Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 3 - Tiết : 3 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 3 - Tiết : 3 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

. Kiến thức:

-Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải .Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

-Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải .

2. Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải .Các kĩ năng sống cơ bản đuợc giáo dục trong bài: cách ứng xử, thể hiện người biết tôn trọng lẽ phải.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần: 3 - Tiết : 3 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
Tiết : 3 Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
ND : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp học sinh hiểu đuợc.
1. Kiến thức:
-Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải .Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
-Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải .
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải .Các kĩ năng sống cơ bản đuợc giáo dục trong bài: cách ứng xử, thể hiện người biết tôn trọng lẽ phải.
3. Thái độ:
-Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày .
-Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: SGK .SGV GDCD 8.
 Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải .
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có sử dụng: Phương pháp đàm thoại, giảng giải, nêu gương, phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
Hs: Đọc bài truớc ở nhà, sưu tầm các bài báo, tấm gương, câu chuyện về phẩm chất này.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
* Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Quy tắc chung về giao thông đường bộ ?
Trả lời: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Câu hỏi: Một số quy định cụ thể về an tòan giao thông đường sắt ?
Trả lời: - Khi đi trên đọan đường bộ giao cắt đường sắt, ta phải chú ý quan sát cả hai phía. Nếu có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải kịp thời dừng lại cách rào chắn hoặc đừờng ray một khoảng cách an toàn.
- Không đặt vật chướng ngại trên đường sắt; không trồng cây và đặt các vật cản trở tầm nhìn của người đi đường ở khu vực gần đường sắt; không khai thác đá, cát, sỏi trên đường
1. Khám phá: 
 Trong cuộc sống hàng ngày có n hiều mối quan hệ khác nhau ,nếu ai có cách ứng xử đúng đắn ,biết tôn trọng lẽ phải,thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng...thì sẽ góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh tốt đẹp hơn.
2. Kết nối.
HĐ1: Khai thác nội dung đặt vấn đề. 
Mục tiêu: tìm hiểu khái niệm Tôn trọng lẽ phải.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv chia cho hs đọc phần đặt vấn đề:
Gv: Những việc làm của tri huyện Thanh Ba và tên nhà giàu với người nông dân như thế nào ?
Hs: Ăn hối lộ,ức hiếp dân nghèo..
Gv: Hình Bộ Thượng Thư là anh ruột của tri Huyện Thanh Ba có hành động gì?
Hs: Xin tha cho tri huyện
Gv: Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích?
Hs: Trả lời.
Gv: Việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích thể hiện đức tính gì ?
Hs: Việc làm của quan tuần phủ chứng tỏ ông là người dũng cảm , trung thực dám đấu tranh để bảo vệ lẽ phải không chấp nhận những điều sai trái.
Ø Đấu tranh vì lẽ phải.
Gv: Trong các cuộc tranh luân có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối H?Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự như thế nào ?
Hs: Nếu thấy ý kiến đó đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng là hợp lí .
Gv: Thế nào là lẽ phải ?
Hs: Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
Gv: Cho ví dụ minh họa ?
Hs: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Gv: Qua ví dụ trên em cho biết thế nào là tôn trọng lẽ phải ?
Hs: Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ,tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn,biết điều chỉnh suy nghĩ hành vi theo hướng tích cực,không chấp nhận và làm những việc làm sai trái.
Gv chốt ý cho hs ghi bài.
1. Khái niệm Tôn trọng lẽ phải.
- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ,tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn,biết điều chỉnh suy nghĩ hành vi theo hướng tích cực,không chấp nhận và làm những việc làm sai trái.
HĐ 2: Đàm thoại, phân tích vấn đề.
Mục tiêu: Tìm hiểu biểu hiện của Tôn trọng lẽ phải và không Tôn trọng lẽ phải.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải được thể hiện như nào ?
Hs: Thể hiện qua lời nói và hành động.
Gv: Thể hiện cụ thể qua lời nói như thế nào ?
Hs: Không nói sai sự thật, biết đồng tình, ủng hộ ý kiến, quan điểm, việc làm đúng.
Gv: Thể hiện cụ thể qua hành động như thế nào ?
Hs: Chấp hành tốt mọi quy định, nội quy nơi mình sống, học tập và làm việc..
Gv: Nêu biểu hiện của tôn trọng lẽ phải ?
Hs: Chấp hành tốt mọi quy định, nội quy nơi mình sống, học tập và làm việc; Không nói sai sự thật; không vi phạm đạo đức và pháp luật; biết đồng tình, ủng hộ ý kiến, quan điểm, việc làm đúng; có thái độ phê phán đối với ý kiến quan điểm, việc làm sai trái.
Gv: Trái với tôn trọng lẽ phải là gì ?
Hs: không tôn trọng lẽ phải.
Gv: Hãy nêu những việc làm thiếu tôn trọng lẽ phải ?
Hs: Xuyên tạc, bóp méo sự thật, không dám bảo vệ sự thật
Gv chốt ý cho hs ghi bài.
2. Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
Chấp hành tốt mọi quy định, nội quy nơi mình sống, học tập và làm việc; Không nói sai sự thật; không vi phạm đạo đức và pháp luật; biết đồng tình, ủng hộ ý kiến, quan điểm, việc làm đúng; có thái độ phê phán đối với ý kiến quan điểm, việc làm sai trái.
3. Những hành vi của không tôn trọng lẽ phải.
Xuyên tạc, bóp méo sự thật; vu khống; bao che, làm theo cái sai, cái xấu; không dám bảo vệ sự thật, bảo vệ cái đúng, cái tốt; không dám đấu tranh chống lại cái sai.
HĐ 3: Giảng giải ý nghĩa của Tôn trọng lẽ phải.
Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa của Tôn trọng lẽ phải.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Đối với những việc làm như :
 -Vi phạm luật giao thông đường bộ .
 -Vi phạm nội quy ở trường lớp.
 -Làm trái các qui định của pháp luật .
Có phải là lẽ phải không ?
Hs: Hành vi trên là vi phạm, nên không tôn trọng lẽ phải
Gv: Với những việc làm đó ta cần bày tỏ thái độ hành động gì ?
Hs: đấu tranh chống lại cái sai, vi phạm đó.
Gv: Vậy tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào ?
Hs: Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội , góp phân thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển .
Gv: Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
Hs: Chấp hành nội quy nhà trường, tham gia an toàn giao thông
Gv chốt ý cho hs ghi bài.
4. ý nghĩa của Tôn trọng lẽ phải.
Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội , góp phân thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển .
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Cho hs làm bài tập sgk (Tự nhận xét rồi trình bày trước lớp)
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (vận dụng) Thuộc nội dung bài học. Làm bài tập 2, 5; Chuẩn bị bài tiếp theo
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 1 Tôn trọng lẽ phải.doc