Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Phần I: Khái quát lịch sử thế giới trung đại

Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Phần I: Khái quát lịch sử thế giới trung đại

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Quá trình hình thành chế độ phong kiến ở Châu Âu

Hiểu khái niệm “Lãnh địa phong kiến” đặc trưng kinh tế của lãnh địa phong kiến

Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Sự khác nhau giữa kinh tế trong lãnh địa và trong thành thị trung đại

- Biết xác định vị trí càc quốc gia phong kiến Châu Âu trên bản đồ

- Thấy được quy luật của xã hội loài người: Chuyển từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến

 

doc 61 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Phần I: Khái quát lịch sử thế giới trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần I 	Ngày soạn:
Tiết 1	Ngày dạy:
PHẦN I: 	KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Bài 1 : 
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU (THỜI SƠ KỲ_ TRUNG KỲ TRUNG ĐẠI)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Quá trình hình thành chế độ phong kiến ở Châu Âu
Hiểu khái niệm “Lãnh địa phong kiến” đặc trưng kinh tế của lãnh địa phong kiến
Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Sự khác nhau giữa kinh tế trong lãnh địa và trong thành thị trung đại
- Biết xác định vị trí càc quốc gia phong kiến Châu Âu trên bản đồ
- Thấy được quy luật của xã hội loài người: Chuyển từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Gv : chuẩn bị: SGK, tranh ảnh mô tả hoạt động kinh tế trong lãnh địaphong kiến và thành thị trung đại
HS: chuần bị bài tốt
III TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1 Oån định lớp 
2 Kiểm tra bài cũ
3 Bài mới
	pp: Vấn đáp, thuyết trình đàm thoại, so sánh
Yêu càu Hs đọc Sgk 
? Sau khi tràn vào các quốc gia cổ đại phương tây, người Giéc mam đã làm gì?
? Những việc làm ấy xã hội Phương Tây biến đổi như thế nào?
? Những người như thế nào trở thành lãnh chúa? Nông nô do tầng lớp nào hình thành lên? Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô như thế nào?
Pp: mô tả , trực quan, vấn đáp, so sánh
Gv yêu cầu Hs đọc Sgk
? Em hiểu như thế nào về“Lãnh địa phong kiến, lãnh chúa, nông nô”?
- Gv cho Hs xem H1 mô tả nhãn xét về lãnh địa phong kiến?
?Trình bày đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa?
? Đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa là gì?
? Sự khác nhau giữa xã hội cổ đại và xã hội phong kiến là gì?
- PP : Đàm thoại, 
? Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào? Nguyên nhân làm cho thành thị xuất hiện?
? Cư dân trong thành thị gồm những ai?
? Thành thị ra đời có ý nghĩa như thế nào?
? Nền kinh tề thành thị có điểm gì khác so với nền kinh tế lãnh địa?
- Yêu cầu học sinh miêu tả một hội chợ thời Trung đại qua hình 1
Gd Hs tính kế thừa phát huy những thành quả của những thế hệ đi trước 
Liên hệ đến nền kinh tế hiện nay sự phát triển của hàng hoá thúc đẩy việc trao đổi buôn bán
1 Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu
Cuối thế kỷ thứ V người Giécmam tiêu diệt các quốc gia cổ đại
 Tướng lĩnh quý tộc được phân chia ruộng đất trở thành lãnh chúa phong kiến
Nô lệ và nông dân không có ruộng đất è Nông nô phụ thuộc vào lãnh chhúa phong kiến
èXã hội phong kiến hình thành
 2 Lãnh địa phong kiến
Là vùng đất rộng lớn do lãng chúa làm chủ, tong có lâu đai thành quách như một đất nước thu nhỏ
Đời sống trong lãnh địa:
Lãnh chúa: xa hoa, đầy đủ
Nông nô: đói khổ ví như những “Công cụ biết nói”èđấu tranh chống lại lãnh chúa
Đặc điểm kinh tế:
Tự cấp, tự túc không trao đổi buôn bán với bên ngoài
3 Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Nguyên nhân:
Cuối thế kỷ XI, sản xuất phát triển hàng hhoá dư thừa đưa đi bánè Thành thị trung đai xuất hiện
Tổ chức trong thành thị: phố xa,ù nhà cửa, thương nhân và thợ thủ công, sản xuất hàng hoá trao đổi buôn bán
Vai trò : Thúc đẩy xã hội phong kiến phát triển
4 Củng cố
Xã hội phong kiến Châu Aâu được hình thành như thế nào?
Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Kinh tế thành thị có điểm gì mới? Yù nghĩa sự ra đời thành thị?
5 Dặn dò
Học bài theo câu hỏi Sgk,
 Xem trước bài 2: Sự suy vọng của chế độ phong kiến & sự hình thành 
IV Rút kinh nghiệm:
.
Tuần:	I	Ngày soạn
Tiết:	2	 Ngày dạy
Bài 2: 
SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý là nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong long xã hội phong kíên Châu Âu
- Bồi dưỡng kỹ năng quan sát bản đồ, biết khai thác tranh ảnh lịch sử
- Thấy được tính tất yếu, tính quy luật từ quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghiã ỡ Châu Âu
Mở rộng trao đổi buôn bá giữa các nước là tất yếu
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Gv chuẩn bị: giáo án, SGK, bản đồ thế giới
Hs chuẩn bị: tập ghi, SGK
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Câu 1: xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào? Đặc điểm nền kinh tế lãnh địa là gì?
Câu 2: thành thị trung đại xuất hiện vào thời gian nào?
A Thế kỷ X
B Thế kỷ XI
C Thế kỷ XII
ĐÁP ÁN
Cuối thế kỷ thứ V người Giécmam tiêu diệt các quốc gia cổ đại
Tướng lĩnh quý tộc được phân phong ruộng đấtè lãnh chúa phong kiến
Nông dân và nô lệ không có ruộng đấtè nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến
è Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành
Câu 2: B
3 Bài mới
Các thành thị trung đại ra đời đã thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy, yêu cầu về thị trường tiêu thụ được đặt ra. Nền kinh tế hành hoá phát triển nhanh đã dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu
Pp: Vấn đáp, trực quan , đàm thoại
Gv yêu cầu Hs đọc SGK
? Vì sao lại có các cuộc phát kiến địa lý?
? Để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý cần những điều kiện nào?
? Em hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu?
- Gv dùng bản đồ thế giới mô tả lại 
- Gv yêu cầu Hs miêu tả lại con tàu Caraven trong Sgk
? Các cuộc phát kiến địa lý đem lại kết quả gì cho giai cấp tư sản Châu Âu?
- Gd Hs tính tự lập sáng tạo trong học tập “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- GV: Các cuộc phát kiến địa lý đã giúp cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá được đẩy mạnh. Quá trình tích luỹ tư bản dần được hình thành. Đó là quá trình tạo ra số vốn ban đầu và người làm thuê.
Pp: Vấn đáp, mô tả, thuyết trình
- Yêu cầu Hs đọc Sgk
? Quý tộc và thương nhân đã tích luỹ vốn và lao động làm thuê như thế nào?
- Vốn: cướp bóc, buôn bán nô lệ da đen
? Tạo sao không sử dụng nô lệ da đen?
Nhân công: đuổi nông nô ra khỏi lãnh địầkhông có việc làmàlàm thuê
? Vậy hình thức kinh doanh của quý tộc và tư sản là gì?
- Tư bản chủ nghĩa
? Với số vốn quý tộïc và thương nhân có được quý tộc và thương nhân đã làm gì?
Lập các công xưởng sản xuất quy mô lớn sử dụng lao động làm thuê , các công ty thương mại, đồn điền rộng lớn
? Kinh doanh tư bản ra đời, tác động như thế nào đến xã hội?
? Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành như thế nào?Quan hệ sản xuất tư bản được hình thành như thế nào?
1 Những cuộc phát kiến lớn về địa lý
Nguyên nhân:
Do sản xuất phát triển, nảy sinh nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, vàng bạc
Điều kiện thực hiện các cuộc phát kiến địa lý: khoa học tiến bộ: la bàn, đóng tàu lớn..
Các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu:Vaxcôđơgama, Côlômbô, Ph. Magienlan
Kết quả: tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, những tộc người mới và cho giai cấp tư sản món lợi khổng lồ
2 Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu
Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ tạo ra số vốn ban đầu và người làm thuê
Kinh tế: kinh doanh tư bản ra đời đó là công trường thủ công(đồn điền trang trại ở nông thôn) các công ty thương mại ở thành thị 
Về xã hội: hình thành hai giai cấp: tư sản và vô sản,
 Chính trị: giai cấp tư sản mâu thuẫn với chế độ phong kiến àđấu tranh chống chế độ phong kiến
Tư sản bóc lột vô sản thậm tệ à quan hệ sản xuất phongkiến hình thành ngay trong lòng chế độ phong kiến
4 Củng cố 
Kể tên các cuộc phát kiến địa lý và kết quả của chúng
Quan hệ sản xuất tư bản được hình thành như thế nào ở Châu Âu
5 Dặn dò
- Học bài – Trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến
IV Rút kinh nghiệm: 
Tuần:II	Ngày soạn:
Tiết: 3	 Ngày soạn
Bài 3: 
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào cải cách tôn giáo 
Nguyên nhân, nội dung của phong trào văn hoá phục hưng 
Những tác động trực tiếp ủa các phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Âu lúc bay giờ.
