A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu và phân biệt nội dung của quyền khiếu nại tố cáo của CD.
2. Về kỹ năng:
- Biết cách bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.
Tuần 25 Tiết 25 Ngày soạn: ................ Ngày dạy: ................. Bài 18 Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân A. mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Về kiến thức: - Hiểu và phân biệt nội dung của quyền khiếu nại tố cáo của CD. 2. Về kỹ năng: - Biết cách bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật. 3. Về thái độ: - THấy được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền này. B. Nội dung 1. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo. 2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền KN, TC. C. Tài liệu, phương tiện - GV:SGK, SGV, Hiến pháp 1992, Luật khiếu nại, tố cáo. - HS: SGK, vở ghi. VI. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra: ? Hiểu thế nào về tài sản của NN và lợi ích công cộng? ? CD có nghĩa vụ ntn trong việc bảo vệ.....? 2. Giới thiệu chủ đề: Mọi CD có quyền bình đẳng trước PL, vậy khi quyền lợi của CD bị vi phạm hoặc khi chúng ta bắt gặp những hành động VPPL chuíng ta phải làm gì? Để hiểu rõ hơn những quy định của Nhà nước về vấn đề này, chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu bài hôm nay. 3. Phát triển chủ đề: - GV ghi đầu bài lên bảng. Hoạt động 1: HS thảo luận tìm hiểu phần Đặt vấn đề. Mục tiêu: Giúp HS nắm được khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo. - GV cho HS thảo luận phần ĐVĐ: +?Khi nghi ngờ 1 điạ điểm là nơi buôn bán, tiêm chích ma tuý em sẽ xử lí như thế nào? +? Em biết người lấy cắp xe đạp của bạn An cùng lớp? +? Anh H bị giám đốc cho thôi việc mà không nêu rõ lí do? +? Em hiểu thế nào là khiếu nại và tố cáo? +? Vậy qua tình huống đâu là khiếu nại và tố cáo? +? Trên cơ sở tìm hiểu 3 tình huống trên, em hãy điền vào bảng ( GV treo bảng phụ và nhận xét). - HS thảo luận, trả lời. + Báo cho cơ quan chức năng, chính quyền theo dõi đ Nếu đúng - xử lí. + Báo cho thầy cô hoặc cơ quan công an. + Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu giám đốc giải thích lí do. + Khiếu nại là yêu cầu giải quyết một việc gì đó.. + Tố cáo là báo cho cơ quan chức năng hành vi VPPL của ai đó... - Khiếu nại Tố cáo Người thực hiện (Ai) - Cơ quan, tổ chức, cá nhân - Công dân Đối tượng (Về vấn đền gì) - Quyết định hành chính, hành vi hành chính. - Hành vi vi phạm pháp luật. Cơ sở ( Vì sao) - Sai trái. - Biểu hiện của hành vi vi phạm PL, kỉ luật Mục đích (Để làm gì) - Khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của CD. - Phát giác ngăn chặn kịp thời mọi hành vi VPPL gây thiệt hại và đe doạ lợi ích hợp pháp của CD. +? Vậy em hiểu thế nào về quyền khiếu nại và tố cáo? - GV nhấn mạnh: Khi biết CD, tổ chức.. VPPL làm thiệt hại đến lợi ích của mình và NN chúng ta phải khiếu lại, tố cáo.. - HS dựa vào ND bài học trả lời. + Kết luận 1, 2 ND SGK. Hoạt động 2: Nêu vấn đề, HS thảo luận hiểu ý nghĩa của quyền khiếu nại tố cáo. Mục tiêu: Giúp HS biết ý nghĩa củat quyền KH, TC. - GV cho HS đọc mục 3 - SGK. +? Vì sao Hiến pháp quy định CDcó quyền khiếu nại và tố cáo? +? Tuy nhiên khi thực hiện quyền này chúng ta phải tuân theo quy định gì? - HS trả lời. - Trung thực, khách quan và thận trọng. Tránh dùng KN, TC để vu khống không trung thực... - Để tạo sơ sở pháp lí cho CD bảo vệ quyền và lợi cíh hợp pháp khi bị xâm phạm. - CD có thể giám sát hoạt động của cơ quan và cán bộ công chức NN. đ Ngăn ngừa và đấu tranh, phòng chống tội phạm. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế tìm hiểu trách nhiệm của NN và CD trong việc thực hiện quyền này. Mục tiêu: Giúp HS biết trách nhiệm của NN và CD. +? Hiện nay, việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo được diễn ra như thế nào? Cách thức thực hiện quyền này như thế nào? Lấy ví dụ? +? Vậy NN và CD có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện 2 quyền này? +?CD - HS có trách nhiệmu ntn trong việc thực hiện 2 quyền trên? + Đã và đang thực hiện tốt. + 2 cách: Trực tiếp và gián tiếp. - Đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền... - Gửi đơn, thư... + Mục hộp thư truyền hình của đài THVN. + HS: Nâng cao hiểu biết về PL, về KN, TC. - Học tập rèn luyện đạo đức. + Nhà nước: Quy đinh bằng PL, tạo điều kiện xem xét, giải quyết đúng thời gian, đảm bảo lợi ích của người KN, TC. + CD: Cần sử dụng đúng quyền của mình. 4. Củng cố, luyện tập. + GV: Yêu cầu cả lớp làm bài tập 1 SGK trang 52. - GV thống nhất ý kiến và đánh giá cho điểm HS. - HS làm việc cá nhân. - Cả lớp trao đổi đưa ra cách ứng xử tình huống. - HS khác bổ sung ý kiến giải thích. + BT1: - Giúp đỡ, lôi kéo để bạn tránh xa tệ nạn. - Báo cho cơ quan CA xoá các ổ hút chích. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà. - Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài mới – Ôn tập các nội dung kiến thức chuẩn bị - Kiểm tra 1 tiết. Bình Giang, ngày... tháng.....năm 2007 Tổ trưởng
Tài liệu đính kèm: