Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tiết: 8 - Bài 08: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tiết: 8 - Bài 08: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

I- Mục tiêu:

1- Kiển thức:

- Giúp H/S hiểu nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

2- Kĩ năng:

- Biết phân biệt hành vi đúng sai trong việc học hỏi các dân tộc , biết tiếp thu một cách lựa chọn, tích cực học tập nâng cao hiểu biết và tham gia các hoạt động xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tiết: 8 - Bài 08: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:8A
 8B
 Tiết: 8.Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
I- Mục tiêu:
1- Kiển thức:
- Giúp H/S hiểu nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
2- Kĩ năng:
- Biết phân biệt hành vi đúng sai trong việc học hỏi các dân tộc , biết tiếp thu một cách lựa chọn, tích cực học tập nâng cao hiểu biết và tham gia các hoạt động xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc.
3- Thái độ:
- Có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác, có nhu cầu tìm hiểu, học tập điều tốt đẹp nền văn hoá các dân tộc khác.
II-Chuẩn bị :
1- Thầy:
- SGK+ SGV, nghiên cứu soạn bài.
- Tìm các VD.
2- Trò:
- SGK+ vở ghi.
III - Phần thể hiện trên lớp:
1. ổn định tổ chức: (1’) sĩ số: 8a:.8b:.
2- Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Hỏi: Thế nào là hoạt động chính trị- xã hội? Lấy ví dụ?
- Đáp: Là những hoạt động có liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chế độ chính trị, trật tự an toàn xã hội, là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể
VD: Tham gia phát triển nhân đạo ( hiến máu, ủng hộ người nghèo)
3- Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: ( 2’)
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có chủ quyền, có lợi ích và nền văn hoá riêng. Chúng ta cần phải làm thế nào để vừa tôn trọng các dân tộc khác, nhưng phải biết phân biệt hành vi đúng sai trong việc học hỏi các dân tộc , biết tiếp thu một cách lựa chọn, tích cực học tập nâng cao hiểu biết và tham gia các hoạt động xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc, đồng thời phải biết xây dựng ý thức tự hào về văn hoá, truyền thống dân tộc mình? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề này.
3.2.Cỏc hoạt động dạy học:
GV
?
GV
?
?
?
GV
?
GV
GV
N1
N2
?
GV
?
GV
GV
?
GV
GV
- H/S đọc-> GV nhân xét.
Việt Nam đã có những đóng góp nào đáng tự hào về nền văn hoá thế giới?
Những đóng góp khác của Việt nam?
Lý do quan trọng nào khiến nền văn hoá Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ?
Nước ta có tiếp thu và sử dụng những thành tựu mọi mặt của văn hoá thế giới không? Ví dụ cụ thể?
Học tập kinh nghiệm lẫn nhau, sự đóng góp của mỗi dân tộc sẽ làm phong phú nền văn hoá nhân loại.
Vậy em hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
Học hỏi cái hay cái đẹp
*/ Thảo luận:
Chúng ta nên tiếp thu học tập những gì ở các dân tộc khác? Ví dụ?
Học tập các dân tộc khác như thế nào? Lấy ví dụ một vài trường hợp không nên học tập?
Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác có lợi ích gì?
Tôn trọng và học hỏi một cách lựa chọn vì điều đó sẽ giúp cho dân tộc ta phát triển và giữ vững được bản sắc dân tộc.
H/S cần làm gì để thực hiện tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
Mọi công dân cần tích cực học tập tìm hiểu đời sống, Văn hoá của các dân tộc để tiếp thu học hỏi cái hay, cái đẹp
- H/S đọc yêu cầu bài tập SGK.
Đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
H/S đọc yêu cầu bài tập SGK.
- H/S làm bài tập- H/S nhận xét-> GV.
H/S đọc yêu cầu bài tập SGK.
- H/S làm bài tập- H/S nhận xét-> GV.
I- Đặt vấn đề: ( 11’)
- Hồ Chí minh là danh nhân văn hoá thế giới.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của dân tộc, cống hiến chọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam
-> Những di sản văn hoá thế giới:
- Cố đô Huế, phố cổ hội An
-> Nhờ sự mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác
-Việt Nam tiếp thu thành tựu của văn hoá thế giới như: Máy tính, điện tử viễn thông, tivi màu
II- Bài học: ( 12’)
1- Khái niệm: tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc khác, luôn tìm hiểu tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá của các dân tộc,  thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
- Học tập tiếp thu cái hay, cái đẹp phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
- Tăng cường giao lưu hợp tác trên các lĩnh vực.
- Nền: Khoa học kĩ thuật, văn hoá
- Không nên: Lệch lạc, không phù hợp tránh bắt trước một cách máy móc chạy theo phong trào, mốt
2- ý nghĩa: Mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc đó là vốn quý cần tôn trọng, tiếp thu, phát triển, tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác tạo điều kiện để nước ta phát triển tiến nhanh việc xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển ban sắc dân tộc
- Tích cực học tập, tìm hiểu đời sống văn hoá của các dân tộc khác.
- Tiếp thu cái hay cái đẹp phù hợp với dân tộc.
3- Trách nhiệm của công dân: Tích cực học tập tìm hiểu đời sống văn hoá của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu, chọn lọc phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.
III- Luyện tập: ( 8’)
*/ Bài 1:
- Đồng ý với ý kiến của bạn Hoà. 
- Vì: Dù nước đang phát triển hay nước phát triển đều có cái hay, cái dở nhưng chúng ta cần học tập những nét đẹp của các dân tộc khác.
*/ Bài 2:
- Đồg ý với ý kiến: b, d.
- Không đồng ý với ý kiến: a, c, đ, e, g, h.
*/ Bài 3:
- Học hỏi: Khoa học, kĩ thuật
4. Củng cố: ( 3’)
?- Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
?- Vì sao phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
5. Hướng dẫn H/S học và làm BT ở nhà: ( 2’)
- Ôn lại các bài đã học.
- Làm các bài tập các bài.
- Tiết sau kiểm tra một tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 8 ca nam.doc