Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Hiểu được đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên đất khí hậu, nước phong phú, đa dạng; người dân cần cù, năng động thiách ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá kinh tế thị trường. Đó là điều kiện quan trọng để xây dựng đồng bằng sông Cửu Long (còn gọi là miền Tây Nam Bộ) thành vùng kinh tế động lực. Làm quen với khái niệm chủ động chung sống với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long.

 - Vận dụng thành thạo phương pháp kết hợp kênh chữ với kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc ở Đồng bằng sông Cửu Long.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 6802Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22 Tiết : 39 Ngày soạn : 08.02.2006 Bài 35 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :
	- Hiểu được đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên đất khí hậu, nước phong phú, đa dạng; người dân cần cù, năng động thiách ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá kinh tế thị trường. Đó là điều kiện quan trọng để xây dựng đồng bằng sông Cửu Long (còn gọi là miền Tây Nam Bộ) thành vùng kinh tế động lực. Làm quen với khái niệm chủ động chung sống với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long.
	- Vận dụng thành thạo phương pháp kết hợp kênh chữ với kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc ở Đồng bằng sông Cửu Long.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
	- GV : ĐDDH : Lược đồ tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long. Lược đồ tự nhiên Việt Nam. Một số tranh ảnh.
	- HS : học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
TG
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
ỔN ĐỊNH LỚP
Kiểm diện, kiểm tra việc chuẩn bài của HS
 Báo cáo sĩ số, báo cáo việc chuẩn bị bài
5’
KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV kiểm tra bài tập (vẽ biểu đồ thanh ngang). Treo biểu đồ chuẩn bị sẵn, nhận xét những thiếu sót của học sinh.
-HS sửa bài tập.
1’
5”
BÀI MỚI
Giới thiệu bài
I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
- Giới hạn 
- Vị trí địa lí thuận lợi 
- Có 12 tỉnh và TP Cần Thơ
I. Giáo viên hỏi :
- Dựa vào H 35.1 và lược đồ tự nhiên vùng đ/b sông Cửu Long, hãy xác định ranh giới và các đảo, q/đ (các đảo, q/đ đó thuộc tỉnh nào). 
- Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
- Kể tên các tỉnh nằm giữa 2 sông Tiền và sông Hậu (Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long), các tỉnh có chung biên giới với Campuchia (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang) và các tỉnh TP còn lại.
- Cho biết các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công.
I. Học sinh trả lời :
- Đông giáp ĐNB, tây nam là vịnh Thái Lan, đông nam là biển Đông, bắc giáp Campuchia. Đảo Phú Quốc, q/đ Thổ Chu thuộc tỉnh Kiên Giang
- Có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng quan hệ với các vùng trong nước, với Tiểu vùng sông Mê Công và các nước trong khu vực.
- Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan.
22’
II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
-Địa hình thấp, bằng phẳng
-Vẽ H 35.2
-Khí hâu cận xích đạo, nguồn đất, nước, sinh vật trên cạn và dưới nước rất phong phú tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.
-Khó khăn : 
* đất phèn, đất mặn có diện tích lớn.
*lũ lụt trong mùa mưa lũ.
*thiếu nước trong mùa khô, sự xâm nhập mặn.
-Khắc phục : 
*Cải tạo đất phèn, đất mặn.
*Đầu tư lớn cho các dự án thoát lũ, chung sống với lũ.
*Cung cấp nước ngọt cho sản xuất và sing hoạt trong mùa khô.
II. Giáo viên hỏi :
-Đ/b SCL do phù sa sông nào bồi đắp ?
-Vì sao có tên gọi là đ/b SCL ?
-Giáo viên giảng : trên bản đồ không có sông Cửu Long mà chỉ thấy tên 2 dòng chảy gọi là sông Tiền, sông Hậu.
-Dựa vào lược đồ tự nhiên Việt Nam hãy cho biết đặc điểm địa hình vùng đồng bằng sông Cửu Long.
-Dựa vào H 35.1, hãy xác định các loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long và sự phân bố của chúng.
-Dựa vào H 35.2, nhận xét về thế mạnh tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất nông nghiệp.
-Giáo viên cho học sinh thảo luận :
1.Nêu 1 số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở đ/b sông Cửu Long
 2.Nêu 1 số giải pháp khắc phục.
II. Học sinh trả lời :
-Do phù sa sông Mê Công bồi đắp.
-Cửu Long là đoạn cuối của sông Mê Công chảy trên lãnh thổ Việt Nam theo 2 dòng lớn là sông Tiền và sông Hậu, đổ ra biển Đông qua 9 cửa, nên gọi là Cửu Long (9 rồng).
-Địa hình thấp và bằng phẳng.
-Vùng đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu, đất phèn, đất mặn ở vùng trũng và ven biển.
-Trả lời như phần nội dung.
-Học sinh thão luận, đại diện trình bày phần trả lời :
1.Khó khăn :
*V/đ cải tạo và sử dụng hợp lí đất mặn đất phèn.
*V/đ lũ lut trong mùa lũ.
*V/đ thiếu nước trong mùa khô và sự xâm nhập mặn.
2.Giải pháp : SGK / 126
5’
III.Đặc điểm dân cư, xã hội
-Là vùng đông dân
-Các dân tộc : kinh, Khơme, Chăm, Hoa . . .
-Tuy mặt bằng dân trí chưa cao, nhưng người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
II.Giáo viên hỏi :
-Dựa váo bảng số liệu diện tích (ở cuối), dân số của 7 vùng kinh tế Việt Nam hãy so sánh diện tích và dân số của đ/b sông Cửu Long so với cả nước.
-Kể các dân tộc có ở đb sông Cửu Long.
-Dựa vào số liệu bảng 35.1, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở đ/b sông Cửu Long so với cả nước.
-Giáo viên giảng về kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá của ngưòi dân đ/b sông Cửu Long.
III.Học sinh trả lời :
-Về diện tích chỉ hơn vùng đ/b sông Hồng và ĐNB, về dân số chỉ sau đ/b sông Hồng.
-Dân tộc Kinh, Khơ me, Hoa, Chăm
-Một số chỉ tiêu còn thấp so với cà nước (tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân thành thị) .
5’
CỦNG CỐ
1’
DẶN DÒ
Làm bài tập ở nhà
Dặn dò HS chuẩn bị bài mới
HS ghi vào sổ tay
Bảng số liệu về diện tích, dân số 7 vùng kinh tế Việt Nam (năm 2002)
Vùng
Trung du &
Miền núi BB
Đồng bằng
sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng
S. Cửu Long
Diện tích (km2)
100.965
14.806
51.513
44.254
54.475
23.550
39.734
Dân số
(triệu người)
11,5
17,5
10,3
8,4
4,4
10,9
16,7
Mật độ dân số
(Ngưòi/km2)
114
1182
200
183
81
463
420

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 35.doc