Ôn tập kiến thức môn Vật lý 6

Ôn tập kiến thức môn Vật lý 6

1. Đo độ dài. Đo thể tích Kiến thức

- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.

Kĩ năng

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.

- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.

- Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.

 

doc 130 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập kiến thức môn Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP 6
Chương 1: CƠ HỌC
I. CKTKN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ 
1. Đo độ dài. Đo thể tích
Kiến thức
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
Kĩ năng
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
Chỉ dùng các đơn vị hợp pháp do Nhà nước quy định. 
HS phải thực hành đo độ dài, thể tích theo đúng quy trình chung của phép đo, bao gồm: ước lượng cỡ giá trị cần đo; lựa chọn dụng cụ đo thích hợp; đo và đọc giá trị đo đúng quy định; tính giá trị trung bình. 
2. Khối lượng và lực
a) Khối lượng
b) Khái niệm lực
c) Lực đàn hồi
d) Trọng lực
e) Trọng lượng riêng. Khối lượng riêng
Kiến thức
- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 
- Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
- Nêu được ví dụ về một số lực.
- Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. 
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. 
- Nêu được đơn vị đo lực.
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng.
- Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
Kĩ năng
- Đo được khối lượng bằng cân.
- Vận dụng được công thức P = 10m. 
- Đo được lực bằng lực kế.
- Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
- Vận dụng được các công thức D = và d = để giải các bài tập đơn giản.
Ở Trung học cơ sở, coi trọng lực gần đúng bằng lực hút của Trái Đất và chấp nhận một vật ở Trái Đất có khối lượng là 1kg thì có trọng lượng xấp xỉ 10N. Vì vậy P = 10m trong đó m tính bằng kg, P tính bằng N.
Bài tập đơn giản là những bài tập mà khi giải chúng, chỉ đòi hỏi sử dụng một công thức hoặc tiến hành một hay hai lập luận (suy luận).
3. Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
Kiến thức
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
Kĩ năng
- Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.	
1. ĐO ĐỘ DÀI
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
[Nhận biết]
· Một số dụng cụ đo độ dài là thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.
· Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
· Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Đơn vị đo độ dài HS đã được học ở Tiểu học.
Một số nước trên thế giới còn dùng đơn vị đo độ dài là inch: 1 inch = 2,54 cm
2
Kĩ năng: 
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
[Vận dụng]
· Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài bất kì có trong phòng thí nghiệm, tranh ảnh hoặc là GV đưa ra.
· Biết sử dụng thước để đo được độ dài trong một số tình huống thông thường (ví dụ: độ dài bàn học, kích thước của quyển SGK,...) theo cách đo độ dài là:
 - Ước lượng độ dài cần đo để lựa chọn thước đo thích hợp;
 - Đặt thước và mắt nhìn đúng cách; 
 - Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Chọn thước đo thích hợp nghĩa là chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp với chiều dài cần đo để đo được kết quả nhanh và sai số nhỏ nhất.
2. ĐO THỂ TÍCH
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
[Nhận biết]
· Một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng là bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích.
· Giới hạn đo của bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
· Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
 Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l); 1 l = 1 dm3; 1 ml = 1 cm3 = 1 cc.
1 m3 = 1000 dm3
 Đối với các ca đong hoặc chai lọ có ghi sẵn dung tích, chỉ có một độ chia nên ĐCNN của chúng cũng chính bằng GHĐ của chúng: Chai bia 0,5 lít; các loại ca 0,5 lít; 1 lít; 1,5 lít...
2
Kĩ năng: 
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
- Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.
[Vận dụng]
· Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích bất kì có trong phòng thí nghiệm hay trên tranh ảnh.
· Thực hành đo được thể tích của một lượng chất lỏng bất kì (nước) có thể đo được trên lớp theo cách đo thể tích là:
 - Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo; 
 - Lựa chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp;
 - Đặt dụng cụ đo thẳng đứng;
 - Đổ chất lỏng vào dụng cụ đo; 
 - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng;
3. ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
Kĩ năng: Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
[Vận dụng]
· Sử dụng được bình chia độ để xác định được thể tích của một số vật rắn bất kì đủ lớn, không thấm nước và bỏ lọt bình chia độ, cụ thể theo cách sau:
 - §æ chÊt láng vµo b×nh chia ®é vµ ®äc gi¸ trÞ thÓ tÝch cña chÊt láng trong b×nh.
 - Thả chìm vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình chia độ và đọc giá trị thể tích chung của chất lỏng và của vật rắn. 
 - Xác định thể tích của phần chất lỏng dâng lên đó là thể tích của vật.
· Sử dụng được bình chia độ và bình tràn để xác định được thể tích của một số vật rắn không thấm nước và không bỏ lọt bình chia độ, cụ thể theo cách sau:
 - Đổ chất lỏng vào đầy bình tràn và đặt bình chia độ dưới bình tràn;
 - Thả chìm vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình tràn; 
 - Đo thể tích của phần chất lỏng tràn ra chính bằng thể tích của vật.
 Có thể xác định thể tích của một vật có dạng hình hộp bằng công thức toán học (Thể tích = chiều dài x chiều rộng x chiều cao).
4. KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
[Nhận biết]
· Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
· Đơn vị đo khối lượng thường dùng là ki lô gam (kg). Các đơn vị khác thường được dùng là gam (g), tấn (t).
 Đơn vị đo khối lượng HS đã được học ở Tiểu học.
 Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của khái niệm khối lượng, ví dụ: Trên vỏ hộp sữa Ông Thọ có ghi 397 g, đó chính là lượng sữa chứa trong hộp. 
 Khối lượng của một vật không thay đổi tại các vị trí khác nhau trên Trái Đất.
2
Kĩ năng: Đo được khối lượng bằng cân.
[Vận dụng]
 Sử dụng thành thạo một số loại cân thường dùng trong đời sống hàng ngày để đo được khối lượng của một vật, theo cách đo khối lượng là:
 - Ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân thích hợp; 
 - Điều chỉnh kim chỉ của cân về số 0;
 - Đặt vật cần cân lên đĩa cân, bàn cân;
 - Điều chỉnh quả cân để cán cân thăng bằng (đối với cân đòn, cân bàn, cân rôbecvan);
 - Đọc, ghi kết quả đo theo đúng quy định.
 Khi cho HS tìm hiểu dụng cụ cân, GV cần yêu cầu HS tìm hiểu những vấn đề sau:
 - Cách điều chỉnh kim chỉ của cân về số 0.
 - ĐCNN của cân.
 - GHĐ của cân.
5. LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
[Thông hiểu]
 Lấy được ví dụ về tác dụng của lực và tìm ra tác dụng đẩy hay kéo của lực, ví dụ như:
 - Gió thổi vào cánh buồm làm buồm căng phồng. Khi đó, gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.
 - Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động. Khi đó, đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.
 Khi nêu ví dụ về tác dụng của lực cần chỉ ra được tác dụng đẩy, kéo của lực.
2
Kiến thức: Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
[Thông hiểu]
· Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
· Lấy được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng, ví dụ như: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang, nó chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và lực đẩy của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. Hai lực này có độ lớn bằng nhau.
Lưu ý: thí dụ hình 6.4 –SGK về trò chơi kéo co chỉ là minh họa để HS dễ hình dung về hai lực cân bằng.
