Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Năm học 2010 - 2011

Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Năm học 2010 - 2011

. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được các mục tiêu:

- Nêu được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.

- Biết cách tìm hiểu thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng, giúp cho việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

3- Trình bày được một số biện pháp an toàn điện và có ý thức tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong nghề điện.

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o ¸n c«ng nghÖ 9 c¶ n¨m chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng
 míi 2010-2011
Tuần 1	Ngày soạn: 
Tiết 1	Ngày dạy:
Bài 1: Giới thiệu về nghề điện dân dụng
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được các mục tiêu:
1. KiÕn thøc:
- Nêu được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
2. KÜ n¨ng: 
- Biết cách tìm hiểu thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng, giúp cho việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
3. Th¸i ®é : - Trình bày được một số biện pháp an toàn điện và có ý thức tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong nghề điện.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về nghề điện dân dụng.
- Bản mô tả nghề điện dân dụng.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 
- Quan sát, nhắc nhở
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra: kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng của HS
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề
- GV yêu cầu HS kể ra những công việc, ngành nghề, những lĩnh vực liên quan đến ngành điện.
- HS trả lời: Điện để thắp sáng, để chạy các máy móc, thiết bị, đồ dùng điện..trong gia đình, trong các xí nghiệp, nhà máy, văn phòng, trường học, cơ quan
- GV kết luận: Ta thấy điện có mặt ở tất cả các mặt của đời sống và sản xuất. Vậy nghề điện có vai trò, vị trí ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu.
b. Nội dung dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động trß
Nội dung
Hoạt động 1: Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng
? Nêu vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất?
- Gv nhận xét và kết luận
Hoạt động 2: Đặc điểm và yêu cầu của nghề điện
- Chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, thảo luận trong 5 phút.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về đối tượng lao động của nghề điện dân dụng.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung lao động của nghề điện dân dụng.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu yêu cầu của nghề điện với người lao động.
+ Nhóm 5: Tìm hiểu triển vọng phát triển của nghề
+ Nhóm 6: Tìm hiểu những nơi đào tạo nghề và những nơi hoạt động nghề.
- Sau khi HS báo cáo xong, GV nhấn mạnh lại bằng cách treo bản mô tả nghề cho HS theo dõi, ghi nhớ.
- Hs thảo luận, trả lời, bổ sung cho nhau.
- Hs nhận nhóm và thảo luận, dựa vào tài liệu, liên hệ thực tếSau đó báo cáo kêt quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- Theo dõi bản mô tả nghề để hệ thống lại kiến thức cần nhớ.
I. Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống
- Điện năng là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống để chạy các máy móc, thiết bị và đồ dùng điện
- Nghề điện dân dụng rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ đời sống, sinh hoạt và của các hộ tiêu thụ.
- Nghề điện dân dụng luôn phát triển để phục vụ sự nhgiệp CNH- HĐH đất nước.
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề điện
1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng
- Nguồn điện xoay chiều, một chiều có điện áp dưới 380V
- Các thiết bị điện, đồ dùng điện
- Các vật liệu điện, dụng cụ điện
- Các thiết bị đo lường điện
2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng
- Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt.
- Lắp đặt thiết bị điện và đồ dùng điện.
- Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa mạng điện, thiết bị điện và đồ dùng điện.
3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng
- Công việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, đồ dùng điện thường được tiến hành trong nhà.
- Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường phải đi lưu động, leo cao. Dễ gặp nguy hiểm
4. Yêu cầu của nghề đối với người lao động.
- Về kiến thức: tôt nghiệp THCS trở lên, nhận thức, tiếp thu được các kiến thức cơ bản của nghề điện như: nguyên lí làm việc, quy trình kĩ thuật, tính toán, đo lường
- Về kĩ năng: tính toán, đo luờng, sử dụng, lắp đặt các thiết bị, đồ dùng thành thạo, thao tác nhanh nhẹn, chính xác..
- Về thái độ: có lòng yêu nghề, ham học hỏi, tính kỉ luật, trách nhiệm với công việc
- Về sức khoẻ: sức khoẻ trên trung bình, ko bệnh tật(bệnh tim mạch, thấp khớp..)
5. Triển vọng phất triển của nghề
- Nghề điện dân dụng phát triển phục vụ sự ghiệp CNH- HĐH đất nước.
