đã có nhiều thay đổi do ảnh hưởng của sự chuyển cư.
IV. Đánh giá:
	+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví du ?
	+ Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta.
Tuần 1	 Tiết 2 	Ngày soạn:	17/08/09	Ngày dạy:18/08/09
Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học , HS cần nắm được:
	Số dân của nước ta trong thời điểm gần nhất.	
	Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
	Biết đặc điểm cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi đó.
	Có kĩ năng phân tích bảng thống kê, một số biểu dồ dân số.
	Ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lí.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
	Tranh ảnh một số hậu quả việc gia tăng dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống.
III. Tiến trình dạy - học:
Bài cũ:
Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Trình bày đặc điểm của dân tộc Việt và dân tộc ít người.
Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta.
2. Bài mới:
	Giới thiệu bài: Để biết được nước ta có bao nhiêu người dân, tình hình gia tăng dân số và cơ cấu dân số có đặc điểm như thế nào, nguyên nhân nào tác động ? hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài “ dân số và gia tăng dân số”.
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Cả lớp
Học sinh dựa vào SGK để trả lời các câu hỏi sau:
Nêu số dân của nước ta vào năm 2003; tới nay dân số nước ta có khoảng bao nhiêu người?
Nước ta đứng hàng thứ bao nhiêu về diện tích và dân số trên thế giới? Điều đó nói lên đăc điểm gì về dân số nước ta?
Thứ 58 về diện tích.
Thứ 14 về dân số.
=> số dân đông.
Hoạt động 2: Cá nhân/ cặp
 Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Dựa vaò hình 2.1-Biểu đồ gia tăng dân số của nước ta, tranh ảnh ,vốn hiểu biết trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK.
Bước 2: HS làm việc độc lập
Bước 3: HS trình bày ý kiến; GV chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 3 : Cá nhân
Bước 1: HS dựa vào bảng 2.1 làm tiếp các câu hỏi của mục 2 SGK
Bước 2: HS trình bày kết quả, các học sinh khác bổ sung để chuẩn xác kiến thức.
GV kết luận: 
Từ giữa thế kỉ XX nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số và chấm dứt vào cuối thế kỉ XX.
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng:
+ Tỉ lệ gia tăng ở nông thôn cao hơn thành thị.
+ Vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất là đồng bằng sông Hồng, cao nhất là Tây Nguyên, sau đó là Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
Hoạt động 4: cá nhân
Bước 1 GV giao nhiệm vụ cho HS.
Dựa vào bảng số liệu 2.2 cho biết:
Nước ta có cơ cấu dân số thuộc loại nào? ( già , trẻ ) . Cơ cấu dân số này có những thuận lợi và khó khăn gì?
Nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới và nguyên nhân của nó.
Bước 2: Học sinh làm việc độc lập.
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả.
Nước ta có cơ cấu dân số trẻ.( dân số ở nhóm tuổi 0 -14 chiếm tỉ lệ cao )
Tỉ số giới tính đang có sự thay đổi theo hướng cân bằng
Nguyên nhân:
+ Chiến tranh kéo dài
+Do chuyển cư : tỉ lệ thấp ở những nơi xuất cư ( đồng bằng sông Hồng ), cao ở nơi nhập cư ( Tây Nguyên )
Hậu quả : Đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm.
I Số dân:
- 80,9 triệu người ( 2003 )
- Đứng thứ 14 trên thế giới.
- Là nước đông dân.
II. Gia tăng dân số:
- Dân số nước ta tăng nhanh
- Từ giữa thế kỉ XX , nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số
- Nhờ thực hiện tốt công tác KHHGĐ nên tốc độ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng.
III. Cơ cấu dân số:
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ.
- Tỉ lệ giới tính thấp , đang có sự thay đổi theo hướng tiến tới cân bằng.
- Tỉ lệ giới tính khác nhau giữa các vùng.
IV. Đánh giá:
	+ Trình bày tình hình gia tăng dân số ở nước ta. Vì sao hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?
	+ Kết cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang thay đổi theo xu hướng nào? Vì sao?
+ Kết cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? 
