Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Trường THCS Đôn Châu

Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Trường THCS Đôn Châu

. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được.

 - Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kỳ).

 - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “CMTS”.

 

doc 125 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1186Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Trường THCS Đôn Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 01
Tieát: 01
Ngaøy soaïn:
Ngaøy daïy:
A. LÒCH SÖÛ THEÁ GIÔÙI
LÒCH SÖÛ THEÁ GIÔÙI CAÄN ÑAÏI
( Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
Chương I
THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(Từ giữa thế kỉ thứ XVI đến nữa sau thế kỉ XIX)
Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được.
	- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kỳ).
	- Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “CMTS”.
	2. Tư tưởng:
	Thông qua các khái niệm sự kiện cụ thể, bồi dưỡng cho học sinh:
	- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
	- Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.
	3. Kỹ năng:
	- Rèn luyện cho học sinh kỹ naêng
	+ Sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
	+ Độc lập làm việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập trước hết là các câu hỏi và bài tập trong SGK.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU PHỤC VỤ BÀI GIẢNG:
	- Giáo viên: 	- Giáo án ,SGK + SGV lịch sử 8. phấn màu
	- Bản đồ thế giới để xác định vị trí địa lý của các nước đang học.
	- Vẽ phóng to các lược đồ trong SGK.
	- Học sinh:	- tập ghi chép ,SGK lịch sử 8.
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định tổ chức lớp.
	2. Kiểm tra bài củ.
	3. Bài mới.
	Giới thiệu bài: Các em đã tìm hiểu về xã hội phong kiến chương trình lịch sử lớp 7. Những mâu thuẫn giữa tầng lớp mới ( TS & ND) với chế độ phong kiến trong lòng xã hội phong kiến đã suy yếu đòi hỏi phải được giải quyết bằng một cuộc cách mạng tư sản là tất yếu. Vậy các cuộc CMTS đầu tiên đã diễn ra như thế bào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
-Xác định vị trí các nước Nêđectan, Anh.
- Những biểu hiện nào chứng tỏ nền sản xuất mới TBCN phát triển mạnh ở Châu Âu?
- Giáo viên kết luận ghi bảng Þ
- Tầng lớp tư sản ra đời, xã hội Tây Âu tồn tại những mâu thuẫn nào?
- Tại sao tư sản và nhân dân mâu thuẫn với chế độ phong kiến?
- Từ những mâu thuẫn đó dẫn đến kết quả là gì?
- Vậy: Cuộc chiến tranh diễn ra như thế nào các em tìm hiểu qua phần 2.
- Yêu cầu đọc mục 2 SGK.
- Nêu những sự kiện chính về diễn biến, kết quả cách mạng tư sản Nêđeclan?
- Giáo viên tóm ý ghi bảng Þ
- CMTS Hà Lan thắng lợi chứng tỏ CNTB đã chiến thắng chế độ phong kiến Š mở đầu thời kỳ cận đại.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn chữ in nghiên SGK ( chú ý các con số).
- Qua các số liệu đó chứng tỏ điều gì?
- Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thảo luận: những biểu hiện sự phát triển CNTB ở Anh có gì khác với Tây Âu?
- Giáo viên khẳng định: Sự phát triển của CTTC và thương nghiệp cùng với nền nông nghiệp kinh doanh theo lối TBCN Š Chứng tỏ CNTB phát triển mạnh mẽ ở Anh.
- Vì sao CNTB phát triển mạnh mà nông dân bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống?
GV:Đất đai :bạc màu, xói mòn đất xảy ra→hậu quả
- Nhận xét gì về vị trí, tính chất của tầng lớp quý tộc mới trong xã hội Anh trước cách mạng?
- Xã hội Anh thế kỉ XVII tồn tại những mâu thuẫn nào?
- Giáo viên khẳng định: Xã hội Anh tồn tại những mâu thuẫn không thể điều hoà: vua mâu thuẫn quốc hội, phong kiến mâu thuẫn nông dân Š tiến hành cuộc cách mạng tư sản mở đường cho CNTB phát triển.
- Dựa vào lược đồ: Trình bày cuộc nội chiến xảy ra giữa nhà vua và quốc hội.
( được nhân dân ủng hộ).
- Tường thuật quang cảnh xử tử vua Saclơ I.
( SGV – Trang 18 & 19)
- Vì sao nước Anh từ chế độ cộng hoà lại chuyển sang chế độ dân chủ?
- Thực chất chế độ quân chủ lập hiến là gì?
Giáo viên tóm tắt ghi bảng Þ
- Cuộc CM Anh đem lại quyền lợi cho ai?
- Ai lãnh đạo CM.
- CM có triệt để không?
- Cho học sinh giải thích câu nói của Mac.
- Học sinh quan sát, xác định vị trí các nước Hà Lan, Anh.
- Sản xuất phát triển: Các xưởng thuê mướn nhân công, trung tâm sản xuất buôn bán, ngân hàng,  xã hội xuất hiện 2 tầng lớp: TS và VS.
- Tồn tại 2 mâu thuẫn:
 + Nhân dân mâu thuẫn phong kiến.
 + Tư sản mâu thuẫn vô sản.
- Chế độ phong kiến TBCN thống trị bóc lột cản trở sự phát triển của Nêđeclan.
- Chiến tranh bùng nổ
- Đọc mục 2 SGK.
- Dựa vào SGK trả lời.
- Những con số: Khai thác than 14 lần, 800 lò nấu sắt, công ty thương mại  chứng tỏ chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh.
- Tiến hành thảo luận.
- Trình bày ý kiến.
- Làm cho nông dân bị bần cùng hoá ( bị tước đoạt ruộng đất, đời sống khốn khổ, ) Š bỏ quê hương.
- Sự giàu có của tầng lớp quý tộc mới.
- Là tầng lớp quý tộc tư sản hoá, có thế lực kinh tế và chính trị cùng với tư sản lãnh đạo cách mạng.
- Dựa vào SGK.
- Theo dõi SGK trình bày lại cuộc nội chiến ở Anh.
- Theo dõi mục b SGK.
- Chế độ cộng hoà được thiết lập có sự tham gia quý tộc mới liên minh với TS muốn khôi phục chế độ dân chủ. Chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân đưa cuộc CM đi xa hơn nữa Š tiến hành đảo chính 12 – 1688 thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Thực chất vẫn là chế độ tư bản, mà quyền lực chính trị của vua bị hạn chế bằng hiến pháp do quốc hội (TS) định ra.
- Đem lại quyền lợi cho TS và quý tộc.
- Quý tộc mới với tư sản.
- Không triệt để.
- Giải thích.
I. Sự biến đổi trong nền kinh tế - xã hội Tây Âu thế kỷ XVI – XVII. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
1. Một nền sản xuất mới ra đời.
- Nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa tiến bộ ra đời biến đổi nền kinh tế - xã hội Tây Âu: Kinh tế phát triển, xã hội xuất hiện các tầng lớp mới tư sản và vô sản.
2. Caùch maïng Haø Lan theá kæ XVI
- 8.1566 ,nhân dân Nêđeclan nổi dậy.
- 1588 , nước cộng hoà Hà Lan được thành lập Š mở đầu thời kỳ lịch sử thế giới cận đại.
II. Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh.
- Sự phát triển của các coâng tröôøng thuû coâng và thương nghiệp cùng với nền nông nghiệp kinh doanh theo lối TBCN Š CNTB phát triển mạnh mẽ ở Anh.
- Xã hội tồn tại những mâu thuẫn: cheá ñoä phong kieán >< GCTSŠ tiến hành cuộc cách mạng tư sản .