- Nghề điện phát triển gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện, tốc độ phát triển nhà ở..
- Nghề điện phát triển ở cả thành thị, nông thôn, miền núi.
- Cách mạng KHKT thúc đẩy nghề điện luon thay đỏi, cập nhật, nâng cao
6. Những nơi đào tạo nghề
- Ngành điện của các trường Dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học kĩ thuật..
- Các Trung tâm kĩ thuật tổng hợp- hướng nghiệp
- Các Trung tâm Dạy nghề cấp huyện và Tư nhân
7. Những nơi hoạt động nghề
- Trong các hộ gia đình, các xí nghiệp, cơ quan, nông trại, đơn vị kinh doanh..
- Những cơ sở lắp đặt, sửa chữa về điện
c. Củng cố
- Gv yêu cầu HS nhắc lại 1 số điểm cần chú ý.
d. Hướng dẫn
- Tìm hiểu thêm thông tin về nghề điện dân dụng.
- Trả lời các câu hỏi SGK,
- Đọc trước bài 2.
Tuần 2	Ngày soạn: 
Tiết 2	Ngày dạy:
Bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà
I . Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được một số mục tiêu dưới đây:
1. KiÕn thøc:
- Nhận biết được một số vật liệu điện dùng thường dùng trong lắp đặt mạng điện, nêu được công dụng, tính năng của dây dẫn điện.
2. KÜ n¨ng: 
- Rèn kỹ năng quan sát, phân biệt và sử dụng các loại dây dẫn điện thông dụng dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
3. Th¸i ®é : - HS có ý thức tìm hiểu các loại vật liệu điện để sử dụng trong thực tiễn sao cho đúng. 
II. Chuẩn bị:
- Bộ mẫu dây dẫn điện, dây cáp điện, vật liệu dẫn điện.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: 
- Câu 1 : Nghề điện có vai trò và vị trí như thế nào trong đời sống và sản xuất?
- Câu 2 : Nghề điện có triển vọng phát triển ra sao ?
- Câu 3 : Để trở thành người thợ điện giỏi, cần phấn đấu và rèn luyện như thế nào?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề
Trong chương trình lớp 8, chúng ta đã được tìm hiểu về vật liệu kĩ thuật điện.Vậy những vật liệu đó được sử dụng như thế nào trong mạng điện trong nhà, bài học ngày hôm nay sẽ trả lời cho chúng ta.
b. Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học trß
Nội dung
Hoạt động 1: Dây dẫn điện
I. Dây dẫn điện
- Cho HS quan sát hình 2.1 và bộ mẫu dây dẫn điện.
? Kể tên 1 số loại dây dẫn điện,
- Yêu cầu hs thảo luận theo bàn, hoàn thành bài tập phân loại dây dẫn điện SGK.
? Phân biệt khái niệm lõi và sợi?
-Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ SGK trang 10.
- GV yêu cầu HS nhắc lại và kết luận.
- Cho HS quan sát hình 2.2 và một đoạn dây dẫn điện.
? Dây dẫn điện được bọc cách điện gồm mấy phần? Nêu đặc điểm từng phần?
? Dây dẫn điện còn có gì đặc biệt?
? Lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện nhiều màu sắc có tác dụng gì?
-Yêu cầu HS liên hệ thực tiễn, giải thích tại sao dây dẫn điện trên đường truỷền tải và dây dẫn của mạng điện trong gia đình lại có kích thước khác nhau?
? Cần lựa chọn dây dẫn điện ntn cho phù hợp?
- Cho HS nghiên cứu thông tin Sgk
? Đọc kí hiệu dây dẫn điện của bản vẽ thiết kế mạng điện: M(2 x 1,5).
? Cần chú ý điều gì khi sử dụng dây dẫn điện?
- Quan sát
- Dây đồng, dây nhôm, dây 1 sợi, dây nhiều sợi, dây 1 lõi, dây nhiều lõi..