Tuần 2	 Tiết 3 	Ngày soạn:	23/8/09	Ngày dạy: 24/8/09
BÀI 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VAD CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học , HS cần :
	Hiểu và trình bày được sự thay đổi mật độ dân số nước ta gắn với sự tăng dân số, đặc điểm phân bố dân cư.
Trình bày được đặc điểm các loại hình quần cư và quá trình đô thị hóa ở Việt Nam.
Biết phân tích bảng số liệu về dân cư, đọc bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam.
Ý thức được sự cần thết phải phát triển đô thị trên cơ sỏ phát triển KT-XH. Bảo vệ môi trường đang sống, chấp hành chính sách của Đảng và nhà nước về phân bố dân cư.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
	Bản đồ tự nhiên VN, bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở VN, Atlat địa lí VN.
Tranh ảnh về một số hình thức quần cư ở Việt Nam.
Bảng thống kê mật độ dân số một số quốc gia và dân số đô thị ở VN qua các thời kì.
III. Tiến trình dạy - học:
Bài cũ:
Trình bày tình hình gia tăng dân số của nước ta hiên nay. Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?
Kết cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang thay đổi theo xu hướng nào ? Vì sao?
2. Bài mới:
	Giới thiệu bài: là một quốc gia đông dân, dân số lại tăng nhanh nên nước ta có mật độ dân số cao. Sự phân bố dân cư , các hình thức quần cư , cũng như quá trình đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì?
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
HĐ1: cá nhân/cặp
Bước 1:HS dựa vào bảng thống kê ( Phần phụ lục ) kết hợp hình 3.1 hoặc Atlat địa lí Việt Nam 
- So sánh để so sánh mật độ dân số nước ta với một số quốc gia trong khu vực và thế giới , từ đó rút ra kết luận về mật độ dân số của nước ta.
- Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở nước ta.
- Tìm các khu vực có mật độ dân số dưới 100 ng/km2, từ 101-500ng/km2, từ 501-1000ng/km2 và trên 1000ng/km2. 
- Giải thích về sự phân bố dân cư.
- So sánh tỉ lệ dân cư nông thôn - thành thị.
Bước 2: HS phát biểu - Gv chuẩn xác kiến thức
Chuyển ý:con người luôn thích nghi với thiên nhiên, khai thác thiên nhiên để phát triển KT- XH, tạo sự đa dạng trong sinh hoạt, sản xuất . Hiện nay nước ta có những loại hình quần cư nào? Nêu đặc điểm mỗi loại?
Hoạt động 2: Nhóm
Bước 1:HS dựa vào hình 3.1, Atlát địa lí Việt Nam và kênh chữ ở mục 2 SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu đặc điểm của quần cư nông thôn(tên gọi, hoạt động kinh tế, cách bố trí không gian nhà ở)
+Trình bày những thay đổi của quần cư nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. Ví dụ ở địa phương.
+ Trình bày đặc điểm của quần cư thành thị (mật độ dân số , cách bố trí không gian nhà ở, phương tiện giao thông, hoạt động kinh tế).
+Nhận xét, giải thích sự phân bố các đô thị ở nước ta.
Nhom lẻ làm câu a,b. Nhóm chẵn làm câu c,d.
Bước 2:Đại diện các nhóm phát biểu, chỉ bản đồ GV chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: Hiện nay phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, quá trình công nghiệp hóa sẽ làm thay đổi tỉ lệ này.
Hoạt động3: cá nhân / cặp
Học sinh dựa vào bảng 3.1, trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa của Việt Na ... Sự gia tăng dân số
Mật độ dân số
Phân bố dân cư
Các loại hình cư trú
Văn hoá-giáo dục
Y tế
b)Nhận xét chung về dân cư và lao động, nêu ảnh hưởng của dân cư, lao động đến phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Các giải pháp khắc phục khó khăn.
Tuần 36, tiết 50	Ngày soạn: .....................Ngày dạy: ...............
ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG NAM (Giáo án số 3 )
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần :
	+ Hiểu và trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, xác định thế mạnh của ngành kinh tế của tỉnh được phát triển dựa trên tiềm năng gì?
+ Đánh giá được mức độ khai thác tài nguyên và việc bảo vệ môi trường được đặt ra như thế nào?
