Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Các dụng cụ cơ bản khi dùng trong lắp đặt điện một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt

Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Các dụng cụ cơ bản khi dùng trong lắp đặt điện một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt

. Mục tiêu bài dạy (về kiến thức, kĩ năng, thái độ):

- Học xong bài này HS cần nắm được công dụng của các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt mạch điện.

- Nắm được cấu tạo công dụng, chú ý khi sử dụng một số khí cụ và thiết bị điện trong mạng điện sinh hoạt.

- Về thái độ yêu cầu có ý thức học tập tích cực, nghiêm túc.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Các dụng cụ cơ bản khi dùng trong lắp đặt điện một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án Số 6 Số tiết 4
 ( Từ tiết 21 đến tiết 24 ) 
 Tên bài dạy: các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện
một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt
I. Mục tiêu bài dạy (về kiến thức, kĩ năng, thái độ):
- Học xong bài này HS cần nắm được công dụng của các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt mạch điện.
- Nắm được cấu tạo công dụng, chú ý khi sử dụng một số khí cụ và thiết bị điện trong mạng điện sinh hoạt.
- Về thái độ yêu cầu có ý thức học tập tích cực, nghiêm túc.
II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học :
 GV :+ Chuẩn bị một số khí cụ, vật tư thiết bị điện dùng trong mạng điện sinh hoạt như: cầu dao, cầu chì (hộp, ống), công tắc, ổ điện, phích điện. 
 + Chuẩn bị các dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện: thước, thước cặp, búa, cưa, tua vít, kìm, mỏ hàn.
 III. Quá trình thực hiện bài giảng:
TT
Ngày lên lớp
Tại lớp
Vắng có lí do
Vắng không có lí do
Ghi chú
1
2
1. ổn định tổ chức: ( 5 phút ) ổn định chỗ ngồi 
 Điểm danh HS 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 25 phút )
 	HS1: Em hãy nêu các đặc điểm của mạng điện sinh hoạt ?
HS2: Hãy nêu cách nối nối tiếp dây lõi một sợi?
HS3: Hãy nêu cách nối nối tiếp dây lõi nhiều sợi?
HS4: Hãy nêu cách nối phân nhánh dây lõi một sợi?
HS5: Hãy nêu cách nối phân nhánh dây lõi nhiều sợi?
3. Nội dung bài giảng 
Hoạt động của thày và trò
Thời gian
Nội dung cơ bản
GV: Em hãy cho biết khi lắp đặt điện để đạt hiệu quả ta nên dùng các dụng cụ gì ? 
HS: thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi 
GV: tổng hợp , sửa chữa câu trả lời của HS và nêu tên các dụng cụ cơ bản
HS quan sát bảng 3.3 trong SGK trang 47 
GV: nêu công dụng của các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện 
( mỗi dụng cụ GV gọi một HS trả lời )
HS: Tìm hiểu thông tin và qua kinh nghiệm thực tế trả lời câu hỏi 
GV: Hiện nay trong gia đình em có những dụng cụ nào?
HS: 
GV: Hãy nêu nhiệm vụ của cầu dao ?
HS: suy nghĩ trả lời
GV tổng hợp kết luận
GV: Cầu dao gồm các bộ phận nào? 
- Có mấy loại cầu dao ?
- Cầu dao được sử dụng như thế nào ?
HS: thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi trên ?
- Các nhóm báo cáo kết quả
GV nhận xét, tổng hợp
GV: Hãy nêu nhiệm vụ của áp tô mát ?
HS: suy nghĩ trả lời
GV tổng hợp kết luận
GV: áp tô mát gồm các bộ phận nào? 
- Có mấy loại áp tô mát ?
HS: suy nghĩ trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung
GV: Hãy nêu công dụng của cầu chì ?
HS: suy nghĩ trả lời
GV: Trong thực tế em thấy có các loại cầu chì nào?
- Nêu cấu tạo của một loại cầu chì?
- Cầu chì được sử dụng như thế nào?