- Phân tích cơ cấu giai cấp để chhỉ ra mâu thuẫn xã hội, từ đó thấy được nguyên nhân sâu xa cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến
- Nhận thức đúng về quy luật phát trển của xã hội loài người, vai trò của giai cấp tư sản, loài người đứng trước một buớc ngoặt: sụp đổ chế độ phong kiến lạc hậu lỗi thời
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Gv chuẩn bị: giáo án SGk, bản đồ thế giới
Hs chuẩn bị: vở, Sgk
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Câu1: Nêu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý tới xã hội Châu Âu? Kể tên các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu?
Câu2: Cuộc phát kiến địa lý của Cô lômbô tìm ra châu lục nào?
A Châu Á
B Châu Âu
C ChâuMỹ
D Ấn Độ
ĐÁN ÁN
Câu 1: Tìm ra cong đường mới, tộc người mới, vùng đất mới và đem về cho giai cấp tư sản Châu Âu món lợi khổng lồ
Vax côđơgama
C. Côlômbô
Ph. Magienlan
câu 2: C
3 Bài mới
Ngay trong lòng xã hội phong kiến, CNTB được hình thành. Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên họ không có địa vị xã hội thích hợp. Do đó, giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến trên nhiền lĩnh vực. Phong trào văn hoá phục hưng là minh chứng cho giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến. 
Yêu cầu Hs đọc sgk.
Gv: giải thích thuật ngữ cải cách tôn giáo.
? Chế độ phong kiế Châu Âu tồn tại trong vòng bao lâu? Đến thế kỷ XV nó bộc lộ những hạn chế nào?
Trong suốt một ngàn năm“ Đêm trường trung cổ” CĐPK kìm hãn sự phát triển của tòan xã hội chỉ có trường học đào tạo giáo sỹ, di sản văn hoá cổ đại bị phá hủy hoàn toàn trừ nhà thờ và tu việnà GCTS đấu tranh chống chế độ phong kiến ( thời kỳ khủng hoảng của chế độ ph ... ïc của nhà Minh
à Khởi nghĩa nông dân bùng nổ.
Nguyên nhân
Do bị áp bức bóc lột mâu thuẫn giữa nông dân, nô tỳ và tầng lớp thống trị.
Diễn biến
1344 khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương
1379 Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ ở Thanh Hoá.
1390 Phạm Sư Oân ở Hà tây.
1399 Nguyễn Nhữ CÁi ở Sơn Tây.
II NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.
1Nhà Hồ thành lập.
Cuối thế kỷ XIV nhà Trần suy sụp, xã hội khủng hoảng, ngoại xâm đe doạà nhà Trần sụp đổ à nhà Hồ lên thay là tất yếu( 1400) 
2 Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
Chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan, đổi tên một số đơn vị cấp trấn, quy định lại cách làm việc.
kinh tế, tài chính: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sach hạn điền, quy định lại biểu thếu đinh, thuế điền.
Xã hội: Ban hành chính sach hạn nô.
Văn hoá giáo dục: Giảm bớt số tăng sư, dịch chữ Hán sang chữ Nôm, sửa đổi chế độ thi cử.
Quân sự: Lập sổ hộ tịch tăng quân, chế tạo nhiều súng mới.
3 Ý nghĩa tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly 
Ý nghĩa: đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
Tác dụng: Hạn chế tập trung ruộng đất, tăng thu nhập cho nhà nước, tăng cường quyền lực của nhà nước chuyên chế
Hạn chế: Chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế, chưa được lòng dân.
4 Củng cố 
Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly ?
Ý nghĩa, tác dụng, hạn chế của cải cách
5 Dặn dò
Học bài, xem trước bài 14,15,16 tiết sau kiểm tra 15 phút.
Tuần:
Tiết:
Bài17: ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
Củng cố kiế n thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý Trần ,Hồ.