Thấy được xu hướng phát triển của tỉnh .
Có ý thức trách nhiệm trong vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.
II. Các thiết bị dạy học.
	+ Bản đồ kinh tế Việt Nam.
+ Bản đồ tỉnh Quảng Nam
	+ Tài liệu địa lý tỉnh Quảng Nam
	+ Các tranh ảnh cần thiết.
III. Hoạt động dạy và học
	Giới thiệu bài: Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam, ngành nào chiếm vị trí quan trọng?dựa trên những cơ sở nào? Trong tương lai, Quảng Nam sẽ có sự chuyển diịch cơ cấu kinh tế hay không? Hướng chuyển dịch ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cá nhân/ Nhóm
Bước 1: HS dựa vào kênh chữ, Atlát trang 14,15,16,17 kết hợp kiến thức đã học bản đồ tỉnh Quảng Nam hoàn thành phiếu học tập ( phụ lục )
GV gợi ý :
Cơ cấu lưu ý các ngành then chốt có tính chiến lược.
Phân bố: các vùng tập trung, quy mô sản xuất lớn.
Các hình thức sở hữu chính.
Bước 2: Gọi đại diện các nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung- Gv chuẩn kiến thức.
Chuyển ý : GV thông báo cho HS biết về thực trạng của tài nguyên, môi trường ở địa phương? Nguyên nhân, giải pháp.
Hoạt động 2: Cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào vốn hiểu biết kết hợp với kiến thức đã học:
Nêu thực trạng của việc khai thác tài nguyên và môi trường của tỉnh.
Nguyên nhân, biện pháp.
Bước 2:HS phát biểu-GV chuẩn xác kiến thức.
Chuyển ý: Trong công cuộc đổi mới đất nước, để hoà nhập kinh tế khu vực, tỉnh đã có những hướng đi như thế nào trong chiến lược phát triển kinh tế?
Hoạt động 3 : Cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào vốn hiểu biết, kết hợp với kiến thức đã học:
+ Nêu thế mạnh của nền kinh tế tỉnh. Những tồn tại lớn.
Thử đề ra những phương hướng phát triển cho tỉnh.
Gợi ý : Muốn để ra phương hướng phát triển kinh tế cần dựa vào nguồn lực sẵn có của địa phương, chính sách phát triển kinh tế vùng.
Bước 2:HS phát biểu-GV chuẩn xác kiến thức.
IV.Kinh tế (tt)
Công nghiệp
Có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh.
Ngành quan trọng: công nghiệp chế biến ( 90,97% )
Hướng phát triển: đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp kĩ thuật cao.
Nông nghiệp
- Hiện đang chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nhưng đang có xu hướng giảm.
- Trồng trọt giữ vai trò quan trọng, cây lúa chiếm ưu thế.
- Chăn nuôi được chú ý phát triển, đặc biệt là nuôi bò đàn.
Thuỷ sản :ngành khai thác thuỷ sản nước mặn chiếm tỉ trọng lớn, ngành nuôi trồng đang phát triển mạnh.
Lâm nghiệp: chủ yếu là trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Dịch vụ: Dịch vụ du lịch phát triển mạnh.
V.Bảo vệ tài nguyên môi trường.
Khai thác phải đi đôi với bảo vệ để đảm bảo sự phát triển bền vững.
VI.Phương hướng phát triển kinh tế.
Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tăng tỉ trọng CN-XD và DV, giảm tỉ trọng N-L-Ngư nghiệp.
Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế xuất, các ngành công nghệ cao, dịch vụ du lịch,...
IV. Đánh giá:
1.Nêu tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.Ngành nào chiếm vị trí quan trọng? dựa trên những điều kiện gì?
Tại sao vấn đề môi trường luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh?
V. Hoạt động nối tiếp
Làm bài tập1,2 trang 150 SGK Địa 9
VI. Phụ lục: Phiếu học tập của hoạt động 1:
a) HS dựa vào kênh chữ, Atlát địa lý Việt Nam, kết hợp kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập 
Các vấn đề
Công nghiệp
 xây dựng
Nông, lâm, 
ngư nghiệp
Giải pháp
Điều kiện phát triển
Tỉ trọng của ngành
Khái quát tình hình phát triển
Sự phân bố các sản phẩm chính
Hướng phát triển
Thế mạnh kinh tế của tỉnh Quảng Nam là gì?
