Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ):
* Về kiến thức học xong bài này HS nắm được khái niệm , phân loại , cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy biến áp
* Có kĩ năng nhận biết một số loại máy biến áp thông dụng
Về thái độ : yêu cầu tích cực học tập , chú ý tìm hiểu và xây dựng bài để hiểu bài tốt hơn.
Giáo án Số 11 Số tiết 4 ( Từ tiết 41 đến tiết 44 ) Chương III: máy biến áp Tên bài dạy : Một số vấn đề chung về máy biến áp I. Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ): * Về kiến thức học xong bài này HS nắm được khái niệm , phân loại , cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy biến áp * Có kĩ năng nhận biết một số loại máy biến áp thông dụng Về thái độ : yêu cầu tích cực học tập , chú ý tìm hiểu và xây dựng bài để hiểu bài tốt hơn. II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học : + Chuẩn bị một số loại máy biến áp thông dụng để thị phạm + HS chuẩn bị tìm hiểu trước bài ở nhà III. Quá trình thực hiện bài giảng: TT Ngày lên lớp Tại lớp Vắng có lí do Vắng không có lí do Ghi chú 1 2 1. ổn định tổ chức: ( 5 phút ) ổn định chỗ ngồi Điểm danh HS 2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp phần dưới. 3. Nội dung bài giảng Hoạt động của thày và trò Thời gian Nội dung cơ bản Lấy ví dụ về những máy biến áp mà em đã biết ? GV : Tìm hiểu qua SGK và thực tế em hãy cho biết máy biến áp là gì ? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Vậy theo em máy biến áp có những công dụng gì ? HS: GV: máy biến áp dùng trong gia đình có công dụng gì ? HS : Dùng để điều chỉnh điện áp cho phù hợp với điện áp định mức cần sử dụng GV: Theo các em có những loại máy biến áp nào ? HS : Tìm hiểu các loại máy biến áp trang SGK ? - Nêu các cách phân chia ? GV: Theo công dụng có những cách phân chia nào ? HS : Suy nghĩ trả lời ? GV: tổng hợp và kết luận GV: Theo số pha của dòng điện được biến đổi có những cách phân chia nào ? HS : Suy nghĩ trả lời ? GV: tổng hợp và kết luận GV: Theo vật liệu làm lõi có những cách phân chia nào ? HS : Suy nghĩ trả lời ? GV: tổng hợp và kết luận GV: Theo phương pháp làm mát có những cách phân chia nào ? HS : Suy nghĩ trả lời ? GV: tổng hợp và kết luận HS : Tìm hiểu cấu tạo của máy biến áp ? GV : máy biến áp gồm những bộ phận nào ? HS : Quan sát cấu tạo của máy biến áp ( có thể tháo rời ) và trả lời GV : Nêu cấu tạo của lõi thép ? HS : Suy nghĩ , quan sát trả lời GV : Nêu cấu tạo bộ phận dẫn điện ? HS : Tìm hiểu SGK và đồ dùng học tập trả lời GV : Chỉ rõ cho HS cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp GV : Nêu cấu tạo của vỏ máy ? HS : Suy nghĩ , quan sát trả lời HS : Tìm hiểu vật liệu cách điện của máy biến áp ? - Nêu nhiệm vụ của vật liệu cách điện của máy biến áp ? - Vật liệu cách điện trong máy biến áp công suất nhỏ gồm những loại gì ? HS : tìm hiểu các số liệu định mức của máy biến áp ? GV : Giải thích rõ từng phần cho HS GV: Giảng giải cho HS về hiện tượng cảm ứng điện từ ( dựa vào kiến thức vật lí 9 ) HS : Tìm hiểu nguyên lí làm việc của máy biến áp ? - Các tỉ số ? HS : Tìm hiểu cấu tạo nguyên lí làm việc của ổn áp ? 10’ 10’ 25’ 30’ 20’ 30’ 30’ I. Khái niệm chung 1. Định nghĩa Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều mà vẫn giữ nguyên tần số 2. Công dụng máy biến áp - Dùng trong truyền tải điện năng - Thực hiện chức năng ghép nối tín hiệu giữa các tầng , thực hiện kĩ thuật khuếch đại trong các bộ lọc -Dùng để điều chỉnh điện áp cho phù hợp với điện áp định mức cần sử dụng 3. Phân loại máy biến áp Có nhiều loại máy biến áp tuỳ theo cách phân loại a) Theo công dụng có: - Máy biến áp điện lực - Máy biến áp điều chỉnh loại công suất nhỏ - Các máy biến áp đặc biệt : + Máy biến áp đo lường + Máy biến áp làm nguồn cho lò luyện kim hoặc dùng chỉnh lưu, điện phân + Máy biến áp hàn + Máy biến áp dùng để thí nghiệm máy biến áp b) Theo số pha của dòng điện được biến đổi có 2 loại : Máy biến áp một pha và máy biến áp 3 pha c) Theo vật liệu làm lõi :Gồm máy biến áp lõi thép và máy biến áp lõi không khí d) Theo phương pháp làm mát : Gồm máy biến áp làm mát bằng không khí và máy biến áp làm mát bằng dầu 4. Cấu tạo của máy biến áp Máy biến áp gồ 3 bộ phận chính a) Lõi thép : Được chế tạo bằng thép kĩ thuật điện có nhiệm vụ làm mạch dẫn từ , đồng thời làm khung quấn dây. Nó được chế tạo từ các lá thép kĩ thuật điện mỏng ghép cách điện với nhau để giảm tổn hao năng lượng . Về hình dạng lõi thép chia làm 3 loại : kiểu lõi , kiểu bọc, kiểu hình xuyến b ) Bộ phận dẫn điện ( dây quấn) : Thường được làm bằng đồng , là loại dây mềm , có độ bền cơ học cao , dẫn điện tốt. Thông htường máy biến áp có 2 cuộn dây quấn là cuôn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp c) Vỏ máy : Thường làm bằng kim loại để bảo vệ máy d) Vật liệu cách điện của máy biến áp: Làm nhiệm vụ cách điện giữa các vòng dây với nhau, giữa dây quấn và lõi thép, giữa phần dẫn điện và phần không dẫn điện - Tuổi thọ của máy phụ thuộc vào chất cách điện - Vật liệu cách điện trong máy biến áp công suất nhỏ gồm +Giấy cách điện + Vải thuỷ tinh , vải bông + Sơn các điện 5. Các số liệu định mức của máy biến áp : a. Công suất định mức Sđm :đơn vị vôn ampe ( V.A) b) Điện áp sơ cấp định mức U1đm Dòng điện sơ cấp định mức I1đm c) Điện áp thứ cấp định mức U2đm Dòng điện thứ cấp định mức I2đm Sđm= U1đm . I1đm = U2đm . I2đm 6. Nguyên lí làm việc của máy biến áp a) Hiện tượng cảm ứng điện từ b) Nguyên lí làm việc Khi tổn hao không đáng kể ( tỉ số biến áp ) Khi bỏ qua tốn hao P1=P2 II. ổn áp : Có hai kiểu là ổn áp tự ngẫu và ổn áp kiểu cộng hưởng sắt từ IV. Tổng kết bài học : (15 phút) GV tổng kết những nội dung trọng tâm V. Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học: ( 5 phút ) 1/ Nêu định nghĩa, công dụng , phân loại và cấu tạo của máy biến áp ? 2/ Nêu các đại lượng định mức và nguyên lí làm việc của máy biến áp ? VI. Tự đánh giá và rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: