Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 11 - Tiết : 11 - Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị- Xã hội

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 11 - Tiết : 11 - Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị- Xã hội

1. Kiến thức: Hs hiểu các loại hình hoạt động chính trị - xã hội, sự cần thiết tham gia các hoạt động chính trị - xã hội vì lợi ích, ý nghĩa của nó.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, qua đó hình thành kĩ năng hợp tác, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng. Các kĩ năng sống cơ bản đuợc giáo dục trong bài: giao tiếp, ứng xử, rèn luyện lao động sáng tạo tích cực, tham gia các hoạt động ở địa phương.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2094Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 11 - Tiết : 11 - Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị- Xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 11
Tiết : 11 Bài 7: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI
 ND : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.
1. Kiến thức: Hs hiểu các loại hình hoạt động chính trị - xã hội, sự cần thiết tham gia các hoạt động chính trị - xã hội vì lợi ích, ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, qua đó hình thành kĩ năng hợp tác, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng. Các kĩ năng sống cơ bản đuợc giáo dục trong bài: giao tiếp, ứng xử, rèn luyện lao động sáng tạo tích cực, tham gia các hoạt động ở địa phương.
3. Thái độ: Hình thành ở hs niềm tin yêu vào cuộc sống, tin vào con người, mong muốn được tham gia các hoạt động của lớp, của trường và xã hội.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8, các hoạt động chính trị xã hội. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: Phương pháp đàm thoại, giảng giải, nêu gương, phương pháp nêu vấn đề và thảo luận.
Hs: Đọc bài truớc ở nhà, sưu tầm các bài báo, tấm gương có cống hiến cho xã hội.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
* Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh, nêu một tình bạn mà em ngưỡng mộ ?
Trả lời: Là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, hoặc có chung xu hướng hành động, có cùng lí tưởng sống.
Vd: Tình bạn giữa C.Mác và Lênin.
- Nêu biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh,?
Trả lời: - Biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh: Phù hợp về quan niệm sống, bình đẳng và tôn trọng nhau, tin cậy, có trách nhiệm, đồng cảm sâu sắc với nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
- Những thái độ hành vi, việc làm không phù hợp với tình bạn trong sáng, lành mạnh: Lợi dụng bạn bè, bao che khuyết điểm cho nhau, dung túng cho nhau làm điều xấu, đua đòi vi phạm pháp luật.
1. Khám phá: 
Trong cuộc thi vẽ tranh chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Lan và Mai đều học giỏi và có khả năng vẽ. Nhưng Mai đã từ chối vì muốn ở nhà học. Lan xung phong thay mặt lớp vẽ tranh và đợc giải nhất. Mọi người đều rất vui và chúc mừng Lan.
2. Kết nối.
HĐ1: Khai thác nội dung đặt vấn đề.
Mục tiêu: tìm hiểu thế nào là tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Thảo luận Các quan điểm trong sgk.
Nhóm 1: “Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động là đủ, không cần phải tích cực tham gia cá hoạt động chính trị xã hội” em ó đồng ý với ý kiến đó không, tại sao ?
Hs: Không đồng ý với quan điểm trên, vì như vậy sẽ không toàn diện, chỉ biết chăm lo lợi ích cà nhân không có trách nhiệm với cộng đồng.
Nhóm 2: “Học văn hóa tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần nhưng chưa đủ, phải tích cự tham gia các hoạt động chính trị xã hội ở địa phương, của đất nước” em ó đồng ý với ý kiến đó không, tại sao ?
Hs: Đồng ý, như vậy mới là toàn diện, có tình cảm yêu thương biết yêu thương tất cả mọi người, có trách nhiệm với tập thể cộng đồng.
Nhóm 3: Em hãy nêu những hoạt động chính trị - xã hội ở địa phương em ? 
Hs: Học tập văn hóa, tham gia sản xuất của cải vật chất, hoạt động từ thiện, hoạt động đoàn đội, tham gia chống tệ nạn xã hội
Gv: Hoạt động chính trị - xã hội bao gồm những lĩnh vực nào ?
Hs: Có 3 loại hoạt động quan trọng: Xây dựng và bảo vệ nhà nước; giao lưu giữa con người với con người; các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị.
Gv: Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội ?
Hs: Trả lời
Gv: Cho vd ?
Hs: Giữ gìn an ninh trật tự
Gv chốt ý cho hs ghi bài.
1. Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội 
Là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị, trật tự và an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người
Ví dụ: hoạt động tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình; hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ.
HĐ 2: Phân tích vấn đề để hiểu ý nghĩa các hoạt động chính trị xã hội.
Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động chính trị xã hội.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Em có tích cực tham gia các hoạt động do trường lớp tổ chức không ?
Hs: Có.
Gv: Khi tham gia, em thường xuất phát từ những lí do gì ?
Hs: Tự nguyện, học hỏi là chính và giao lưu với nhau.
Gv: Tích cực tham gia các hoạt động thì có lợi, có hại gì cho bản thân ?
Hc: Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người.
Gv: Em hãy nêu những tấm gương về các hoạt động chính trị xã hội? 
Hs: học sinh nêu.
Gv: Em hãy nêu ý nghĩa của hoạt động chính trị xã hội ?
Hs: Tham gia các hoạt động chính trị xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân được đóng góp vào sự phát triển của xã hội
Gv chốt ý hs ghi bài.
2. ý nghĩa các hoạt động chính trị xã hội.
Tham gia các hoạt động chính trị xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân được đóng góp vào sự phát triển của xã hội
Được bộc lộ, tự khẳng định, phát triển nhân cách.
HĐ 3: Liên hệ bản thân.
Mục tiêu: Tìm hiểu vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị xã hội.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Học sinh có cần tham gia các hoạt động chính trị xã hội không ? vì sao ?
Hs: Cần, vì hình thành và phát triển thái độ, giao tiếp ứng xử, năng lực hợp tác. 
Gv: Khi gặp tình huống lừa đảo ở công viên, em sẽ làm gì ?
Hs: Khéo léo thông báo cho người bị hại, và báo cho cơ quan chức năng xử lí.
Gv: Em có vận động mọi người tham gia các hoạt động ở địa phương không ? những việc gì ?
Hs: Có, vận động mọi người không vứt rác bừa bãi, gây mất an ninh trật tự địa phương.
Gv chốt ý cho hs ghi bài.
3. Trách nhiệm của học sinh.
Hình thành phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng.
Rèn luyện các năng lực: giao tiếp ứng xử, tổ chức quản lí..
Hoàn thành nhiệm vụ được giao, đóng góp trí tuệ 
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Cho hs làm bài tập 1 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp)
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Làm bài tập 2, 3; Chuẩn bị bài 8 “Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác” .
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 7 tích cuc tham gia cac hoat dong chinh tri xa hoi.doc