Tuần 33, tiết 48	Ngày soạn:1/5/07 Ngày dạy: .2/5/07
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Sau bài học, HS cần
	- Hiểu và trình bày được.
	+ Tìềm năng phát triển kinh tế to lớn của biển đảo Việt Nam, nhưqngx thế mạnh của biển đảo Việt nam.
	+ Vấn đề cấp bách phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo để phát triển bền vững kinh tế quốc gia.
	 + Khả năng phát triển kinh tế biển đảo của địa phương, những tồn tại và giải pháp khắc phục.
	- Có kỹ năng so sánh, phân tích, vẽ biểu đồ cột, tròn.
	II. CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
	- Các phiếu học tập.
	- Atlat địa lí Việt Nam.
	- Các bản đồ: Tự nhiên, kinh tế , hành chính Việt Nam.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
	Mở bài:
	- GV kiểm tra đề cương ôn tập của HS 
	+ Nêu nhiệm vụ giờ ôn tập.
	HĐ1: Cá nhân: 
	1. GV gọi 2 -3 học sinh xác định vị trí vùng biển - đảo Việt Nam.
	2. Tổ chức cho HS tự sắp xếp tên các tỉnh của từng vùng, của vùng kinh tế trong điểm phía Nam.
	HĐ2: Nhóm
	Bước1.GV Phân chia lớp làm 4 nhóm
	Nhóm 1: Phiếu học tấp số 1
	Nhóm 2: Phiếu học tấp số 2
	Nhóm 3: Phiếu học tấp số 3
	Nhóm 4 :Phiếu học tập số 4
	Bước 2: Các nhóm làm việc theo phiếu và chuẩn bị cử người lên báo cáo.
	Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiếm thức.
	IV. ĐÁNH GIÁ 
	GV cùng HS đánh giá cho điểm kết quả làm việc của các nhóm.
	V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 
	Ôn tập tất cả các nội dung đã học để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
	VI. PHỤ LỤC
	Phiếu học tập số 1: 
1. Ngành kinh tế biển bao gồm những ngành gì ? nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển ngành kinh tế biển ?
2. Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ ? Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản?
3. Sắp xếp các bãi tắm và khu du lịch biển sau đây ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam: Cửu Lò , Sầm Sơn, trà Cổ, Vịnh Hạ Long, Đồ Sơn, Nha Trang, Huế, Hội An, Đà Nẵng, Vũng tàu.
Phiếu học tấp số 2:
1.Vẽ sơ đồ xu hướng phát triển ngành dầu khí ở nước ta.
2. Xcs định trên bản đồ các cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta. Chúng ta cần tiến hành biện pháp gì để phát tiển giao thông vận tải biển?
3. Tại sao chúng ta phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo? Các giải pháp.
Phiếu học tập số 3: 
Những thuận lợi khó khăn của tỉnh ta trong việc phát triển kinh tế xã hội. Khó khăn nào lớn nhất?
Thế mạnh kinh tế của tỉnh ta là gì? Dựa trên những điều kiện nào ?
Tỉnh ta có tiềm năng du lịch gì ? Các giải pháp ?
Phiếu học tập số 4: 
Dựa vào hình 40.1 chuyển thành bảng số liệi tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta.
Vẽ biểu đồ cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu kinh tế của tỉnh , thành phố.
Bờ biển dài, vùng biển rộng, biển ấm
Nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu khí
Nhều vũng vịnh
Nhiều bãi tắm phong cảnh đẹp
Khai thác nuôi trồng thuỷ sản
Du lịch biển - đảo
Khai thác và chế biến khoáng sản biển
GTVT biển
Kinh tế biển
Tuần 	34,Tiết 51 	NS: 	ND: 	
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Phạm vi kiểm tra: 
	Từ bài 31 đến bài 41, gồm hai vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, môi trường biển đảo và địa lí địa phương.