Những thành tựu chủ yếu của các thời đại.
2 Kỹ năng
Sử dựng bản đồ
Phân tích tranh ảnh
3 Tư tưởng
Giáo dục lòng yêu nước, tự hoà dân tộc, biết ơn tổ tiên.
II THIẾT BỊ DẠY HỌC
 Gv chuẩn bị: Giáo án, Sgk.
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Oån định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu ý nghĩa, bài học của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?
Câu 2: Nêu ý nghĩa, tác dụng, hạn chế cải cách Hồ Quý Ly?
Câu 3: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên- Mông lần thứ 3 diễn ra vào năm nào?
A 1258-1285
B 1285-1287
C 1287-1288
Câu 4: Quốc hiệu Đại Ngu là tên nước ta vào thời đại nhà nào?
A Lý
B Trần 
C Hồ
ĐÁP ÁN
Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ nền độc lập.
Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam.
*Bài học
Củng cố khối đại đoàn kết ttoàn dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ngăn chặn sự xâm lược của đế chế Nguyên đối với các nước khác.
Câu 2:
Ý nghĩa: đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
Tác dụng: Hạn chế tập trung ruộng đất, tăng thu nhập cho nhà nước, tăng cường quyền lực của nhà nước chuyên chế
Hạn chế: Chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế, chưa được lòng dân.
Câu3: C 
Câu4: C
3 Bài mới
Chúng ta đã học xong chương II và III, trải qua các thời đại Ly,ù Trần, Hồ. Hôm nay chúng ta cùng nhau làm bài tập để hiểu sâu hơn những kiến thức đã học ở bài trước.
Phương pháp
Nội dung
Pp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, phân tích.
Câu 1: Thời Lý, Trần, Hồ chúng ta đã đương đầu với những cuộc xâm lược nào?( thời gian, lực lượng)
Câu 2: Diễn biến của từng cuộc kháng chiến thời Lý,Trần, Hồ?
Thảo luận nhóm: Đường lối đánh giặc của mỗi cuộc kháng chiến?(Tống, Mông Cổ, Nguyên IIva øIII).
Đường lối đánh giặc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ II và lần III có gì khác nhau?
Đại diện mỗi tổ lên trình bày ý kiến tổ mình, các tổ khác bổ xung thêm.
Những tấm gương tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Tống(Lý), Nguyên,Mông(Trần )? 
Gd Hs lòng biết ơn những người đả hy sinh cho tổ quốc.
Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến?
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông, Nguyên và chốngTống?
Kháng chiến chống Tống 1075-1077 lực lượng: 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu.
Mông cổ: 1258, 30 vạn
Nguyên lần II: 1285, 50 vạn
Nguyên lần thứ III: 1287-1288, 30 vạn
Tên cuộc KN
 TG Bắt đầu
 TG Kết thúc
Tống
1- 1077
Cuối 1077
Mông Cổ
1-1258
29-1-1258
Nguyên Lần II
1-1285
6-1285
Nguyên Lần III
12-1287
4-1288
Tống: Chủ động, bất ngờ tấn công trước để tự vệ, tiêu hao sinh lực địch làm hoang mang quân Tống, chủ động xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt làm nơi đối phó với quân Tống.
Mông Cổ: Rút lui tránh thế giặc mạnh, chờ thời cơ à phản công.
Nguyên II: Rút lui bảo toàn lực lượng, thực hiện kế sách: “ vườn không nhà trống”à khó khăn về lương thảồ phản công.
Nguyên III: Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương, đẩy giặc vào thế bị động, chủ động bố trí trận địa trên sông Bặng Đằng tiêu diệt thuyền chiến của giặc.
Nhà Lý: Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên, Thân Cảnh Phúc, Tông Đản.
Trần: Trần Quốc Tuấn, Trần KhánhDư, Trần Nhân Tông.
Tống: Đòan kết giữa triều đình và các dân tộc miền núi.
Mông, Nguyên: Nhân dân phối hợp với quân triều đình thực hiện kế sách: “vườn không nhà trống”.
Nguyên nhân thắng lợi
Sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân và các thành phần dân tộc.
Nhà Trần chuẩn bị về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, quan tâm đến đời sống nhân dân.
Tinh thần hy sinh quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
Đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của người chỉ huy.
Ý nghĩa lịch sử
Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ nền độc lập.
Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam.
4 Củng cố
Kể tên các cuộc kháng chiến lớn thời Lý,Trần, Hồ? đường lối kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi của mỗi cuộc kháng chiến?
