Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 7 - Tiết : 7: Thực hành ngoại khóa : Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 7 - Tiết : 7: Thực hành ngoại khóa : Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

I- Mục tiêu bài thực hành

 1.Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là hoạt động chính trị, xã hội và ý nghĩa của nó.

 2. Về kĩ năng :

-Học sinh có kĩ năng tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

- Biết tuyên truyền, vận động bạn bè cùng tham gia

 3. Về thái độ :

Giúp cho các em tự giác, tích cực và có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động do trường, lớp, xã hội tổ chức.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 5739Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 7 - Tiết : 7: Thực hành ngoại khóa : Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/10 /2011, lớp dạy: từ 8a1 đến 8a5
Tuần	 : 7, Tiết	 : 7
Thực hành ngoại khóa : TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
Mục tiêu bài thực hành
 1.Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là hoạt động chính trị, xã hội và ý nghĩa của nó.
 2. Về kĩ năng :
-Học sinh có kĩ năng tham gia các hoạt động chính trị, xã hội 
- Biết tuyên truyền, vận động bạn bè cùng tham gia
 3. Về thái độ :
Giúp cho các em tự giác, tích cực và có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động do trường, lớp, xã hội tổ chức.
II- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
	-Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện tích cực hoặc chưa tích cực tham gia hoạt động chính trị, xã hội
-Kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan
- Kĩ năng đặt mục tiêu; quản lí thời gian; đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động chính trị, xã hội
III-Chuẩn bị
Giáo viên :Giáo án, sgk, bảng phụ.
-Tranh minh họa ( tài nguyên thiên nhiên, hiến máu nhân đạo,)
Học sinh : Đọc trước bài, sưu tầm những tấm gương hoạt động tích cực ở địa phương cũng như ở trường, lớp
IV-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2: Kiểm tra bài cũ
? Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm gì?
? Em sẽ làm gì nếu bạn thân của em đối xử thân mật với một bạn khác?
3: Giới thiệu bài thực hành + lồng ghép giáo dục ATGT
Giáo viên giới thiệu 2 bức tranh: 
Thanh niên tình nguyện giữ trật tự an toàn giao thông
Người dân tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu quốc hội
? Nội dung các bức tranh trên là gì?
? Các hoạt động này được gọi là hoạt động gì? Có ý nghĩa như thế nào khi chúng ta tham gia?
Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề đó
	4.Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề 
Mục đích: Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia các hoạt động 
Gv gọi hs đọc phần đặt vấn đề 
Học sinh đọc
? Em đồng tình với quan niệm nào?Vì sao? (ĐT HS G)
Học sinh trả lời 
Gv nhận xét, bổ sung
? Cho ví dụ về một số hoạt động xã hội mà em biết?
-Tham gia quyên góp ủng hộ bạn nghèo,
? Em đã từng tham gia hoạt động như vậy chưa?
Học sinh trả lời 
? Mục đích chung của các hoạt động này là gì? (ĐT HS G)
-Tạo điều kiện thuận lợi để con người hoàn thiện
*Lồng ghép giáo dục môi trường :
Gv giới thiệu tranh 1: “Học sinh tham gia phủ xanh đồi trọc”
Tranh 2: Làm vệ sinh trường, lớp
Học sinh quan sát tranh
? Bức tranh có nội dung gì? (ĐT HS Y)
-Xây dựng môi trường xanh, giữ gìn trường, lớp sạch sẽ, gọn gàng,..
Gv: Học sinh tham gia trồng và chăm sóc cây xanh là góp phần làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm đẹp và ý nghĩa hơn.
Nội dung cần nhớ 
* Một số hoạt động chính trị: Bầu cử Quốc Hội,..
* Một số hoạt động xã hội : Hiến máu nhân đạo, quyên góp giúp đỡ bạn nghèo, lao động vệ sinh khu phố, trường, lớp,
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục đích: Giúp học sinh tìm hiểu ý nghĩa, lợi ích của việc tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội từ đó biết vạch kế hoạch thực hiện tốt các hoạt động .
? Mục đích khi tham gia các hoạt động để làm gì?
-Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử,
? Khi tham gia các hoạt động do trường, lớp tổ chức, em thường xuất phát từ những lí do nào? 
Học sinh trả lời 
? Em đã làm gì để việc thực hiện đạt hiệu quả?
Học sinh trả lời 	
Gv nhận xét và giảng giải thêm để học sinh hiểu.
Các nhóm cùng trả lời các câu hỏi sau: (liên kết lại thành một đoạn văn)
Trong những buổi lao động vệ sinh do trường, lớp tổ chức em đã tham gia với thái độ như thế nào? Có mang đầy đủ dụng cụ theo phân công hay không?
(Kĩ năng đặt mục tiêu; quản lí thời gian; đảm nhận trách nhiệm)
Nếu sắp tới tiếp tục có buổi lao động trồng cây, dọn vệ sinh,em sẽ tham gia như thế nào? 
Theo em, những việc làm trên đem lại ích lợi gì cho bản thân em và cho tập thể?
Sau đó, gv gọi 2 hoặc 3 học sinh đọc bài viết của mình cho cả lớp cùng nhận xét, góp ý.
Gv: Điều quan trọng là phải tự giác, chủ động thực hiện.
5 : Củng cố 
Tình huống : (Kĩ năng tư duy phê phán)
Sáng chủ nhật này, lớp của Bình tổ chức đi thăm và dọn cỏ ở nghĩa trang liệt sĩ của xã. Bình ngủ dậy thấy trời lạnh và hơi lất phất mưa, Bình nằm nán lại trong chăn và cứ lưỡng lự không biết có nên đi cùng với lớp hay không. Nằm mãi trong chăn thấy ấm và buồn ngủ quá, cuối cùng Bình chặc lưỡi tự an ủi: “Mưa thế này chắc chẳng có bạn nào đi đâu, mình cứ ngủ cho thoải mái!”
? Hành vi của Bình đã tích cực trong hoạt động của lớp chưa? (ĐT HS Y)
 Vì sao? (ĐT HS G)
(Kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề)
? Nếu là Bình, em sẽ làm gì trong tình huống trên?
Học sinh trả lời 
 Gv: Từ câu trả lời đó bản thân mỗi chúng ta hãy tự xác định xem mình đã tích cực hay chưa để có hướng phấn đấu.
6 : Hướng dẫn về nhà 
Sưu tầm một số hình ảnh về cảnh đẹp quê hương để chuẩn bị cho bài 8 “Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
V/ Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docb7.doc