Chưa yêu cầu học sinh biểu diễn được chính xác hai lực cân bằng tác dụng vào vật. 
6. TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
Kiến thức: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
[Thông hiểu]
· Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật biến dạng, hoặc đồng thời làm biến đổi chuyển động của vật và làm biến dạng vật.
· Ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng), chẳng hạn như:
 - Ta dùng tay ép hoặc kéo lò xo, tức là tay ta tác dụng lực vào lò xo, thì lò xo bị biến dạng (hình dạng của lò bị thay đổi so với trước khi bị lực tác dụng).
 - Khi ta đang đi xe đạp, nếu ta bóp phanh, tức là tác dụng lực cản vào xe đạp, thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần, rồi dừng lại.
 - Khi ta đang đi xe máy, nếu ta từ từ tăng ga, tức là ta đã tác dụng lực kéo vào xe máy, thì xe máy sẽ chuyển động nhanh dần.
 - Viên bi thép đang chuyển động thẳng trên mặt phẳng nằm ngang, khi chuyển động ngang qua một thanh nam châm viên bi bị đổi hướng chuyển động, tức là nam châm đã tác dụng lực lên viên bi thép làm đổi hướng chuyển động của viên bi thép.
Khi đưa ra ví dụ về tác dụng của lực cần chỉ ra được tác dụng mà lực đó gây ra.
7. TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
Kiến thức: 
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Nêu được đơn vị đo lực.
[Nhận biết]
· Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng ...  tích thành các ánh sáng có màu khác được.
 - Ánh sáng không đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định, nhưng nó là sự pha trộn của nhiều ánh sáng màu, nên có thể bị phân tích thành nhiều ánh sáng màu khác nhau. 
· Tiến hành được để xác định một ánh sáng màu có phải là đơn sắc hay không bằng đĩa CD:
 - Lần lượt chiếu chùm sáng màu từ những nguồn sáng khác nhau (chùm sáng trắng chiếu qua tấm lọc màu, chùm sáng từ đèn LED) vào mặt đĩa CD.
 - Quan sát màu sắc ánh sáng thu được (chùm sáng phản xạ trên mặt đĩa CD) và ghi lại kết quả.
 - Phân tích kết quả: trong ánh sáng phản xạ có những màu nào? Từ đó rút ra kết luận, ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng đơn sắc hay không đơn sắc.
Tiến hành thí nghiệm ở trong tối.
Chương 4. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG
I. CKTKN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ 
1. Sự chuyển hoá và bảo toàn năng lượng
 a) Sự chuyển hoá các dạng năng lượng
 b) Định luật bảo toàn năng lượng
Kiến thức
- Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác. 
- Kể tên được các dạng năng lượng đã học.
- Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoánăng lượng.
Không đưa ra định nghĩa năng lượng. Chỉ yêu cầu HS nhận biết một vật có năng lượng dựa vào khả năng thực hiện công cơ học hoặc làm nóng các vật khác.
2. Động cơ nhiệt. Hiệu suất của động cơ nhiệt. Sự chuyển hoá điện năng trong các loại máy phát điện
Kiến thức
- Nêu được động cơ nhiệt là thiết bị trong đó có sự biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng. Động cơ nhiệt gồm ba bộ phận cơ bản là nguồn nóng, bộ phận sinh công và nguồn lạnh.
- Nhận biết được một số động cơ nhiệt thường gặp.
- Nêu được hiệu suất động cơ nhiệt và năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì.
- Nêu được ví dụ hoặc mô tả được thiết bị minh hoạ quá trình chuyển hoá các dạng năng lượng khác thành điện năng.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức tính hiệu suất để giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt.
- Vận dụng được công thức Q = q.m, trong đó q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. 
- Giải thích được một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
45. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác. 
[Nhận biết]
· Một vật nặng ở độ cao h so với mặt đất, một chiếc ô tô đang chạy trên đường,... đều có khả năng thực hiện công, nghĩa là chúng có năng lượng. Năng lượng của chúng tồn tại dưới dạng cơ năng