II. Mục đích kiểm tra: 
 Kiểm tra đánh giá mức độ hiểu, nắm vững các đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế của các vùng Đông Nam Bộ, Đồng Bắng sông Cứu Long, môi trường biển đảo và địa lí địa phương.
Kiểm tra kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ, kĩ năng tư duy liên hệ, tổng hợp, so sánh.
III. Nội dung đề:
3. Học sinh làm bài: 
	4. Thu bài- kiểm bài.
	5. Dặn dò: Xem trước bài mới.
	I. Trắc nghiệm khách quan : ( 3 điểm )
	Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng ở đầu ý em cho là đúng cho những câu sau:
	Câu 1: Ý nào thể hiện những khó khăn lớn trong phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ?
Thiếu lao động có tay nghề
Thiếu tài nguyên khoáng sản trên đất liền
Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu
Chậm đổi mới công nghệ, môi trường đang bị ô nhiễm
C và D đúng
Câu 2: Ý nào thể hiện đúng nhất đặc điểm công nghiệp của Đông Nam Bộ?
Phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phấm, khai thác dầu khí.
Cơ cấu công nghiệp đa dạng, có nhiều ngành quan trọng như khai thác dầu khí, hoá dầu, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.
Công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Bà Rịa-Vũng Tàu.
B và C đúng
Câu 3: Các nguyên nhân làm cho Đông Nam Bộ sản xuất được nhiều cao su nhất nước là :
Điều kiện tự nhiên thuận lợi
Người dân có truyền thống trồng cao su
Có các cơ sở chế biến và xuất khẩu cao su
Tất cả các ý trên.
Câu 4: Thế mạnh của du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long là :
Du lịch miệt vườn
Du lịch sông nước
Du lịch sinh thái
Tất cả đúng.
Câu 5:Trở ngại lớn nhất trong việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển nông nghiệp là :
Nạn thiếu nước ngọt vào mùa khô
Tình trạng lũ ngập sâu và kéo dài vào mùa mưa
Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn hơn 50%
Câu A và B đúng.
Câu 6: Các ngành nào sau đây không thuộc ngành dịch vụ ?
Nội thương
Sản xuất máy điện thoại
Ngoại thương
Vận tải hành khách
II. Tự luận : ( 7 điểm )
Câu1:( 4 điểm )Trình bày tình hình nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long . Giai thích vì sao nơi đây phát triển mạnh nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản ?
Câu 2: ( 3 điểm ) Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu kinh tế năm 2002 ( %)
Nông-Lâm-Ngư nghiệp
Công nghiệp-Xây dựng
Dịch vụ
Đông Nam Bộ
6,2
59,3
34,5
Cả nước
23,0
38,5
38,5
	a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ , cả nước.
	b) Từ biểu đồ đã vẽ, kết hợp các số liệu nêu nhận xét về tỉ trọng công nghiệp-xây dựng của Đông Nam Bộ, từ đó rút ra kết luận về sự phát triển của công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
3. Học sinh làm bài: 
	4. Thu bài- kiểm bài.
	5. Dặn dò: Xem trước bài mới.
Đáp án:
1. Trắc nghiệm: Mỗi ý đúng 0,5 điểm 
 Y
A
B
C
D
E
 Ý
A
B
C
D
Câu 1
x
Câu 4
x
Câu 2
x
Câu 5
x
Câu 3
x
Câu 6
x
2. Tự luận:
Câu 1: Về cơ bản HS trả lời được các ý sau:
* Tình hình:( 1 đ )
Phát triển mạnh.
Chiếm hơn 50% sản lượng thuỷ sản của cả nước
* Giải thích :( 3đ)
	-Có vùng biển ấm, có nhiều ngư trường lớn.
	-Nguồn thuỷ sản đa dạng, phong phú.
	- Diện tích mặt nước rộng.
	- Điều kiện khí hậu thuận lợi, người dân có nhiều kinh nghiệm.
	- Có nhiều cơ sở chế biến.
Câu 2: 
HS vẽ được biểu đồ đúng, chính xác, có tên và chú thích đầy đủ ( 1,5 đ )
CNXD chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng và cao hơn rất nhiều so với tỉ trọng CNXD cả nước.
CNXD ở Đông Nam Bộ phát triển rất mạnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Dia ly 9.doc