- HS thảo luận, trả lời :
+ Dây dẫn trần: d 
+ Dây dẫn bọc cách điện: a, b, c 
+ Dây dẫn lõi nhiều sợi: b, c ; 
+ Dây dẫn lõi 1 sợi: a
- Lõi là phần trong của dây, lõi có thể có 1 sợi hay nhiều sợi
- HS thảo luận và hoàn thành bài tập
- Các từ cần điền là:
+ bọc cách điện;
+ nhiều; nhiều 
- Hs quan sát
- Hs trả lời theo nghiên cứu SGK
- Có thể có lớp vỏ bảo vệ chống va đập cơ học, độ ẩm, nước, chất hoá học Dây bọc cách điện có nhiều loại, kích thước khác nhau
- Màu sắc giúp ta dễ phân biệt, lắp ráp hơn
- Dây truỷền tải cần chịu điện áp lớn nên kich thước phải lớn hơn, còn dây dẫn điện trong gia đình do điện áp nhỏ nên kích thước nhỏ hơn.
- Lựa chọn tuân theo thiết kế của mạng điện.
- HS giải thích: M là lõi đồng; Số lõi dây là 2; Tiêt diện dây dẫn là 1,5mm2
- HS trả lời theo SGK
1. Phân loại
- Có nhiều loại dây dẫn điện:
+ Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện được phân loại thành dây dẫn điện trần và dây dẫn bọc cách điện
+ Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây một lõi, dây nhiều lõi, dây lõi một sợi và lõi nhiều sợi
- Mạng điện trong nhà thường sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện 
2. Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách đện
Cấu tạo dây dẫn bọc cách điện có 2 phần:
+ Vỏ cách điện: gồm 1 hoặc nhiều lớp, thường bằng cao su, chất cách điện tổng hợp
+ Lõi dây dẫn: thường làm bằng đồng hoặc nhôm, dạng 1 sợi hay nhiều sợi bện với nhau.
3. Sử dụng dây dẫn điện
- Kí hiệu dây dẫn bọc là M(n x F)
Trong đó :
+ M là lõi dây đồng; 
+ n: Số lõi dây;
+ F: tiết diện của lõi dây(mm2)
- Khi sử dụng cần chú ý :
+ Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện để tránh gây tai nạn điện.
+ Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài (dây điện có phích cắm điện)
 c. Tổng kết
- Câu 1 : Có mấy loại dây dẫn điện ?
- Câu 2 : Dây dẫn điện có cấu tạo ntn ? 
 d. Hướng dẫn
- Về nhà học bài cũ.
- Đọc trước phần II, III SGK (Dây cáp điện, Vật liệu cách điện). 
 Tuần 3 	 Ngày soạn 
 Tiết 3 	 Ngày dạy:	
Bài 2: Vật liệu điện dùng trong mạng điện trong nhà (tiếp)
I. Mục tiêu
 Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu:
1. KiÕn thøc:
- Nêu được cấu tạo của dây cáp điện và vật liệu cách điện.
2. KÜ n¨ng: 
- Phân biệt được các loại dây cáp điện, vật liệu cách điện.
3. Th¸i ®é : - Liên hệ thực tế về ứng dụng của dây cáp điện và vật liệu cách điện.
II. Chuẩn bị:
- Bộ mẫu dây dẫn điện, dây cáp điện, vật liệu cách điện.
III. Tiên trình dạy học:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: 
- Câu 1: Cấu tạo dây dẫn điện thường sử dụng ở mạng điện trong nhà?
- Câu 2: Sử dụng dây dẫn điện ntn cho hiệu quả và an toàn?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề
Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu về 1 số loại dây dẫn điện thường sử dụng trong mạng điện trong nhà. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem vật liệu nào cũng được sử dụng phổ biên nữa.
b. Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học trß
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu dây cáp điện
I. Dây dẫn điện
II. Dây cáp điện 
- GV yêu cầu HS đọc phần thông tin giới thiệu đầu tiên SGK
- GV đưa ra một số loại dây dẫn điện và dây cáp cho HS quan sát.
? Em hãy phân biệt dây dẫn điện và dây cáp? 
- GV phát cho các nhóm các mẫu vật liệu dây cáp.
? Em hãy quan sát và nêu cấu tạo dây cáp điện.
? Đặc điểm lớp vỏ của cáp điện?
- GV cho HS liên hệ và quan sát hình 2.4sgk
? Các loại cáp được dùng ở đâu? 
- GV gợi ý cho HS một số những hiểu biết về đường dây tải điện, cáp ngầm (H2.4) (các loại cáp này dùng truyền tải điện từ máy phát điện sang các hộ đông người, biến áp, các phụ tải quan trọng)
 ? Phạm vi sử dụng của cáp điện?