HS: thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi trên ?
- Các nhóm báo cáo kết quả
GV nhận xét, tổng hợp
Gv giải thích rõ thêm tính bảo vệ chọn lọc của cầu chì
GV: Nêu công dụng của cầu chì?
- Cầu chì gồm các bộ phận nào? 
- Có mấy loại cầu chì ?
-Cầu chì được sử dụng như thế nào ?
HS: thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi trên ?
- Các nhóm báo cáo kết quả
GV nhận xét, tổng hợp
GV : Hãy so sánh ứng dụng của cầu dao và cầu chì ?
HS thảo luận , trả lời
GV: Nêu công dụng của ổ điện ?
- ổ điện gồm các bộ phận nào? 
- Có mấy loại ổ điện?
HS suy nghĩ trả lời
HS khác nhận xét, đánh giá
GV tổng hợp, kết luận
Tương tự các câu hỏi cho phần phích điện
- Khi sử dụng phích điện cần lưu ý những gì ?
35’
15’
15’
20’
20’
25’
I.. các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện
1. Thước ( gấp hoặc cuộn ): Để đo kích thước, khoảng cách cần lắp đặt
2. Thước cặp:Thường để đo đường kính lõi dây điện
3. Pan me: Đo đường kính dây điện chính xác tới 1/100 mm
4. Búa : Để đóng, nhổ đinh
5. Tua vít: Để tháo , lắp ốc vít
6. Kìm các loại : Để tuốt, uốn , giữ vặn xoắn dây
7. Cưa: Để cắt ống kim loại, ống nhựa 
8. Khoan: Để khoan lỗ trên gỗ hoặc bê tông
9. Mỏ hàn: Để hàn các mối đây điện
10. Đục: Để đục đường dây điện ngầm 
II.. một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt
1 .Cầu dao
a. Công dụng: Dùng để đóng cắt dòng điện trực tiếp bằng tay
b. Cấu tạo: gồm má tĩnh, má động
c. Phân loại :
- Theo số cực ( 1 cực, 2 cực, 3 cực)
- Theo nhiệm vụ( đóng cắt hay đảo nối )
- Theo điện áp định mức ( 250V, 500V )
d. Sử dụng : Lắp ở đầu nguồn dây chính, đối với cầu dao 1 cực thì lắp vào dây pha
2. áp tô mát
a. Công dụng : Tự động ngắt mạch khi có sự cố quá tải, ngắn mạch , sụt áp
b. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của áp tô mát quá dòng
c. Phân loại: 
- Theo công dụng bảo vệ
- Theo kết cấu
3. Cầu chì
a. Công dụng: dùng để bảo vệ thiết bị điện và lưới điện tránh khỏi dòng điện ngắn mạch 
b. Phân loại: có nhiều loại như cầu chì hộp, cầu chì ống, cầu chì nắp vặn, cầu chì nút
c. Cấu tạo của cầu chì hộp: gồm 3 bộ phận là vỏ, chốt giữ dây dẫn, dây chảy
d. Các đại lượng định mức: Uđm, Iđm
e. Sử dụng:
- Cầu chì lắp ở dây pha phía đầu nguồn (phía sau công tơ)
- Chú ý tính bảo vệ chọn lọc
4. Công tắc điện
a. Công dụng: Đóng cắt dòng điện (có cường độ nhỏ) bằng tay
b. Phân loại: gồm công tắc xoay, công tắc bấm, công tắc giậtTrên các công tắc có ghi các đại lượng định mức
c. Cấu tạo: Gồm 3 bộ phận là vỏ, bộ phận tác động, bộ phận tiếp điện
d. Sử dụng: Công tắc lắp sau cầu chì, phía trước các dụng cụ dùng điện
5. ổ điện và phích điện
a. Công dụng: Là các thiết bị dùng để lấy điện đơn giản và phổ biến 
b. Phân loại:
- ổ điện: ổ tròn, ổ vuông, ổ đơn, ổ đôi, ổ điện 2 lỗ, ổ điện 3 lỗ
- Phích điện: phích chốt cắm vuông, tròn, chân tháo được, chân không tháo được
c. Cấu tạo: đế thường được làm bằng sứ, chất cách điện tổng hợp, chịu nhiệt, ngoài vỏ ghi các trị số định mức. Chốt và lỗ cắm làm bằng đồng
IV. Tổng kết bài học : (15 phút)
 	GV tổng kết củng cố nội dung trọng tâm bài học : mỗi khí cụ điện cần nắm chắc về công dụng, phân loại , cấu tạo, cách sử dụng
V. Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học: ( 5 phút )
 	1. Nêu một số dụng cụ dùng trong lắp đặt mạch điện và công dụng của nó ?
 	2. Nêu công dụng, cấu tạo, phân loại, cách sử dụng của một số khí cụ và thiết bị điện trong mạng điện sinh hoạt?
VI. Tự đánh giá và rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docDay nghe 6.doc