· Một vật có nhiệt năng khi nó có thể làm nóng các vật khác.
Không đưa ra định nghĩa năng lượng, chỉ yêu cầu HS nhận biết một vật có năng lượng dựa vào khả năng thực hiện công cơ học hoặc làm nóng các vật khác.
2
Kiến thức: Kể tên được những dạng năng lượng đã học.
[Nhận biết]
 Các dạng năng lượng đã biết là: cơ năng (thế năng và động năng), nhiệt năng, điện năng, quang năng, hoá năng.
3
Kiến thức: Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
[Thông hiểu]
· Ta nhận biết được các dạng năng lượng như hoá năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành cơ năng hoặc nhiệt năng. Nói chung, mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều có kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. · Ví dụ: 
 1. Khi đi xe đạp, bánh xe đạp quay làm cho núm của đinamô tiếp xúc với bánh xe quay theo và phát ra dòng điện làm bóng đèn của xe đạp sáng. Như vậy, cơ năng của bánh xe đã chuyển hoá thành điện năng.
 2. Khi quả bóng rơi, thế năng của quả bóng chuyển hóa thành động năng của quả bóng.
 3. Nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng trong các động cơ nhiệt. Nhiên liệu được đốt cháy trong buồng đốt của động cơ nhiệt (ô tô, xe máy,) và sinh công làm quay động cơ.
 4. Điện năng biến đổi thành nhiệt năng qua các dụng cụ điện như bàn là, bếp điện, nồi cơm điện; thành cơ năng qua các động cơ điện; thành quang năng các đèn ống, đèn LED.
 5. Quang năng biến năng biến đổi thành điện năng ở pin quang điện.
 6. Hoá năng biến đổi thành điện năng ở pin, ăcquy.
 46. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG 
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
[Thông hiểu] 
 Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
2
Kĩ năng: Giải thích một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
[Vận dụng] 
 Áp dụng được Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích được một số hiện tượng chuyển hóa năng lượng trong thực tế thường gặp, ví dụ như:
· Hòn bi thép lăn từ máng nghiêng xuống va chạm vào miếng gỗ đang nằm yên. Sau va chạm, miếng gỗ chuyển động và vận tốc của hòn bi giảm xuống - động năng của hòn bi giảm xuống. Động năng của hòn bi không mất đi mà nó đã truyền cho miếng gỗ làm miếng gỗ chuyển động –động năng của miếng gỗ tăng.
· Thả một miếng đồng được nung nóng vào cốc nước lạnh làm nước nóng lên còn miếng đồng nguội đi. Năng lượng của miếng đồng không mất đi mà nó đã truyền cho nước thông qua hình thức truyền nhiệt. 
· Thả một quả nặng từ một độ cao nào đó thì vật nặng rơi xuống đất. Trong khi rơi thì độ cao của nó giảm tức là thế năng giảm, đồng thời vận tốc của nó tăng tức là động năng tăng. Như vậy, năng lượng ban đầu (thế năng) của quả nặng không mất đi mà nó đã chuyển hóa dần thành động năng của quả nặng và trong suốt quá trình rơi thì cơ năng của nó được bảo toàn (bỏ qua ma sát của không khí).
· Dùng tay cọ xát miếng đồng lên mặt bàn thì miếng đồng và mặt bàn nóng lên. Trong trường hợp, này thì năng lượng của tay ta đã thực hiện một công cơ học lên miếng đồng làm miếng đồng và mặt bàn nóng lên hay năng lượng của tay ta không mất đi mà nó chuyển hóa thành cơ năng của miếng đồng và cơ năng này tiếp tục chuyển hóa hoá thành nhiệt năng của miếng đồng và mặt bàn làm miếng dồng và mặt bàn nóng lên.
47. NĂNG SUẤT TOẢ NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU 
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nêu được năng suất toả nhiệt là gì.
[Nhận biết]
· Đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
· Đơn vị năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là J/kg.
· Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra là Q = m.q, trong đó: Q là nhiệt lượng toả ra có đơn vị là J, m là khối lượng của nhiên liệu có đơn vị là kg, Q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu có đơn vị là J/kg.
2
Kĩ năng: Vận dụng được công thức 
Q = q.m, trong đó q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu
[Vận dụng]. 
 Sử dụng thành thạo công thức tính nhiệt lượng Q = q.m để giải được một số bài toán đơn giản có liên quan.
48. ĐỘNG CƠ NHIỆT (LỚP 8)
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nêu được động cơ nhiệt là thiết bị trong đó có sự biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng. Động cơ nhiệt gồm ba bộ phận cơ bản là nguồn nóng, bộ phận sinh công và nguồn lạnh.
[Nhận biết]
· Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành cơ năng.
· Động cơ nhiệt gồm ba bộ phận cơ bản là nguồn nóng, bộ phận sinh công và nguồn lạnh. 
 Động cơ nhiệt HS đã được học ở môn Công nghệ.
- Nguồn nóng để tạo ra hơi (hoặc khí và cung cấp cho hơi (hoặc khí) một nhiệt lượng để hơi (hoặc khí) có nhiệt độ cao.
 - Bộ phận sinh công: thực hiện việc chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng. Sự chuyển dãn nở của hơi (hoặc khí) là cơ sở của sự chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng, sing công có ích.
 - Nguồn lạnh: giúp cho hơi (hoặc khí) thoát ra ngoài (vì nhiệt độ thấp hơn nguồn nhiệt).
2
Kiến thức: Nhận biết được một số động cơ nhiệt thường gặp.
[Nhận biết] 
· Các loại động cơ nhiệt thường gặp là động cơ xăng, động cơ điezen, động cơ đốt trong, máy hơi nước, tua bin hơi, động cơ phản lực.
· Động cơ xăng thường được lắp trên xe ôtô du lịch vì so với động cơ điezen hay các động cơ khác thì động cơ xăng gọn nhẹ hơn nên phù hợp với nhưng xe loại nhỏ. Động cơ xăng còn dùng để chạy máy phát điện gia đình, xe máy,
· Động cơ điezen thường được lắp trên xe tải vì động cơ có hiệu suất cao hơn, nên tiết kiệm được nhiên liệu.
3
Kiến thức: Nêu được hiệu suất động cơ nhiệt là gì.
[Thông hiểu]
· Hiệu suất của động cơ nhiệt là khả năng của động cơ biến đổi nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy thành công có ích.
· Công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt: .100, trong đó : H là hiệu suất của động cơ nhiệt, tính ra phần trăm (%); A là công mà động cơ thực hiện được (có độ lớn bằng phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công), có đơn vị là J; Q là nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra, có đơn vị là J.
5
Kiến thức: Nêu được ví dụ hoặc mô tả được thiết bị minh hoạ quá trình chuyển hoá các dạng năng lượng khác thành điện năng. 
[Thông hiểu]
· Nhiệt năng của nhiên liệu (than, xăng, dầu, khí ga,...) được chuyển hoá thành điện năng trong các nhà máy điện, máy phát điện của ôtô, xe máy. 
· Cơ năng của dòng nước được chuyển hoá thành điện năng trong các nhà máy thuỷ điện, máy phát điện loại nhỏ.
· Năng lượng hạt nhân được chuyển hoá thành điện năng trong nhà máy điện hạt nhân.
6
Kĩ năng: Vận dụng được công thức để giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt.
[Vận dụng]. 
 Sử dụng thành thạo công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt để giải được một số bài tập đơn giản có liên quan. 
MỘT SỐ LƯU Ý 
1. Một số phần lệch giữa Chuẩn KTKN chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa vật lí cấp THCS.
	- Các bài 26,27,28 trong SGK Vật lí lớp 8 là những nội dung thuộc phần chuẩn KTKN lớp 9.
	- Các bài 41,61,62 trong SGK Vật lí lớp 9 không có trong chuẩn KTKN chương trình giáo dục phổ thông.
2. Chỉ đạo, khắc phục.
	Đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức dạy bám sát chuẩn KTKN chương trình giáo dục phổ thông.
	- Bỏ các bài 26, 27, 28 trong SGK Vật lí lớp 8, đồng thời chuyển lên bổ sung sang lớp 9 trong phân phối chương trình.
	- Các bài 41, 61, 62 trong SGK Vật lí 9, tùy theo tình hình thực tế tại các địa phương, các trường mà có thể dạy hoặc chuyển các bài này sang phần đọc thêm.
	Các đơn vị chủ động, sáng tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh có tài liệu để tham gia tích cực vào học tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUAN_KT_KN_24-9_DA SUA.doc