Kiến thức:
- Hiểu được các hình thức lao động của con người: đó là lao động chân tay và lao động trí óc. Học tập là loại lao động trí óc để tiếp thu tri thức của xã hội loài người.
- Hiểu được biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
2. Kĩ năng: Hình thành ở học sinh một số kĩ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Hình thành ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp và kết quả đã đạt được, luôn hướng tới sự tìm tòi cái mới trong học tập và lao động
Tuần: 15 Tiết : 15 Bài 11: Lao Động Tự Giác Và Sáng Tạo. ND : I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc. 1. Kiến thức: - Hiểu được các hình thức lao động của con người: đó là lao động chân tay và lao động trí óc. Học tập là loại lao động trí óc để tiếp thu tri thức của xã hội loài người. - Hiểu được biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động. 2. Kĩ năng: Hình thành ở học sinh một số kĩ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Hình thành ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp và kết quả đã đạt được, luôn hướng tới sự tìm tòi cái mới trong học tập và lao động. 3. Thái độ: Hình thành ở học sinh ý thức tư giác, không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được, luôn luôn hướng tới tìm tòi cái mới trong học tập và lao động. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8, Sưu tầm những tấm gương điển hình về lao động sáng tạo, ca dao, tục ngữ về lao động. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: Phương pháp đàm thoại, giảng giải, nêu gương, phương pháp nêu vấn đề. Hs: Học bài, làm bài tập, liên hệ thực tế. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC * Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là tự lập ? Trả lời: - Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. - Biểu hiện của người có tính tự lập ? Trả lời: Tự tin, bản lĩnh kiên trì, dám đương đầu với khó khăn, có ý chí vươn lên trong học tập và trong cuôc sống 1. Khám phá: Những đứa trẻ thường không có đủ khả năng lao động, tự nuôi sống bản thân, nên được cha mẹ, người thân chăm sóc, nuôi dưỡng. Khi đến tuổi trưởng thành, có đủ sức khỏe và trí tuệ thì tự giác lao động trước hết để lo cho bản thân và báo hiếu, chăm sóc cho cha mẹ 2. Kết nối. HĐ 1: Đàm thoại. Mục tiêu: tìm hiểu Lao động trí óc và lao động chân tay. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Gv: Con người muốn tồn tại và phát triển thì Con người phải làm gì ? Hs: Lao động Gv: Lao động là gì ? Hs: Lao động là hoạt động có mục đích của con người tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội Gv: Có mấy hình thức lao động ? Hs: Có 2 hình thức lao động là: Lao động chân tay và lao động trí óc. Gv: Thế nào là lao động chân tay ? Hs: Dùng sức cơ bắp tác động vào dụng cụ lao động Gv: Ví dụ như nghề nào là lao động chân tay ? Hs: Làm ruộng, giăng lưới, xẽ gỗ Gv: Thế nào là lao động trí óc ? Hs: Dùng năng lực bộ óc Gv: Ví dụ như nghề nào là lao động trí óc ? Hs: Giáo viên, bác sĩ, nhà báo, luật sư Gv: Tình huống: Khi vừa bước vào lớp, em thấy những mãnh giấy vụn ở bụt giảng, em sẽ làm gì ? Hs: em sẽ nhặt bỏ vào thùng rác. Gv: Có ai kêu em làm việc đó không ? Hs: không, em tự làm. Gv: Việc làm đó thể hiện đức tính gì ? Hs: Thể hiện tinh thần tự giác. Gv: Vậy thế nào là lao động tự giác ? Hs: Là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài. Gv: Cho ví dụ lao động tự giác ? Hs: Thực hiện đúng nội quy, quy định không để nhắc nhở Gv: Tình huống: Lan là học sinh chăm chỉ, đến lớp tiếp thu cách giải bài của thầy, về nhà nghiên cứu cách giải trong sách hướng dẫn, rồi Lan đưa ra cách giải của mình để các bạn cùng đóng góp. Lan là người ntn ? Hs: Là người có tinh thần sáng tạo trong học tập Gv: Vậy thế nào là lao động sáng tạo ? Hs: Là luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động Gv: Cho ví dụ lao động sáng tạo ? Hs: Là đưa ra cái mới, cách giải bài tập mới. Gv chốt ý hs ghi bài. 1. Khái niệm. a. Thế nào là lao động tự giác Là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài. b. Thế nào là lao động sáng tạo Là luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động HĐ 2: Thảo luận nhóm. Mục tiêu: Tìm hiểu Biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, trong học tập. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Nhóm 1, 2: Những biểu hiện của sự tự giác trong học tập ? - Thực hiện tốt nhiệm vụ, nội quy, có kế hoạch học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi. - Tự giác học bài, làm bài. - Nhiệt tình tham gia mọi công việc ở nhà, ở trường. - Biết trao đổi kinh nghiệm với người khác, trước hết là với bạn bè để cùng tiến bộ. - Có thái độ nghiêm khắc, quyết tâm sữa chữa lối sống tự do, thiếu trách nhiệm Nhóm 3, 4: Những biểu hiện của sự sáng tạo trong học tập ? - Đổi mới phương pháp học tập. - Luôn suy nghĩ tìm ra những cách giải bài tập, những cách lập luận, giải quyết vấn đề khác nhau. - Biết nhìn nhận phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau khác nhau. - Biết đưa ra ý kiến, quan điểm riêng của bản thân Gv: Chốt ý nhận xét phần trình bày của từng nhóm. Gv: Mối quan hệ giữ tự giác và sáng tạo ? Hs: Có tự giác mới vui vẻ, tự tin và có hiệu quảlà điều kiện để sáng tạo. Có sáng tạo sẽ tạo ra sự say mê, tinh thần vượt khó trong học tập và lao động. Gv nhấn mạnh: tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ. Muốn có được những phẩm chất này, đòi hỏi phải có quá trình rèn luyện lâu dài, bền bỉ, Phải có ý thức vượt khó, cần khiêm tốn học hỏi 2. Biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, trong học tập. - Tự giác học bài, làm bài. - Đổi mới phương pháp học tập. - Luôn suy nghĩ tìm ra những cách giải bài tập, những cách lập luận, giải quyết vấn đề khác nhau. - Biết nhìn nhận phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau khác nhau. - Biết đưa ra ý kiến, quan điểm riêng của bản thân HĐ 3: Liên hệ thực tế. Mục tiêu: Tìm hiểu Ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Gv: Tại sao phải lao động tự giác và sáng tạo ? Hs: Vì chúng ta đang sống trong thời đại KH và KT phát triển, được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống và trong sản xuất xã hội. Gv : lợi ích của tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động ? Hs: Không làm phiền đến người khác, mọi người tôn trọng, nâng cao hiệu quả, chất lượng trong hoc tập, lao động Gv: Kể tên những sản phẩm thể hiện sự sáng tạo trong lao động của người nông dân ? Hs: Bưởi Hồ Lô, Dưa hấu vuông. Gv: Là hs có cần rèn luyện tính tự giác, sáng tạo không ? Vì sao ? Hs: Cần, để tiến bộ trong học tập, được mọi người yêu mến, quý trọng Gv: Rèn luyện như thế nào ? Hs: Chủ động học tập không đợi ai nhắc nhở, luôn tìm tài, học hỏi mọi người những điều hay Gv chốt ý. 3. Ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo. - Giúp con người học tập mau tiến bộ, nâng cao năng suất và chất lượng lao động, phát triển nhân cách - Thúc đậy sự phát triển xã hội. IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ 1. Củng cố: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học. Cho hs làm bài tập 2 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp) 2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Làm bài tập 3, 5; Chuẩn bị bài 12 “quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình”. V. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: