Kiến thức:
Học sinh hiểu và phân biệt nội dung của quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân.
2. Kĩ năng: Biết bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Biết phân biệt được hành vi đâu là khiếu nại, đâu là hành vi tố cáo.
3. Thái độ: Thấy được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện 2 quyền này.
Tuần: 28 Tiết : 28 Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. (tiết 1) ND : I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc. 1. Kiến thức: Học sinh hiểu và phân biệt nội dung của quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân. 2. Kĩ năng: Biết bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Biết phân biệt được hành vi đâu là khiếu nại, đâu là hành vi tố cáo. 3. Thái độ: Thấy được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện 2 quyền này. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. Gv: Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD, SGK, SGV, GDCD lớp 8, Luật khiếu nại, tố cáo. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: phân tích, giảng giải, đàm thoại, Hs: Tìm hiểu các quy định của pháp luật. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC * Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Thế nào là tài sản nhà nước? Trả lời: Là tài sản thuộc sở hữu của tòan dân, do nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. Ví dụ như: đất đai, sông, hồ, vùng trời, vùng biển, tài nguyên trong lòng đất Câu 2: Vai trò của tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ? Trả lời: Là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân 1. Khám phá: Trong cuộc sống đôi khi chúng ta không phân biệt được đâu là quyền khiếu nại, đâu là tố cáo nên bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta phân biệt được vấn đề này. 2. Kết nối. HĐ 1: Khai thác đặt vấn đề. Mục tiêu: tìm hiểu Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Gọi học sinh đọc mục đặt vấn đề: Gv: Tình huống 1 em xử lí ntn ? Hs: Em tố cáo, Có thể báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lí. Gv: Tình huống 2 em xử lí ntn ? Hs: Em tố cáo, Báo với thầy cô hoặc cơ quan công an. Gv: Tình huống 3 em xử lí ntn ? Hs: Em khiếu nại Gv: Theo em, thì công dân khi nào có quyền khiếu nại? Hs: Từ 18 tuổi trở lên, người có quyền, lợi ích hợp pháp có liên quan trực tiếp đến quyết định, hành vi mình khiếu nại. Tư liệu tham khảo Hiến pháp năm 1992 Điều 74: Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những hành vi trái phát luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội hoặc bất cứ cá nhân nào. Gv: Thế nào là quyền khiếu nại ? Hs: Là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi hoặc quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Gv: Em hãy cho một vài ví dụ về quyền khiếu nại ? Hs: Khiếu nại khi bị cơ quan kỉ luật oan, khi không được nâng lương đúng kì hạn, khi không được bố trí việc làm theo đúng hợp đồng lao động đã kí Gv: Mục đích của việc khiếu nại là gì ? Hs: Là để khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại. Gv: Quyền khiếu nại bằng những hình thức nào ? Hs: Trực tiếp hoặ gián tiếp. Gv: Theo em, thì công dân khi nào có quyền tố cáo ? Hs: Khi quyết định gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Gv: Thế nào là quyền tố cáo ? Hs: Là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Gv: Em hãy cho một vài ví dụ về quyền tố cáo ? Hs: Tố cáo khi phát hiện thấy có hành vi tham ô tài sản của Nhà nước, nhận hối lộ, buôn bán, vận chuyển ma túy, cưỡng đọat tài sản của công dân. Gv: Mục đích của việc khiếu nại là gì ? Hs: Là nhằm phát giác, ngăn chặn hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Gv chốt ý hs ghi bài. 1. Thế nào là quyền khiếu nại Là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi hoặc quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ví dụ: Khiếu nại khi bị cơ quan kỉ luật oan, khi không được nâng lương đúng kì hạn, khi không được bố trí việc làm theo đúng hợp đồng lao động đã kí 2. Thế nào là quyền tố cáo. Là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ: Là nhằm phát giác, ngăn chặn hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. HĐ 2: Vấn đáp. Mục tiêu: Tìm hiểu So sánh quyền khiếu nại và tố cáo. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Thảo luận nhóm: Hãy so sánh những điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo ? Nhóm 1: Giống nhau: Đối tượng của kn là các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Dối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Nhóm 2: Khác nhau: Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại bị xâm phạm. Cơ sở của tố cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức. Gv chốt ý. IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ 1. Củng cố: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học. Cho hs làm bài tập 4 sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp) 2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Chuẩn bị bài quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. (tiết 2). V. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: