Giáo án lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tiết 10: Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

Giáo án lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tiết 10: Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

 2. Kĩ năng: HS biết phân biệt điểm đúng, sai theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Tham gia tích cực việc xây dựng nếp sống văn hoá.

 3. Thái độ: HS có tình cảm, gắn bó với cộng đồng, nơi ở, yêu thích các họat động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tiết 10: Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 10:	BÀI 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ 
	Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
Ngày soạn: 05/11.
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
	2. Kĩ năng: HS biết phân biệt điểm đúng, sai theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Tham gia tích cực việc xây dựng nếp sống văn hoá.
	3. Thái độ: HS có tình cảm, gắn bó với cộng đồng, nơi ở, yêu thích các họat động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
	B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy
	- Giải quyết vấn đề.
	- Thảo luận nhóm....
	C. Chuẩn bị của GV và HS.
	1. Giáo viên: SGK, SGV, tranh ảnh, máy chiếu...
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. Tìm hiểu về nếp sống văn hoá ở khóm em đang ở.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 2 phút).
	II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
	Trả bài, nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra
	III. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề (2 phút): 
	- Ở nông thôn có: Thôn, xóm, làng...
	- Ở thành thị có : Thị trấn, khu tập thể, ngõ phố......-> Cộng đồng đó được gọi là gì? Và cần phải xây dựng nếp sống như thế nào ở các cộng đồng đó?.Gv dẫn dắt vào bài.
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1:( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk
Gv: gọi hs đọc phần đặt vấn đề SGK( mục 1).
Gv: Hãy kể những hiện tượng tiêu cực vẫn còn tồn tại ở nước ta hiện nay?
Gv: Những hiện tượng đó ảnh hưởng ntn đến cuộc sống của người dân?
Gv: Goi hs đọc phần 2 ở phần ĐVĐ.
Gv: Vì sao làng Hinh được công hận là làng văn hoá?
Gv: Hãy nêu những thay đổi ở làng Hinh và tác động của nó tới đời sống của nhân dân nơi đó?.
* HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học.
Gv: Giới thiệu: Ở nông thôn có: Thôn, xóm, làng... Ở thành thị có : Thị trấn, khu tập thể, ngõ phốnhững cái đó gọi là công đồng dân cư?.
Vậy cộng đồng dân cư là gì?
Gv: Hãy kể tên một số cộng đồng dân cư mà em biết?
* Thảo luận nhóm.
1. Nêu một số nếp sống có văn hoá ở cộng đồng dân cư.
2. Nêu một số nếp sống thiếu văn hoá ở cộng đồng dân cư.
3. Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư.
4. Em có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư.
Hs: Thảo luận, trình bày. nhận xét, bổ sung, Gv chốt lại.
Gv: Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?.
Gv: Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá?.
 HĐ3: ( 6 phút) Liên hệ thực tế- cách rèn luyện.
Gv: Hướng dẫn HS làm bt 1,2 sgk/24
Gv: Hs cần làm và cần tránh những việc gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá?.
1. Cộng đồng dân cư là:
Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó, liên kết, hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
2. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồnglà:
- Làm cho đời sống văn hoá ngày càng lành mạnh, Phong phú:
+ Giữ gìn trật tự an ninh.
+ Vệ sinh nơi ở.
+ Bảo vệ cảnh quan, môi trường.
+ XD tình đoàn kết xóm giềng.
+ bài trừ phong tục, tập quán lạc hậu.
+ Chống mê tín dị đoan.
+ Phòng chống TNXH.
3. Ý nghĩa:
- Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
4. Trách nhiệm của HS:
- Tránh những việc làm xấu ảnh hưởng đến văn hoá của khóm..
- Tham gia những hoạt động vừa sức mình.
	IV. Củng cố: ( 2 phút)
	Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
	V. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học bài, làm bài tập 3,4, SGK/25.
	- Xem trước bài 10.

Tài liệu đính kèm:

  • doc10.doc