Giáo án lớp 8 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Bưng Bàng

Giáo án lớp 8 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Bưng Bàng

a.Kiến thức

· Giúp HS hiểu được thế nào là tôn trọng lẽ phải.

· Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải.

· Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.

b.Kĩ năng

· Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

 

doc 101 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Bưng Bàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 1. 
Ngày dạy :	Bài 1 : TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
1.Mục tiêu bài học.
a.Kiến thức
Giúp HS hiểu được thế nào là tôn trọng lẽ phải.
Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải.
Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.
b.Kĩ năng
Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.
Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
c.Thái độ
Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hôị.
Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.
2.Chuẩn bị.
 a.Giáo viên:Tranh thể hiện tự chủ.
 b.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
3.Phương pháp dạy học:
 Nêu và giải quyết vấn đề , tổ chức thảo luận nhóm,
 Thuyết trình, đàm thoại, sắm vai.
4.Tiến trình:
 4.1.Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS.
 4.2.Kiểm tra bài cũ: Phổ biến chương trình, nhắc việc HS.
 4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
GV có thể đưa tình huống cho HS giải quyết hoặc chơi trò đóng vai-> dẫn vào bài học. 
GV chuyển ý vào phần 1.
HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2:Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào ? Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì ?
Nhóm 3,4: Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên ?
Nhóm 5,6: Theo em, trong những trường hợp trên, hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp ? Vì sao ?
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét, chốt ý.
Chuyển ý.
GV: Qua nội dung đã phân tích GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau:
Gv : Thế nào là lẽ phải ?
Hs : Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
Gv : Thế nào là tôn trọng lẽ phải ?
Hs : Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo
Gv : Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện như thế nào ?
Hs : Chấp hành nội quy; lắng nghe ý kiến bạn;phê phán việc làm sai
Gv : Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống ?
Hs : Giúp ứng xử phù hợp. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội
Tổ chức cho HS chơi trò “Ai nhanh hơn”
Đội A:Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải ?
Đội B: Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải ?
Trong 3 phút đội nào tìm được nhiều biểu hiện sẽ là đội thắng cuộc.
Chuyển ý.
HS làm bài tập 2 SGK/5
HS cùng nhau làm bài, đại diện lớp sửa bài, các em khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đưa ra đáp án.
I. Đặt vấn đề.
II.Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
 a. Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
 b. Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi; không chấp nhận và không làm điều sai trái.
2.Ý nghĩa.
 -Giúp ứng xử phù hợp.
 -Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
 -Thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển.
 III.Bài tập.
 Đáp án: c
4.4. Củng cố và luyện tập :
Tổ chức cho HS đóng vai : chia lớp làm 2 nhóm.
 GV đưa ra tình huống : Trong các cuộc tranh luận, An luôn bảo vệ ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
HS diễn tiểu phẩm, lớp nhận xét, rút ra bài học bản thân.
 GV kết luận toàn bài.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Bài cũ:
	 - Học bài kết hợp SGK/4.
 	 - Làm bài tập còn lại SGK/4,5.
Bài mới:
