Bài 28: Vùng Tây Nguyên

Bài 28: Vùng Tây Nguyên

MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :

- Hiểu Tây nguyên có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế –xã hội, an ninh quốc phòng đồng thời có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để phát triển kinh tế-xã hội. Tây là vùng sản xuất hàng hoá nông sản xuất khẩu lớn của cả nước chỉ sau Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét, giải thích 1 số vấn đề về tự nhiên và dân cư, xã hội của vùng. Phân tích số liệu trong bảng để khai thác thông tin theo câu hỏi dẫn dắt.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

 -GV : ĐDDH : B/đ địa lí tự nhiên, kinh tế Việt Nam, L/đ tự nhiên Tây Nguyên, 1 số tranh ảnh về Tây Nguyên

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1751Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 28: Vùng Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 15 Tiết : 30 Ngày soạn : 12.12.2005 Bài 28 VÙNG TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :
- Hiểu Tây nguyên có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế –xã hội, an ninh quốc phòng đồng thời có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để phát triển kinh tế-xã hội. Tây là vùng sản xuất hàng hoá nông sản xuất khẩu lớn của cả nước chỉ sau Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét, giải thích 1 số vấn đề về tự nhiên và dân cư, xã hội của vùng. Phân tích số liệu trong bảng để khai thác thông tin theo câu hỏi dẫn dắt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
	-GV : ĐDDH : B/đ địa lí tự nhiên, kinh tế Việt Nam, L/đ tự nhiên Tây Nguyên, 1 số tranh ảnh về Tây Nguyên. 
	-HS : học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
TG
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
ỔN ĐỊNH LỚP
Kiểm diện, kiểm tra việc chuẩn bài của HS
 Báo cáo sĩ số, báo cáo việc chuẩn bị bài
5’
KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV hỏi :
1. Xác định trên b/đ : các cảng biển, các bãi cá, bãi tôm, các cơ sở sản xuất muối, những địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng duyên hải miền Trung.
2. Dựa vào bảng 27.1, hãy so sánh sản lượng thuỷ sản ở BTB và DHNTB, vì sao có sự chênh lệch đó?
- HS trả lời :
1. Xác định trên b/đ kinh tế Việt Nam.
2. Dựa vào bảng 27.1 trả lời.
1’
BÀI MỚI
Giới thiệu bài
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.
- Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả nước về kinh tế cũng như quốc phòng.
- Có 5 tỉnh : Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Dựa vào SGK/101 đoạn in màu xanh.
I. Giáo viên hỏi :
- Dựa vào H 28.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và các tỉnh ở vùng Tây Nguyên.
- Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên.
- Xác định trên b/đ các tỉnh ở Tây Nguyên
I. Học sinh trả lời :
- Phía đông, bắc, nam giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Tây giáp Lào, Campuchia, Đông Nam Bộ. Đây là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển.
- Vị trí ngã ba biên giới giữa 3 nước : Tây Nguyên (Việt Nam, Hạ lào và Đông Bắc Campuchia.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Địa hình : cao nguyên xếp tầng.
- Khí hậu : mát mẻ.
- Sông ngòi : Đồng Nai, sông Ba, Xê Xan, Xrê Pôk . . .
- Tài nguyên :
*đất badan 1,36 triệu ha (66% dt cả nước) thích hợp trồng cây c.nghiệp.
*rừng gần 3 triệu ha (29,2 % dt rừng cả nước).
*khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp để phát triển du lịch sinh thái.
*nước , thuỷ điện (Y-a-ly, Đrây Hlinh). 
*khoáng sản bôxit hơn 3 tỉ tấn.
- Khó khăn : mùa khô kéo dài.
II. Giáo viên hỏi :
- Dựa vào H 28.1, cho biết đặc điểm địa hình của TN.
- Địa hình có ảnh hưởng ntn đ/v khí hậu ?
- Dựa vào H 28.1, hãy tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về Đông Nam Bộ, DHMT và Đông Bắc Campuchia. 
HOẠT ĐỘNG NHÓM :
- Giáo viên phát phiếu học tập 
“Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên”. 
- Giáo viên dán câu hỏi lên bảng.
- Giáo viên dán thông tin phản hồi lên bảng, nhận xét, tuyên dương.
- Dựa vào H 28.1, hãy nhận xét sự phân bố các vùng đất badan, các mỏ bô xít.
- Dựa vào H 28.1, hãy cho biết Tây Nguyên có thể phát triển những ngành kinh tế gì ?
- Cho biết những khó khăn ở Tây Nguyên về điều kiện tự nhiên ? Cho biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục ?
- Cho học sinh xem H 28.2
II. Học sinh trả lời :
- Địa hình cao nguyên xếp tầng : Kon Tum. Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di linh, Mơ Nông.
- Địa hình cao nguyên : khí hậu mát mẻ
- Các dòng sông : Đồng Nai, sông Ba, Xê xan, Xrê Pôk . . . 
HOẠT ĐỘNG NHÓM :
- Học sinh làm việc cá nhân (3’), thảo luận nhóm (5’), các nhóm trình bày sản phẩm, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Rừng đầu nguồn bảo vệ nguồn năng lượng, nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống lũ lụt, hạn hán . . .
- Học sinh dựa vào bảng 28.1 trả lời.
- Tây Nguyên thường có mùa khô kéo dài gây thiếu nước và nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng. Nguyên nhân : chặt phá rừng quá mức. 
Biện pháp : bảo vệ môi trường tự nhiên, khai thác hợp lí tài nguyên.
III. Đặc điểm dân cư xã hội.
- Dân tộc ít người chiếm 30 % (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho . . .)
- Vùng thưa dân nhất nước ta.
- Tây Nguyên vẫn còn là vùng khó khăn của đất nước. 
- Biện pháp : tăng cường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, ổn định chính trị . . .
III. Giáo viên hỏi :
- Cho biết sự phân bố dân cư và các dân tộc ở Tây Nguyên.
- Căn cứ vào bảng 28.2, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Tây Nguyên.
- Biện pháp khắc phục khó khăn ?
III. Học sinh trả lời :
- Dựa vào SGK / 104.
- Đọc đoạn cuối SGK / 105.
5’
CỦNG CỐ
Giáo viên hỏi :
1. Trình bày trên b/đ giới hạn và ý nghĩa của vị trí địa lí Tây nguyên.
2. Trong xây dựng kinh tế – xã hội tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì ?
Học sinh trả lời
1’
DẶN DÒ
Làm bài tập 3 SGK / 105 ở nhà.
Dặn dò HS chuẩn bị bài mới nghiên cứu kỹ kênh chữ và kênh hình.
HS ghi vào sổ tay
 Tỉnh
 Lâm Đồng
 63,5
 Đắk Lắk
 50,2
 Gia Lai
 49,2
 Kon Tum
 64
 0 20 40 60 80 %
 Biểu đồ thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 28.doc