Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 10 - Tiết 10: Thực hành lắp mạch điện bảng điện

Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 10 - Tiết 10: Thực hành lắp mạch điện bảng điện

 1.Kiến thức:

 - HS hiểu chức năng và vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.

 2.Kỹ năng:

 - Xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện, bảng điện.

 3.Thái độ:

 - Cẩn thận đảm bảo an toàn điện.

 - Ý thức giữ vệ sinh môi trường nơi thực hành và biết sử dụng tiết kiệm nguyên ,vật liệu khi thực hành.

 

doc 14 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 10 - Tiết 10: Thực hành lắp mạch điện bảng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN
TUẦN 10
Ngày dạy: 
Tiết:10	
MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: 
 - HS hiểu chức năng và vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện. 
 2.Kỹ năng:
 - Xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện, bảng điện.
 3.Thái độ: 
 - Cẩn thận đảm bảo an toàn điện.
 - Ý thức giữ vệ sinh môi trường nơi thực hành và biết sử dụng tiết kiệm nguyên ,vật liệu khi thực hành.
CHUẨN BỊ: 
 - GV: Nghiên cứu nội dung bài mới.
 - HS: xem nội dung bài mới, trả lời câu hỏi SGK. 
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Phương pháp vấn đáp, quan sát
 - Phương pháp hoạt động nhóm.
TIẾN TRÌNH DẠY:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
Kiểm tra bài cũ: ( thông qua)
Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 - GV: Mọi hệ thống điện nói chung, hệ thống mạng điện trong nhà nói riêng dù đơn giản hay phức tạp đều có các bộ điều khiển khác nhau. Các phòng, mọi thiết bị đều được điều khiển từ công tắc, hộp số lắp trên bảng điện nhánh. Vậy bảng điện có chức năng gì và cách lắp đặt như thế nào? Để hiểu rõ mạch điện bảng điện trên,chúng ta sẽ học bài mới hôm nay: “Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện”
- GV nêu mục tiêu và nội dung bài thực hành. Gọi HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng bảng điện:
- HS quan sát mạng điện trong lớp học và mô tả theo yêu cầu sau:
+ Hãy liệt kê những thiết bị được lắp đặt trên bảng điện?
+ Trình bày chức năng của các thiết bị đó trong mạch điện?
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi trên.
- Từ đó GV hỏi: theo em bảng điện dùng để làm gì ? HS trả lời
- GV kết luận chung chức năng của bảng điện.
- HS quan sát H6.1 SGK và thảo luận nhóm nêu các loại bảng điện. Chức năng của từng loại?
- Bảng điện trong lớp học là bảng điện chính hay bảng điện nhánh của hệ thống điện trường học?
- HS trả lời: Bảng điện nhánh
- GV: Kích thước bảng điện có như nhau không ? Vì sao ?
( Kích thước bảng điện không như nhau bởi phụ thuộc số lượng các thiết bị lắp trên đó)
- Yêu cầu HS mô tả cấu tạo 1 bảng điện nhánh của mạng điện nhà em.
Hoạt động 3: Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạchđiện:
- GV hỏi: Ở lớp 8 chúng ta đã biết có mấy loại sơ đồ điện? (Sơ đồ nguyên lí , sơ đồ lắp đặt)
- HS lên bảng vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện bảng điện gồm 2 cầu chì, 1ổ cắm, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn.
- HS khác nhận xét. GV kết luận.
- GV hỏi: Muốn vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện, cần phải tiến hành những bước nào?
- HS trả lời.
- HS khác bổ sung và GV kết luận.
- HS làm việc theo nhóm: tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện bảng điện, trả lời câu hỏi trong SGK
+ Mạch điện bảng điện gồm những phần tử gì? Chúng được nối với nhau như thế nào?
- HS làm việc theo nhóm: xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- GV hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ theo các bước nêu như SGK.
* GDBV môi trường:
I. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
 SGK/30
II. Nội dung và trình tự thực hành:
1) Tìm hiểu chức năng của bảng điện
Bảng điện là một phần của mạng điện trong nhà, dùng để lắp các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện
- Có 2 loại bảng điện:
+Bảng điện chính:cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Trên bảng điện chính có lắp cầu dao, cầu chì (hoặc áptômat tổng)
+ Bảng điện nhánh: Cung cấp điện tới đồ dùng điện, trên đó thường lắp công tắc, ổ lấy điện, hộp số quạt.
2) Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:
a) Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí
- Sơ đồ nguyên lí là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt.
b) Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:
- Vẽ đường dây nguồn.
-Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn.
- Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện.
- Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí.
- GV nhắc nhở HS phải biết giữ vệ sinh môi trường nơi lắp đặt và biết sử dụng tiết kiệm nguyên ,vật liệu khi lắp đặt mạch điện bảng điện.
Củng cố và luyện tập:
 - GV đặt câu hỏi ,HS trả lời:
 + Chức năng của bảng điện là gì?
 + Có mấy loại bảng điện? Kể tên và nêu chức năng của từng loại đó.
 + Nêu các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện?
 5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 - Baøi cuõ : Học baøi vaø tìm hiểu thêm một số bảng điện ở nơi em ở.
 - Baøi môùi : Chuẩn bị baøi §6“Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện(tt)”
 + Tìm hiểu quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.
 + Chuẩn bị dụng cụ: bảng điện, băng cách điện, dây dẫn điện, cầu chì, công tắc,bóng đèn.
RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 11
THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN(tt)
Ngày dạy:
Tiết 11: 	
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: 
 - HS hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện. 
 - Lắp đặt được bảng điện gồm 2 cầu chì, 1ổ cắm, 1 công tắc điều khiển một bóng đèn đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật.
 2.Kỹ năng:
 - Hình thành kĩ năng lắp đặt mạch điện, bảng điện đúng quy trình và an toàn điện.
 3.Thái độ: 
 - Làm việc nghiêm túc, khoa học.
 - Ý thức giữ vệ sinh môi trường nơi thực hành và biết sử dụng tiết kiệm nguyên, vật liệu khi thực hành.
CHUẨN BỊ: 
 - GV: bảng điện, thước kẻ, bút chì, mũi vạch dấu, khoan tay.
 - Mỗi nhóm HS: có 1 bộ dụng cụ như trên.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Phương pháp thực hành.
 - Phương pháp hoạt động nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY:
 1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
 2) Kiểm tra bài cũ: 
 Câu 1: Nêu chức năng của bảng điện trong mạng điện trong nhà?
 Trả lời: Bảng điện là một phần của mạng điện trong nhà, dùng để lắp các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện.
 Câu 2: Mạng điện trong nhà thường có những loại bảng điện nào? Nêu chức năng của chúng?
 Trả lời: Có 2 loại bảng điện:
 +Bảng điện chính:cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Trên bảng điện chính có lắp cầu dao, cầu chì (hoặc áptômat tổng)
 + Bảng điện nhánh: Cung cấp điện tới đồ dùng điện, trên đó thường lắp công tắc, ổ lấy điện, hộp số quạt
 Câu 3: Nêu các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện?
 Trả lời: - Vẽ đường dây nguồn.
 -Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn.
 - Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện.
 - Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 3) Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI
Hoạt động1: Tìm hiểu quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện
- GV gọi HS nêu các bước lắp đặt mạch điện bảng điện.
- HS làm việc theo nhóm: lập bảng quy trình lắp đặt mạch điện vào phiếu học tập
- GV kẻ các ô trống của bảng quy trình lên bảng đen
- GV yêu cầu một số nhóm lên điền vào bảng quy trình . Các nhóm khác bổ sung.GV kết luận.
-Sau khi lập bảng quy trình, GV nói rõ cho HS hiểu công đoạn nào đã được học,công đoạn nào mới để thực hiện làm mẫu những thao tác hình thành kĩ năng mới cho HS.
Hoạt động 2: Thực hành lắp đặt mạch điện bảng điện
- GV hướng dẫn HS tiến hành các bước lắp đặt mạch điện bảng điện.( bước 1 và bước 2)
- HS làm việc theo nhóm tiến hành vạch dấu để bố trí các thiết bị điện trên bảng điện.
- GV lưu ý HS kí hiệu riêng cho vị trí các lỗ luồn dây dẫn điện và lỗ bắt vít các thiết bị điện.
- Sau khi xong bước 1, GV hướng dẫn HS thực hành bước 2: Khoan lỗ bảng điện.
- GV đưa ra các yêu cầu kĩ thuật khi khoan lỗ: khoan chính xác lỗ khoan, lỗ khoan thẳng.
- GV theo dõi, quan sát HS làm việc, lưu ý HS về an toàn lao động.
Hoạt động 3: Tổng kết và đánh giá
- GV yêu cầu HS dừng thực hành, vệ sinh nơi làm việc.
- GV kiểm tra và nhận xét sơ bộ quá trình thực hành công đoạn vạch dấu và khoan lỗ.
*GDBV môi trường:
- GV nhắc nhở HS phải biết giữ vệ sinh môi trường nơi lắp đặt và biết sử dụng tiết kiệm nguyên ,vật liệu khi lắp đặt mạch điện bảng điện.
3) Lắp đặt mạch điện bảng điện : 
 gồm 5 bước
 - Bước 1: Vạch dấu
 - Bước 2: Khoan lỗ bảng điện
 - Bước 3: Nối dây thiết bị điện của bảng điện
 - Bước 4: Lắp thiết bị điện vào bảng điện
 - Bước 5: Kiểm tra
4) Thực hành
Củng cố và luyện tập:
- GV hỏi: Nêu quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện?
 - HS trả lời.
- GV rút kinh nghiệm cho HS 2 bước thực hành: vạch dấu và khoan lỗ nhằm giúp HS thực hành tốt hơn.
 5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 - Baøi cuõ : xem lại böôùc 1 vaø böôùc 2 ñaõ thöïc hieän.
 - Baøi môùi : Chuẩn bị baøi §6“Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện(tt)”.
 + Thực hành các bước 3,4,5 của quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.
 V. RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 12
THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN(tt)
Ngày dạy: 
Tiết :12	
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 - HS hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện. 
 - Lắp đặt được bảng điện gồm 2 cầu chì, 1ổ cắm, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật.
 2.Kỹ năng:
 - Hình thành kĩ năng nối dây các thiết bị điện, nối dây ra đèn.
 - Kĩ năng lắp thiết bị điện vào bảng điện bằng vít đúng yêu cầu kĩ thuật.
 3.Thái độ: 
 - Làm việc nghiêm túc, khoa học, đảm bảo an toàn điện.
 - Ý thức giữ vệ sinh môi trường nơi thực hành và biết sử dụng tiết kiệm nguyên, vật liệu khi thực hành.
CHUẨN BỊ: 
 - GV: 1 bảng điện, 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 bóng đèn, 1 công tắc điện, dây dẫn điện, băng cách điện, kiềm, tua vít.
 - Mỗi nhóm HS: có 1 bộ dụng cụ thực hành như trên.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Phương pháp thực hành.
 - Phương pháp hoạt động nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY:
 1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
 2) Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3) Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI
Hoạt động1: Chuẩn bị nội dung thực hành
- GV gọi HS nêu lại các bước lắp đặt mạch điện bảng điện.
- GV nêu các bước thực hành tiếp theo: bước 3,4,5 và nêu mục tiêu nội dung thực hành.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của các nhóm HS.
Hoạt động 2: Thực hành lắp đặt bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn
- GV hướng dẫn HS tiến hành bước 3 :
 + Đo và luồn dây dẫn qua lỗ luồn dây của bảng điện.
 + Nối các đầu dây vào các thiết bị điện: đèn, cầu chì, công tắc, ổ cắm.
- HS làm việc theo nhóm tiến hành bước 3 . Yêu cầu các nhóm nối dây đúng sơ đồ và mối nối đúng yêu cầu kĩ thuật. Sau đó quấn băng cách điện các mối nối.
- Sau khi xong bước 3, GV hướng dẫn HS thực hành tiếp bước 4.
- Các nhóm HS tiến hành vặn vít cầu chì, công tắc và ổ cắm vào các vị trí được đánh dấu trên bảng điện.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm việc, lưu ý HS về an toàn lao động và nhắc nhở HS giữ vệ sinh nơi thực hành và biết sử dụng tiết kiệm nguyên, vật liệu khi thực hành.
- Chú ý HS lắp cầu chì ở dây pha trước các thiết bị các và phụ tải. Tuỳ HS mà các thiết bị được bố trí sao cho thuận tiện sử dụng.
- Sau khi HS hoàn thành bước 4, GV hướng dẫn HS tiến hành bước 5: Kiểm tra mạch điện HS lắp đặt.
- HS nối nguồn, vận hành thử mạch điện nhóm mình theo yêu cầu của GV.
- GV cần quản lí chặt nguồn điện chỉ sau khi kiểm tra mạch điện được lắp đặt đúng , GV mới đóng nguồn và vận hành thử.
Hoạt động 3: Tổng kết và đánh giá
- GV yêu cầu HS dừng thực hành, vệ sinh nơi làm việc.
- GV hướng dẫn HS tự kiểm tra và có thể tiến hành kiểm tra chéo sản phẩm đã hoàn thành.
- GV đánh giá nhận xét quá trình thực hành từng của nhóm HS.
* GDBV môi trường:
- GV nhắc nhở HS phải có ý thức giữ vệ sinh môi trường nơi lắp đặt và biết sử dụng tiết kiệm nguyên ,vật liệu khi lắp đặt mạch điện bảng điện.
 Thực hành
 - Bước 3: Nối dây thiết bị điện của bảng điện
- Bước 4: Lắp thiết bị điện vào bảng điện
 - Bước 5: Kiểm tra
 4) Củng cố và luyện tập:
HS nộp sản phẩm thực hành.
GV rút kinh nghiệm cho HS các bước thực hành đã làm nhằm giúp HS rèn kĩ năng thực hành tốt hơn.
 5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Baøi cuõ : oân laïi caùc baøi ñaõ hoïc töø baøi 1 baøi 6.
 - Baøi môùi : Tieát 13: “Kieåm tra 1 tieát”
RÚT KINH NGHIỆM:
KIỂM TRA THỰC HÀNH
TUẦN 13
Ngày dạy:
Tiết:13
MỤC TIÊU
 1.Kiến thức: 
 - Kiểm tra lại kiến thức về một số phương pháp nối dây dẫn điện .
 2.Kỹ năng:
 - Hình thành kĩ năng nối dây dẫn điện đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kĩ 
 thuật.
 3.Thái độ: 
 - Làm việc nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
 CHUẨN BỊ: 
 a) GV: Đề kiểm tra, biểu điểm.
 b) HS: dây dẫn điện 1 lõi một sợi, lõi nhiều sợi, kìm, giấy ráp.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp thực hành.
Phương pháp kiểm tra đánh giá.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Giảng bài mới: Kiểm tra thực hành
ĐỀ: Hãy nối dây dẫn điện theo kiểu mối nối thẳng và mối nối rẽ?
Thang điểm 
Làm việc đúng quy trình: 1đ
Điểm sản phẩm thực hành: 
 + Mối nối dẫn điện tốt : 2đ
 + Mối nối có độ bền cơ học cao : 2đ
 + Mối nối đảm bảo an toàn điện : 2đ
 + Mối nối đảm bảo về mặt mĩ thuật : 2đ
 - Thái độ thực hành nghiêm túc: 1đ
 Tổng điểm: 10đ
4) Củng cố và luyện tập:
GV thu sản phẩm của HS
GV nhận xét giờ kiểm tra thực hành.
 5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 - Xem trước bài mới: “ §7: Thực hành: Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang”
 + Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch điện đèn ống huỳnh quang.
 + Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.
 RÚT KINH NGHIỆM:
Thống kê chất lượng kiểm tra
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Dưới TB
Từ TB trở lên
9A1
9A2
9A3
9A4
9A5
41/23
40/21
40/23
41/22
37/18
TUẦN 14 
Ngày dạy: 
Tiết : 14 THỰC HÀNH:
MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - HS hiểu nguyên lí làm việc của mạch điện đèn ống huỳnh quang. 
 - Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.
 2. Kỹ năng: 
 - Xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.
 3. Thái độ: 
 - Cẩn thận đảm bảo an toàn điện.
CHUẨN BỊ:
 a) GV : bộ dụng cụ lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang.
 b) HS : xem nội dung bài mới. Mỗi nhóm có 1 bộ dụng cụ như trên.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp phân tích, quan sát.
- Phương pháp hoạt động nhóm.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
Kiểm tra bài cũ : GV nhận xét sản phẩm kiểm tra của HS ở tiết 13.
Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Để có thể lắp được mạch điện đèn huỳnh quang chúng ta cần phải nắm chắc sơ đồ nguyên lý từ đó có thể thiết lập được sơ đồ lắp đặt mạng điện.
Hoạt động 1: Chuẩn bị nêu mục tiêu bài thực hành
- GV nêu mục tiêu của bài thực hành.
- Cho HS đọc SGK và trao đổi để biết được mục tiêu bài.
Hoạt động 2: Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạng điện:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 7.1 SGK .
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm tìm hiểu phân tích sơ đồ nguyên lý mạch điện theo nội dung sau:
+ Mạch điện đèn ống huỳnh quang gồm bao nhiêu phần tử ? gọi tên các phần tử đó.?
+ Chức năng của các phần tử trong mạch điện?
- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
- GV kết luận.
- Các phần tử được nối với nhau như thế nào ?
- HS trả lời.
- GV gọi HS nêu lại quy trình vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:
B1: Vẽ dây nguồn
B2: Xác định vị trí bảng điện
B3: Xác định vị trí các thiết bị
B4: Vẽ đường dây dẫn theo sơ đồ nguyên lí
- GV huớng dẫn HS thực hiện bước 3, 4.
- HS hoàn thành sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.
I. Dung cụ, vật liệu, thiết bị:
 SGK/34
II. Nội dung và trình tự thực hành:
 1. Vẽ sơ đồ lắp đặt
a) Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch điện đèn ống huỳnh quang: 
 Hình 7.1 SGK
Mạng điện có các phần tử:
Cầu chì: thiết bị bảo vệ đối với hiện tượng đoản mạch.
Công tắc: Nối, ngắt nguồn mạch điện.
Chấn lưu: Tạo tăng thế lúc đầu để đèn làm việc và giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn quá sáng.
Stắc te: Tự động nối mạch khi điện áp hai đầu cực cao, và ngắt mạch khi điện áp giảm.
Bóng đèn ống huỳnh quang: Phát ánh sáng.
Liên hệ điện:
- Stắc te song song bóng đèn sau đó nối tiếp với chấn lưu và công tắc, cầu chì.
b) Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:	
B1 : Vẽ dây nguồn
B2 : Xác định vị trí bảng điện
B3 : Xác định vị trí các thiết bị điện
X
B4 : Vẽ đường dây dẫn theo sơ đồ nguyên lí
CL
S
X
 4) Củng cố và luyện tập
- GV gọi HS nêu lại các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- Gọi HS lên bảng vẽ lại sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.
 5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 Baøi cuõ : Xem lại bài đã học.
 Baøi môùi: Chuẩn bị baøi §7 “Thực hành:Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang(tt)”
 + Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
 + Quy trình lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Cong Nghe 9_T10' - T11- T12' - T13.doc