 - Chuần bị bài 2:Liêm khiết.
 -Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/6,7.
 -Xem nội dung bài học và bài tập SGK/9. Chú ý tình huống sắm vai.
5.Rút kinh nghiệm :
Tiết: 2. 
Ngày dạy:
LIÊM KHIẾT
	Bài 2 :
1.Mục tiêu bài học.
a.Kiến thức
HS hiểu thế nào là liêm khiết.
Biết phân biệt hành vi trái với liêm khiết.
Biểu hiện và ý nghĩa của liêm khiết.
b.Kĩ năng
HS biết kiểm tra hành vi của mình để tự rèn luyện bản thân về đức tính liêm khiết.
c.Thái độ
Đồng tình, ủng hộ học tập gương liêm khiết.
Phê phán hành vi không liêm khiết trong cuộc sống.
2.Chuẩn bị.
 a.Giáo viên:Tranh thể hiện tính liêm khiết.
 b.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
3.Phương pháp dạy học:
 Nêu và giải quyết vấn đề , kích thích tư duy, tổ chức thảo luận nhóm
 Thuyết trình, đàm thoại, sắm vai.
4.Tiến trình:
 4.1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
 4.2.Kiểm tra bài cũ.
 1. Thế nào là lẽ phải ? Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải ?
 -> Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ,tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi ; không chấp nhận và không làm điều sai trái.
 Biểu hiện : Chấp hành nội quy, lắng nghe ý kiến bạn, phê phán việc làm sai
 2. Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống ? Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải ?
 -> -Giúp ứng xử phù hợp. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. Thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển.
 Biểu hiện : Làm trái quy định; vi phạm nội quy
3. Theo em những bỉeu hiện nào sau đây trái với tôn trọng lẽ phải ? (đánh dấu x)
¨ Vi phạm luật giao thông
¨ Vi phạm nội qui trường học 
¨ Chấp hành tốt mọi nội qui, qui định của trường lớp
¨ Gió chiều nào che chiều ấy.
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
GTB : Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều tấm gương sống liêm khiết như : Bác Hồ, Bao Công, Dương Chấn  Vậy để có được điều đó bản thân mỗi người can phải làm gì và làm như thế nào ? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
GV chuyển ý vào phần 1.
HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên ?
Nhóm 3,4:Theo em, những cách xử sự đó có điều gì chung ? Vì sao ?
Nhóm 5,6: Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp không ? Vì sao ?
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét, chốt ý.
Chuyển ý.
GV: Qua nội dung đã phân tích, GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau:
Gv : Em hiểu thế nào là đạo đức trong sáng ?
Hs : Là phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống trong sạch..
Gv : Lối sống như thế nào là thể hiện được chuẩn mực đạo đức đó ?
Hs : không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ
Gv : Ý nghĩa và tác dụng của liêm khiết trong cuộc sống ?
HS : Làm con người thanh thản, nhận được sự tin cậy 
GV chốt lại nội dung.
HS làm bài tập 1, 2 SGK/8
HS cùng nhau làm bài, đại diện lớp sửa bài, các em khác nhận xét, bổ xung.
GV nhận xét, đưa ra đáp án
I.Đặt vấn đề.
II.Nội dung bài học.
1. Thế nào là liêm khiết?
 Là phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
2. Ý nghĩa.
 -Làm con người thanh thản
 -Nhận được sự tin cậy, quý trọng
 -Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
III.Bài tập.
 Bài1: Không liêm khiết:b,d,e.
 Bài 2: Tán thành:b,d.
 Không tán thành:a,c.
4.4. Củng cố và luyện tập:
 Tổ chức trò chơi kể chuyện tiếp sức: Mỗi HS viết 1 câu cho đến khi câu chuyện hoàn chỉnh.
 Lớp nhận xét, rút ra bài học bản thân.
 GV kết luận toàn bài.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Bài cũ:
 	-Học bài kết hợp SGK/8.
	 -Làm bài tập còn lại SGK/8.
Bài mới:
 Chuần bị bài 3:Tôn trọng người khác.
 -Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/9.
 -Xem nội dung bài học và bài tập SGK/9,10.