2. Tiến trình cách mạng.
a. Giai đoạn (1642-1648)
- 8.1642 ,cuộc nội chiến bùng nổ.
b. Giai đoạn II (1649-1688)
- 30.1.1649, vua Saclơ I bị xử tử.
- 12 – 1688 ,Quốc hội đảo chính -thiết lập chế độ dân chủ lập hiến.
3. Ý nghĩa lịch sử của CM tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
- Cuộc CM không được triệt để. 
- Mở đường cho CNTB phát triển .
4. Củng cố:
- Tại sao nói cuộc CMTS Anh là cuộc CM không triệt để?
- Nêu các sự kiện chính diễn biến cuộc nội chiến ở Anh.
5. Dặn dò:
- Các em về học lại nội dung bài học.
- Soạn bài, làm bài tập
- Tìm hiểu tiếp mục II và III để tiết sau học tiếp
Tuaàn: 01
Tieát: 02
Ngaøy soaïn:
Ngaøy daïy:
 Bài 1 (Tiếp theo)
 NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được.
	- Chiến tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.
	2. Tư tưởng:
	Thông qua các khái niệm sự kiện cụ thể, bồi dưỡng cho học sinh:
	- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
	- Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.
	3. Kỹ năng:
	- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng:
	+ Sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
	+ Độc lập làm việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập trước hết là các câu hỏi và bài tập trong SGK.
B.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU PHỤC VỤ BÀI GIẢNG:
	- Giáo viên: 	- Giáo án ,SGK + SGV lịch sử 8.
	- Bản đồ thế giới.
	- Học sinh:	- Tìm hiểu nội dung mục II, III Bài 1.
	- Các câu hỏi bài tập.
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định tổ chức lớp.
	2. Kiểm tra bài củ.
	Giải thích tạo sao CMTS Anh là cuộc cách mạng tư sản bảo thủ không triệt để.
	Giới thiệu bài: Giờ trước các em đã tìm hiểu hai cuộc CMTS diễn ra ở Châu Âu (Nêđeclan và Anh) tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu 1 cuộc CM diễn ra ở Châu Mĩ, xem các cuộc CM này có gì giống và khác nhau.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
- Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (treo trên bảng). Xác định vị trí của 13 thuộc địa.
GV:Ở phía tây, hệ thống Coóc-đi-e là hoang mạc lạnh→nơi thiếu nước 
- Vì sao mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc nảy sinh?
- Vì sao thực dân Anh kìm hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa?
- Mục đích đấu tranh của nhân dân để làm gì?
Giáo viên tóm ý ghi bảng Þ
Vậy: Diễn biến cuộc chiến tranh ra sao, chúng ta tìm hiểu qua phần 2.
- Yêu cầu học sinh đọc SGK.
- Duyên cớ trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh?
- Sự kiện đó chứng tỏ điều gì?
- Giáo viên khẳng định lại: Việc đàn áp nhân dân Bôt-xtơn và không chấp nhận kiến nghị đại hội lục địa Š chiến tranh bùng nổ.
- Nêu những sự kiện chính diễn biến cuộc chiến tranh.
- Giáo viên tóm ý ghi bảng Þ
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn chữ in nhớ nội dung tuyên ngôn độc lập.
Giáo viên cho học sinh thảo luận:
- Trên thực tế những quyền này thực hiện được không?
- Bảng tuyên ngôn này được liên hệ trong bảng tuyên ngôn nào ở nước ta?
- Với tính chất tiến bộ, hạn chế của nó, tuyên ngôn có ý nghĩa to lớn đối với tiến trình cuộc đấu tranh giành độc lập.
- Vì sao vậy?
- Chiến thắng Xaratoga có ý nghĩa gì?
- Dẫn lời nhân dân Mĩ:
“ Coi G. Oasinhtơn là nhân vật số 1 trong chiến tranh, trong hoà bình và trong trái tim mọi người”
- Nhận xét vai trò của Oasinhtơn đối với chiến tranh giành độc lập.
- Việc buộc Anh ký hiệp ước Vec-xai mang lại kết quả gì?
Giáo viên tóm ý ghi bảng Þ
- Gợi ý: Từ mục tiêu của cuộc chiến tranh và kết quả giành được, hãy cho biết cuộc CM giành được độc lập này có phải là cuộc cách mạng tư sản không? Tại sao?
- Xác định vị trí 13 thuộc địa trên bản đồ:
 13 thuộc địa nằm ven bờ Đại Tây Dương, có tiềm năng thiên nhiên dồi giàu Š thực dân Anh bắt đầu xâm lược từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII chúng chính thức thiết lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
- Nền kinh tế TBCN ở thuộc địa phát triển nhanh chống bị thực dân Anh kìm hãm bằng các chính sách vô lý Š mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc.
- Muốn kinh tế thuộc địa gắn chặt và phụ thuộc vào chính quốc để dễ cai trị và bóc lột.
- Thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho CNTB phát triển ở thuộc địa.
- Đọc mục 2 SGK.
- 12 – 1773 nhân dân cảng BôtXtơn tấn công tàu chở hàng của Anh.
- 10 – 1774 đại hội lục địa ở phía Philađenphia.
- Phản đối chế độ thuế và các luật vô lý.
- Dựa vào SGK.
- Đọc nội dung bản tuyên ngôn độc lập.
- Tiến hành thảo luận.
- Trình bày ý kiến.
( Sách TKBGV– Trang 20)
- Đáp ứng mong mỏi nguyện vọng của nhân dân Š tích cực tham gia chiến tranh, giành thắng lợi liên tiếp. Tiêu biểu là chiến thắng Xaratoga 10.1777.
- Dựa vào SGK.
- Nhận xét: Vai trò to lớn là người chỉ huy quyết định thắng lợi của chiến tranh giành độc lập Š ông được chọn làm tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.
- Thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, giàn ...  hoạt động được, hậu phương Quảng Nam giàu có đông dân, Pháp thực hiện khẩu hiệu: “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” và chúng chờ sự ủng hộ của giáo dân vùng này. Sau khi chiếm Đà Nẵng sẽ vượt đèo Hải Vân đánh lên Huế buộc triều Huế phải đầu hàng.
- Tình hình chiến sự ở Đà Nẵng diễn ra như thế nào?
- Nhân dân ta kháng chiến như thế nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 2 SGK
Sau 5 tháng ở Đà Nẵng, thực dân Pháp hầu như giẫm chân tại chỗ khó khăn ngày càng nhiều vì quân lính không hợp khí hậu nên ốm đau, chết, thiếu lương thực, thuốc men, thực phẩm. Tiến thoái lưỡng nan, cuối cùng Giơmu-y quyết định chỉ để lại một bộ phận nhỏ ở Đà Nẵng, còn số còn lại kéo quân vào Gia Định (2.1959) vì:
+ Nam Kì là kho lúa của triều đình, nếu cắt đứt sự viện trợ của Nam Kì, Huế sẽ gặp khó khăn, lấy vùng Nam Kì chúng sẽ sang Campuchia.
+ Vì Anh đang ngắm ngía đánh Gia Định.
Chiến sự ở Gia Định như thế nào?
- Sau khi mất thành Gia Định, triều đình Huế chống Pháp như thế nào?
- Giảng: Sau khi chiếm được Gia Định, Pháp biết rõ sự nhu nhược của triều đình Huế. Cho nên tháng 7.1860 khi Tô Giới ở Hoa Bắc TQ gặp khó khăn. Chúng điều quân sang TQ chỉ để lại Gia Định 1000 quân dàn mỏng trên phòng tuyến dài 100 Km. Nhưng quan quân nhà Nguyễn vẫn án binh bất động, nên chúng không sợ bị tiêu diệt.