5 Dặn dò
Học bài và làm bài tập 1,2, xem trước bài 18.
Tuần:
Tiết:
ChươngIV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ( XV- XVI)
Bài18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỶ XV
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
Thấy rõ âm mưu và những hoạt động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh trước hết là Đại Việt.
Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần tiêu biểu là Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.
Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ là do đường lối sai lầm không dựa vào dân để đánh giặc.
2 Kỹ năng
Lược thuật sự kiện lịch sử
Đánh giá công lao các nhân vật lịch sử, rút ra nhận xét, kết luận.
3 Tư tưởng
Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng, bất khất của nhân dân ta.
Vai trò của quần chúng trong mỗi cuộc kháng chiến, học tập những tấm gương bất khuất.
II THIẾT BỊ DẠY HỌC
 Gv chuẩn bị: lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Oån định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
3 Bài mới
Sau khi lên nắm chính quyền Hồ Quý Ly đã đưa ra hàng loạt những chính nhằm thay đổi đất nước,nhưng một số chính sách không được lòng dân, không được nhân dân ủng hộà việc cai trị gặp nhiều khó khăn, giũa lúc đó nhà Minh ồ ạt xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Phương pháp
Nội dung
Pp: Vấn đáp, đàm thoại, mô tả
Yêu cầu Hs đọc Sgk.
Có phải quân Minh xâm lược nước ta là do nhà Trần cướp ngôi nhà Trần hay không?
Gv nói qua sự thành lập nhà Minh ở Trung Quốc (1368 do Chu Nguyên Chương)
GV dùng lược đồ trình bày cuộc tấn công của quân Minh, sau đó HS tường thuật lại.
Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng bị thất bại?
Không thu hút toàn dân tham gia, không phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc: “ Tôi không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo(Hồ Nguyên Trừng)”
Liên hệ câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh:
 “ Chở thuyền.. dân”.
Yêu cầu Hs đọc Sgk.
Em hãy nêu chính sach cai trị của nhà Minh?
Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Minh?
Gd HS phải bảo vệ nền văn hoá lâu đời của dân tộc.
Pp: Tường thuật, mô tả, diễn giảng.
Sau khi cha con Hồ Quý Ly bị bắt phong trào đấu tranhcủa nhân dân phát triển mạnh mẽ tiêu biểu là khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.
Tại sao cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi lại bị thất bại?
Các cuộc khởi ngiã trên có ý nghĩa gì?
Tuy thất bại nhưng được coi như ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Gd Hs tinh thần yêu nước,đoàn kết trong học tập.
1 Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ
11-1406, quân Minh mượn cớ khôi phục nhà Trần để tiến hành xâm chiếm độ hộ nước ta.
Diễn biến:
Quân Minh đánh vào Lạng Sơn nhà Hồ cố thủ ở thành Đa Bang.
22-1-1407, quân Minh đánh thành Đa Bang chiếm Đông Đô nhà Hồ cố thủ ở Tây Đô.
4-1407 quân Minh tấn công Tây Đô.
Kết quả: 6-1407 cha con Hồ Quý Ly bị bắtà cuộc khởi nghĩa thất bại.
2 Chính sách cai trị của nhà Minh
Chính trị: Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, sát nhập vào Trung Quố.
Kinh tế: Đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề, bắt phụ nữ và trẻ em về Trung Quốc làm nô tỳ.
Văn hoá: thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân, bắt nhân dân ta từ bỏ phong tục tập quán của mình.
3 Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần 
a Khởi nghĩa Trần Ngỗi(1407-1409)
10-1407 Trần Ngỗi lên ngôi minh chủ tự xưng là Giản Định hoàng đế.
12-1408 đánh tan 4 vạn quân Minh.
1409 Khởi nghĩa thất bại do mâu thuẫn nội bộ.
b Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng
1409 Trần Quý Khoáng lên ngôi lấy hiệu là Trùng Quang đế phát động khởi nghĩa từ Thánh Hoá đến Hoá Châu.
1411 quân Minh tăng viện binh à1413 khởi nghĩa thất bại.
4 Củng cố
Vì sao quân Minh xâm lược nước ta?
Chính sách cai trị của nhà Minh? Vì sao nhà Hồ thất bại?
Nêu diễn biến các cuộc kgởi nghĩa tiêu biểu?
5 Dặn dò
Học sinh học theo câu hỏi cuối bài, làm bài tập và xem trước bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • doclich su 8.doc