 Chú ý tình huống sắm vai và trò chơi nhanh tay nhanh mắt.
5. Rút kinh nghiệm:
Tiết: 3. 
Ngày dạy :
Bài 3 : TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
1.Mục tiêu bài học.
a.Kiến thức
-HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác; sự tôn trọng của người khác đối với mình và mình phải biết tôn trọng bản thân.
-Biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống.
-Ý nghĩa của sự tôn trọng người khác đối với quan hệ xã hội.
b. Kĩ năng.
-Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.
-Có hành vi rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh gia và điều khiển hành vi của mình cho phù hợp.
-Thể hiện hành vi tôn trọng ngươì khác mọi lúc mọi nơi.
c. Thái độ.
-Đồng tình ủng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác.
-Có thái độ phê phán hành vi thiếu tôn trọng mọi người.
2.Chuẩn bị.
 a.Giáo viên:Tranh thể hiện tính tôn trọng người khác.
 b.Học sinh: Giấy khổ lớn , bút dạ.
3.Phương pháp dạy học:
 Nêu và giải quyết vấn đề , kích thích tư duy, tổ chức thảo luận nhóm
 Thuyết trình, đàm thoại, sắm vai.
4.Tiến trình:
 4. 1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
 4. 2.Kiểm tra bài cũ:
Theo em người không liêm khiết là người có ?
a. phẩm chất đạo đức tốt
b. không hám danh, hám lợi
c. có toan tính, nhỏ nhen, ích kỉ (x)
d. thể hiện lối sóng trong sạch
-Thế nào là liêm khiết ? Ý nghĩa của liêm khiết ? Kể 1 câu chuyện về liêm khiết ?
=> Là phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
* Ý nghĩa.
 -Làm con người thanh thản. Nhận được sự tin cậy, quý trọng. Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
HS: kể chuyện.
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
GV có thể đưa tình huống cho HS giải quyết hoặc chơi trò đóng vai-> dẫn vào bài học. 
GV chuyển ý vào phần 1.
HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Em có nhận xét gì về cách cưi xử, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp tr ... chất của Pháp luật Việt Nam? Phân tích vì sao? Cho ví dụ minh hoạ.
Nhóm 3,4: Vai trò của Pháp luật? Ví dụ minh hoạ.
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét, giải thích, cho thêm ví dụ minh hoạ, kết luận.
Ví dụ:
- Luật an toàn giao thông.Các câu chuyện.Các quy định trong các điều luật.
GV qua phần thảo luận chúng ta rút ra bài học gì?
=> Sống, lao động, học tập theo Hiến pháp và pháp luật.Chuyển ý
HS làm bài tập 4 SGK trang 61.
N1: Cơ sở hình thành? Ví dụ.
N2: Hình thức thể hiện? Ví dụ.
N3: Biện pháp đảm bảo thực hiện? Ví dụ.
Đại diện nhóm làm bài, các em khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
II. Nội dung bài học.
3. Bản chất Pháp luật Việt Nam: 
Thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ của công dân lao động.
4. Vai trò Pháp luật:
- Là phương tiện quản lí Nhà nước, quản lí xã hội.
- Là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
III. Bài tập.
Đáp án: Phía dưới.
Đáp án bài tập 4 SGK trang 61.
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua các thế hệ.
Do Nhà nước ban hành.
Hình thức thể hiện
Các câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn.
Các văn bản Pháp luật như bộ luật, luật
Biện pháp đảm bảo thực hiện
Tự giác thông qua các dư luận củ xã hội: lên án, khuyến khích, khen chê.
Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe, cưỡng chế
4.4. Củng cố và luyện tập.
GV Tổ chức cho HS chơi trò “ Ai nhanh hơn” : Tìm tục ngữ, ca dao nói về Pháp luật.
Lớp được chia làm 2 đội A và B Sau 3 phút đội nào tìm nhiều câu đúng sẽ là đội chiến thắng. Lớp nhận xét, GV nhận xét, kết luận.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Bài cũ:
 -Học bài kết hợp SGK trang 60.
 -Làm bài tập còn lại SGK trang 61.
Bài mới:
Xem các bài 13,14,15,16 chú ý liên hệ thực tế ở địa phương em về những vấn đề có liên quan đến nội dung bài học chuẩn bị tiết 32: Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học. 
5.Rút kinh nghiệm:
Tiết PPCT: 33
ND: 11/05
THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ (CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG )
I/-MỤC TIÊU :
1/-Kiến thức :Giúp học sinh ôn lại những nội dung kiến thức đã học và tìm hiểu thực tế tình hình ở địa phương .
2/- Kỹ năng :Rèn các kỹ năng giải quyết tình huống ,lập luận các vấn đề ..
3/-Thái độ :Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật ,sống có đạo đức . Biết yêu quê hương và có trách nhiệm bảo vệ , xây dựng quê hương giàu đẹp .
II/-CHUẨN BỊ :
Gv:Giáo án ,bảng phụ câu hỏi thảo luận 
Hs:Ôân lại những nội dung đã học và tìm hiểu đôi nét về quê hương .
III/-PHƯƠNG PHÁP :
Nêu vấn đề ,đàm thoại ,thảo luận ..
 IV/-TIẾN TRÌNH :
 1/-Ôån định :
 2/-KTBC:
? Môi trường là gì?(5đ)
? Môi trường có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người? cho ví dụ ?(5đ)
Trả lời :
-Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên và nhân tạo có tác động đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người .
Vai trò:
-Cung cấp cho con người cơ sở vật chất để phát triển, và làm giàu đời sống tinh thần 
 3/-Bài mới :
Hoạt động của gv-hs
Nội dung
Hđ1:Giới thiệu bài :Chúng ta đã học một số chuẩn mực đạo đức và pháp luật .Hôm nay chúng ta sẽ đi ôn lại các kiến thức cơ bản này và tìm hiểu một số vấn đề về địa phương .
Hđ2:Hướng dẫn học sinh ôn tập :
Gv:Em hãy nêu một số vấn đề nổi bật của địa 
phương hiện nay ?
Hs:Có thể trả lời về một số khía cạnh như kinh tế ,chính trị,xã hội ,môi trường ....
Gv:Tình hình môi trường ở địa phương ta như thế nào ?
Hs:Ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp ...rừng bị tàn phá nặng nề .....
Gv:Kinh tế như thế nào ?
Hs:Là một trong những địa phương có tốc độ phát tiển kinh tế nhanh và có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế .
Gv:Tình hình xã hội như thế nào ?
Hs:Là địa phương nằm trên địa bàn giáp biên giới nên tình hình chính trị ,xã hôi có nhiều phức tạp .nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh ....
*Thảo luận (3 phút)
Gv:chúng ta có thể làm gì để phát huy những tiềm năng sẵn có và khắc phục những mặt yếu kém để xây dựng nên địa phương chúng ta giàu mạnh ?
(Hs:Đề xuất các biện pháp khắc phục về môi trường ,ổn định tình hình chính trị ,phát triển kinh tế ..?)đại diện các nhóm trả lời,các nhóm khác nhận xét
Gv chốt lại ý đúng
-Môi trường : Xử lý các chất thải ,tích cực trồng và bảo vệ cây xanh ,khơi thông cống rãnh ...
-Kinh tế :Phát huy những tiềm năng sẵn có như tiềm năng du lịch ,trồng các loại cây công nghiệp 
-Chính trị : Cùng nhau giữ vững an ninh trât tự xã hội ,bài trừ các tệ nạn bài bạc ,ma tuý ,mại dâm ,...quan tâm ,chăm sóc cácgia đình thương binh liệt sĩ ,các hộ nghèo ...
Gv:Liên hệ nhưng việc mà học sinh có thể làm và đã làm được ?
Hs:-Bảo vệ môi trường : Không xả rác bừa bãi ,trồng cây xanh ,phong quang trường lớp ...
 -Bài trừ các tệ nạn xã hội : Không tham gia chơi các trò chơi ăn tiền ,cá cược có tính chất bài bạc .Bài trừ các hủ tục mêtín dị đoan ....
Gv: Liên hệ những tấm gương tốt trong lớp ,trong trường ..Giáo dục ý thức đạo đức ,trách nhiệm cho học sinh .
 NỘI DUNG THỰC HÀNH
-Môi trường :Ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp ...rừng bị tàn phá nặng nề .....
-Kinh tế : Có tốc độ phát tiển kinh tế nhanh và có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế 
-Xã hội :Xã hội có nhiều phức tạp , nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh ....
*Trách nhiệm của công dân –học sinh 
-Xử lý các chất thải ,tích cực trồng và bảo vệ cây xanh ,khơi thông cống rãnh ...
-Kinh tế :Phát huy những tiềm năng sẵn có như tiềm năng du lịch ,trồng các loại cây công nghiệp ....
-Chính trị : Cùng nhau giữ vững an ninh trât tự xã hội ,bài trừ các tệ nạn bài bạc ,ma tuý ,mại dâm ,...quan tâm ,chăm sóc cácgia đình thương binh liệt sĩ ,các hộ nghèo ...
4/-Củng cố và luyện tập
? Chúng ta có thể làm gì để phát huy những tiề năng sẵn có và khắc phục những mặt yếu kém để xây dựng nên địa phương chúng ta giàu mạnh ?
-Môi trường :Xử lý các chất thải ,tích cực trồng và bảo vệ cây xanh ,khơi thông cống rãnh ...
-Kinh tế :Phát huy những tiềm năng sẵn có như tiềm năng du lịch ,trồng các loại cây công nghiệp ....
-Chính trị : Cùng nhau giữ vững an ninh trât tự xã hội ,bài trừ các tệ nạn bài bạc ,ma tuý ,mại dâm ,...quan tâm ,chăm sóc cácgia đình thương binh liệt sĩ ,các hộ nghèo ...
5/ Hướng dẫn học bài :
- Về nhà xem lại nội dung ôn tập.- Ôn lại các kiến thức đã học (chủ đề đạo đức và pháp luật )
Rèn luyện thực hiện tốt trách nhiệm của công dân –học sinh trong hè để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp .
V. RÚT KINH NGHIỆM:
THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ 
CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
Tiết PPCT: 34 
Ngày dạy: 18/05
1.Mục tiêu bài học.
a.Kiến thức.
Giúp HS hiểu sâu hơn các vấn đề về đạo đức và pháp luật xảy ra ở địa phương.
b. Kĩ năng.
Phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, nắm bắt kiến thức thực tế của HS.
c. Thái độ.
Giáo dục ý thức thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức và những quy định của pháp luật.
2.Chuẩn bị.
 a.Giáo viên: Câu hỏi thực hành, phiếu học tập.
 b.Học sinh: Giấy khổ lớn , bút dạ.
3.Phương pháp dạy học:
 Nêu vấn đề,tổ chức thảo luận nhóm, Thuyết trình, đàm thoại, sắm vai.
4.Tiến trình:
 4.1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 4.2.Kiểm tra bài cũ:
*So sánh sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành; hình thức thể hiện và biện pháp đảm bảo thực hiện.
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua các thế hệ.
Do Nhà nước ban hành.
Hình thức thể hiện
Các câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn.
Các văn bản Pháp luật như bộ luật, luật
Biện pháp đảm bảo thực hiện
Tự giác thông qua các dư luận củ xã hội: lên án, khuyến khích, khen chê.
Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe, cưỡng chế
 4.3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: GV giới thiệu tiết thực hành.Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Em hãy kể những hình thức đánh bạc mà em biết. Ở lớp em, trường em có hiện tượng đánh bạc, uống rượu, hút chích ma tuý không và đề xuất biện pháp khắc phục.
Nhóm 3,4: Theo em những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? Em có những biện pháp gì để giữ mình không sa vào tệ nạn xã hội và góp phần phòng chống tệ nạn xã hội?
Nhóm 5,6: Viết, phân vai và diễn tiểu phẩm chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội.
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét , đưa thêm dẫn chứng, giáo dục tư tưởng tình cảm, ý thức học sinh.
Nhóm 1,2:
- HS kể những trò chơi trong đó có ăn, có thua.Liên hệ ở lớp, trường.
- Hướng khắc phục: Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp đỡ nhau không sa vào tệ nạn xã hội.Tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
Nhóm 3,4:
*Nguyên nhân: 
- Khách quan.- Chủ quan.
*Biện pháp:
- Sống giản dị, lành mạnh.- Biết giữ mình, giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội.- Tuân theo quy định của pháp luật.- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường, địa phương.- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia.
Nhóm 5,6 :
HS tự viết, phân vai và diễn tiểu phẩm, rút ra bài học bản thân.
4. 4. Củng cố và luyện tập.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 5..Rút kinh nghiệm:
	-------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd 8.doc