- Trong lúc phong trào kháng chiến của nhân dân rất mạnh, địch bị tập kích khắp nơi chúng không dám đóng quân xa ngoài tầm đại bác và đóng quân trên tàu chiến trên sông SG nhưng triều đình Huế không biết dựa vào dân chống giặc chỉ tập trung xây dựng đại đồn Chí Hoà.
- Sau khi hiệp ước Bắc Kinh được kí kết 25.10.1860 tình hình TQ tạm thời ổn định Pháp kéo quân về tiêu diệt đại đồn, triều đình Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp.
Vừa thắng sau đó Pháp đánh chiếm các tỉnh Định Tường,
 Biên Hoà,
 Vĩnh Long.
Sau đó kí với Pháp điều ước nhâm tuất 5.6.1862.
- Tại sao triều đình Huế kí hiệp ước nhâm tuất?
- Nội dung của điều ước Nhâm Tuất là gì?
Trả lời: - nguyên nhân sâu xa: giữa thế kỉ XIX các nước tư bản phương tây đẩy mạnh xâm lược phương đông.
- Nguyên nhân trực tiếp: Pháp lấy cớ bảo vệ đạo gia tô, nhà Nguyễn yếu hèn.
- Suy nghĩ trả lời theo cá nhân.
- Chiều 31.8.1858 liên quân Pháp và Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
- Sáng 1.9.1858 Pháp nổ súng
- Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương quân ta đã anh dũng chống trả, nhưng sau 5 tháng xâm lược, thực dân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
- Đọc mục 2 SGK.
- Thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng, 2.1859 kéo quân vào Gia Định. Ngày 17.2.1859 Pháp tấn công Gia Định à Triều đình Huế chống cự yếu ớt rồi tan rã.
à Pháp chiếm được thành.
- Không có quyết tâm chống Pháp chỉ thủ hiểm ở Chí Hoà.
12.4.1861
11.12.1861
23.3.1861
- Nhân nhượng Pháp để lấy giữ quyền lợi giai cấp và dòng họ.
Nội dung:
+ Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì: Gia Định, Định Tường, Biên Hoà (SGK đoạn chữ in nhỏ)
I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 – 1859
a. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
- Nguyên nhân sâu xa: các nước phương tây đánh mạnh xâm lược phương Đông trong đó có Việt Nam.
- Nguyên nhân trực tiếp: Pháp lấy cớ bảo vệ đạo gia tô, triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, yếu hèn.
b. Chiến sự ở Đà Nẵng.
- Sáng 1.9.1858 thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta.
- Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương ta đã thu được thắng lợi bước đầu.
- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859.
- 2. 1859 ,Pháp kéo quân từ Đà Nẵng vào Gia Định.
- 17.2.1859, Pháp tấn công Gia Định , triều Nguyễn bỏ thành sau đó thủ hiểm ở đại đồn Chí Hoà.
- Rạng sáng 24.2.1861 Pháp tấn công đại đồn, sau 2 ngày đại đồn thất thủ.
- Sau đó đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ , triều đình Huế kí với Pháp điều ước Nhâm Tuất.
	4. Củng cố.
	- Tại sao thực dân Pháp lấy Đà Nẵng làm khởi điểm để xâm lược nước ta?
	- Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của triều đình Huế?
	- Em hãy nêu nội dung cơ bản của điều ước 5.6.1862?
	5. Dặn dò.
	- Các em về học lại nội dung bài.
	- Tìm hiểu nội dung phần II.
	- Sưu tầm những tư liệu liên quan đến bài học.
Tuaàn: 21
Tieát: 37
Ngaøy soaïn:
Ngaøy daïy:
Bài 24
CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858
ĐẾN NĂM 1873.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	- Giúp học sinh thấy rõ: thực dân Pháp nổ súng xâm lược, triều đình bạc nhược chống trả yếu ớt và kí điều ước cắt 3 tỉnh miền đông nam kì cho Pháp.
	- Nhân dân ta đứng lên chống Pháp ngay từ những ngày đầu chúng xâm lược Đà Nẵng, 3 tỉnh miền đông, 3 tỉnh miền tây quần chúng nhân dân là thế lực hiệu quả nhất ngăn chặn sự xâm lược của thực dân Pháp.
	2. Thái độ.
	- Học sinh cần thấy rõ và trân trọng sự chủ động, sáng tạo, quyết tâm đứng lên kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta.
	- Giáo dục cho các em lòng kính yêu những lãnh tụ nghĩa quân, họ đã hi sinh cho độc lập dân tộc.
	3. Kỹ năng.
	- Hướng dẫn các em kỹ năng sử dụng bản đồ, nhận xét và phân tích những tranh ảnh, tư liệu lịch sử.
II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU PHỤC VỤ BÀI GIẢNG.
	- Giáo viên:
	+ Giáo án
	+ SGK, SGV lịch sử 8, phấn màu.
	+ Bản đồ Việt Nam
	+ Lược đồ những cuộc khởi nghĩa Nam Kì (1860 – 1875)
	- Học sinh:
	+ Tập ghi chép
	+ SGK lịch sử 8
	+ Sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	- Em hãy trình bày tóm tắt quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ 1858 – 1862?
	- Trình bày nội dung cơ bản của điều ước Nhâm Tuất (5.6.1862).
	3. Bài mới.
	Giới thiệu: Tiết học trước các em tìm hiểu quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ 1858 – 1862, triều đình Huế đã nhu nhược đầu hàng nhượng 3 tỉnh miền đông nam kì cho Pháp. Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta từ 1858 – 1873.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
- Yêu cầu học sinh đọc mục 1 SGK
- Cho học sinh xác định những địa danh nổ ra phong trào của 3 tỉnh miền đông.
- Em hãy cho biết thái độ nhân dân ta khi thực dân Pháp xâm lược Đà Nẵng?
Þ Suốt 5 tháng 1.9.1858 ® 2.1859 Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
- Sau khi thất bại ở Đà Nẵng Pháp kéo vào Gia Định phong trào kháng Pháp ở Gia Định như thế nào?
Þ Cuộc khởi nghĩa Trương Định điển hình nhất ở Nam Kì lúc đó làm cho địch thất điên bát đảo, ông được tôn là Bình Tây đai nguyên soái. Để dập tắt phong trào 2.1863 Pháp tấn công vào căn cứ Tân Hoà (Gò Công) sau đó bị tấn công bất ngờ 20.8.1864 Trương Định tự sát.
- Sau khi khởi nghĩa Trương Định thất bại phong trào kháng chiến ở Nam Bộ phát triển ra sao?
Giáo viên tổng kết: Như vậy, từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền đông nam kì, nhân dân ta quyết tâm kháng chiến phong trào ở 3 tỉnh miền đông phát triển sôi nổi đã hình thành các trung tâm kháng chiến lớn: Trương Định, Võ Duy Dương (đồng tháp Mười) đánh địch có hiệu quả làm cho Pháp ăn không ngon ngủ không yên
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2 SGK.
- Hỏi: Em cho biết tình hình nước ta sau điều ước 5.6.1862?
- Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền tây nam kì như thế nào?
- Sau khi mất 3 tỉnh miền tây nam kì, phong trào kháng chiến của nhân dân lục tỉnh Nam Kì ra sao?
- Giải thích: Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền tây phong trào kháng chiến của nhân dân nhanh chống phát triển.
- Mở đầu là phong trào “tị địa” của sĩ phu miền tây, họ vượt biển ra Bình Thuận lập căn cứ Tánh Linh để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, tiếp đó là một loạt cuộc khởi nghĩa khác như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân
- Em nào hãy nhắc lại câu nói của Nguyễn Trung Trực trước khi bị chém đầu?
Ngoài ra còn một số nhà sĩ phu dùng thơ văn chống Pháp: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị
- Cho học sinh thảo luận câu hỏi:
Phong trào kháng chiến của nhân dân 3 tỉnh miền tây và miền đông giống và khác nhau như thế nào?
- Vì sao có sự khác nhau đó?
- Đọc mục 1 SGK.
- Xác định những địa danh.
- Nhân dân ta rất căm phẫn trước sự xâm lược của Pháp. Nhiều toán binh nổi dậy kết hợp với quân triều đình đánh Pháp.
- Phong trào kháng Pháp diễn ra sôi nổi. Điển hình là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu ét-pê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10.12.1861).
- Sau khi khởi nghĩa Trương Định thất bại, Trương Quyền tiếp tục đưa một bộ phận nghĩa quân lên Tây Ninh phối hợp với quân Campuchia chống Pháp.
- Đọc mục 2 SGK.
- Triều đình tập trung lực lượng đàn áp phong trào cách mạng ở Trung và Bắc Kì ngăn cản phong trào kháng chiến ở Nam KÌ.
- Cử phái đoàn sang Pháp chuộc 3 tỉnh miền đông nam kì nhưng thất bại.
- Lợi dụng sự nhu nhược của triều đình Huế. Từ ngày 20à24.6.1867, 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn.
- Nhân dân nổi dậy kháng chiến khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Vĩnh Long, Sa Đéc với những lãnh tụ nổi tiếng.
- Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.
- Tiến hành thảo luận
- Trình bày ý kiến
* Giống nhau: phát triển sôi nổi đều khắp ở những nơi thực dân Pháp xâm lược.
* Khác nhau:
+ 3 tỉnh miền tây không có trung tâm kháng chiến lớn.
+ 3 tỉnh miền đông sôi nổi và quyết liệt hơn, những trung tâm kháng chiến lớn hình thành.
- Pháp rút kinh nghiệm 3 tỉnh miền đông, nên chúng xây dựng bộ máy chính quyền sẵn ở miền đông sang áp đặt ở miền tây nên phong trào phát triển khó khăn hơn.
II. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 – 1873.
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền đông Nam Kì.
a. Tại Đà Nẵng.
- Nhiều toán nghĩa binh kết hợp với quân triều đình đánh Pháp.
b. Tại 3 tỉnh miền đông Nam Kì.
- Phong trào kháng Pháp diễn ra sôi nổi. Điển hình là khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, Trương Định (2.1859 – 20.8.1864)
2. Kháng chiến lan ra 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
a. Tình hình nước ta sau điều ước 5.6.1862.
- Triều đình tìm mọi cách đàn áp phong trào cách mạng.
- Cử phái đoàn sang Pháp chuộc 3 tỉnh miền đông Nam Kì nhưng không thành.
b. Thực dân Pháp ở 3 tỉnh miền tây Nam Kì.
- Từ ngày 20.6 -24.6.1867 , thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền tây Nam Kì không tốn một viên đạn.
c. Phong trào kháng chiến của nhân dân 6 tỉnh Nam Kì.
- Nhân dân nổi lên chống Pháp khắp nơi. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực
- Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh.
	4. Củng cố.
	Qua bài học hôm nay em nào hãy cho biết:
	- Phong trào kháng chiến chống Pháp ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền đông nam kì?
	- Phong trào kháng chiến của nhân dân 3 tỉnh miền tây nam kì?
	- Qua phong trào kháng chiến của 3 tỉnh miền đông và 3 tỉnh miền tây giống và khác nhau ở điểm nào.
	5. Dặn dò.
	- Về nhà học lại bài.
	- Trả lời các câu hỏi sau:
	+ Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
	+ Phong trào kháng chiến của nhân dân 1858 – 1873?
	- Tìm hiểu trước bài: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lich su 8 rat hay.doc