? Cần chú ý gì khi thiết kế?
 Hoạt động 2 : Vật liệu cách điện
-Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức lớp 8 về vật liệu kĩ thuật điện.
? Thế nào là vật liệu cách điện?
- Yêu cầu Hs làm bài tập SGK theo nhóm.
? Kể tên các vật liệu các điện thường sử dụng?
? Tại sao trong lắp đặt mạng điện trong nhà lại cần VLCĐ?
? Những vật liệu này cần đạt yêu cầu gì?
- Gv đưa ra 1 số mẫu VLCĐ cho Hs quan sát.
- HS quan sát, thảo luận
- Dây cáp gồm nhỉêu dây dẫn được bọc cách điện, có vỏ bảo vệ ngoài.
- Các nhóm quan sát, thảo luận, trả lời.
-Lớp vỏ mềm, chịu được nắng, mưa
- HS qsát hình, phân tích đường dây cung cấp điện vào nhà, dưới sự hướng dẫn của GV trả lời
-Trả lời.
- Cần chỉ rõ chất cách điện, cấp điện áp, chất liệu làm lõi..
- Là vật liệu có khả năng ngăn cản dòng điện đi qua.
- HS làm bài tập 
+ Puli sứ
+ ống luồn dây dẫn
+ Vỏ cầu chì
+ Vỏ đui đen
+ Mica
- Hs liệt kê: sứ, gỗ, nhựa, cao su, chất cách điện tổng hợpChúng được dùng để chế tạo các vỏ bọc cách điện cho dây dẫn, con sứ, đế cầu chì, vỏ công tắc
- Để bảo vệ an toàn cho mạng điện và người sử dụng
- Cần có độ cách điện cao, chịu nhiệt độ tốt, chống ẩm tốt, độ bền cơ học cao
- Quan sát, tìm thêm ví dụ
Cáp điện dùng trong nhà thường là cáp 1 pha điện áp thấp, 1 lõi hoặc 2 lõi.
1. Cấu tạo
Gồm: 3 bộ phận chính
- Lõi cáp: thường bằng đồng (hoặc nhôm)
- Vỏ cách điện: thường là cao su tự nhiên, cao su tổng hợp chất PVC
-Vỏ bảo vệ: thường chế tạo để sử dụng phù hợp với môi trường chịu nhiệt, chịu ăn mòn..., chịu mưa, nắng
2. Sử dụng cáp điện
Với mạng điện trong nhà, cáp được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối đến mạng điện trong nhà. 
- Khi thiết kế, lựa chọn cần chú ý đến độ an toàn ... 
III. Vật liệu cách điện
- Vật liệu cách điện là vật liệu dùng để cách li những phần dẫn điện với nhau và giữa phần mang điện với các phần không mang điện khác.
- Vật liệu cách điện đảm bảo cho mạng điện làm việc đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị điện. 
- Yêu cầu: độ bền cơ học, độ dẫn điện, chống ăn mòn, chịu nhiệt...
c. Củng cố
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK.
- Nhắc lại những kiến thức cần nhớ.
d. Hướng dẫn
- Mỗi nhóm làm 1 bộ sưu tập vật liệu điện, kèm theo 1 bản mô tả cấu tạo của 1 số vật liệu đó.
- Đọc trước bài 3 và tìm hiểu dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện.
Tuần 4	Ngày soạn:
Tiết 4	Ngày dạy:
Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện
 I. Mục tiêu
 	Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu:
1. KiÕn thøc:
- Nêu được công dụng, cách phân loại của một số đồng hồ đo điện.
2. KÜ n¨ng: 
- Đọc và giải thích được các ký hiệu đồng hồ điện dùng trong lắp đặt mạng điện.
3. Th¸i ®é : - Nhận thức được tầm quan trọng của đo lường điện trong nghề điện dân dụng.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ một số đồng hồ đo điện.
- Một số đồng hồ đo điện : Vôn kế, ampe kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra:
- Câu 1: Nêu cấu tạo của dây cáp điện? Phân loại các loại dây cáp điện.
- Câu 2: Thế nào là vật liệu cách điện? Yêu cầu kĩ thuật của vật liệu này? 
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề
- GV: Kể tên những dụng cụ mà người thợ điện thường sử dụng?
- HS: Kìm, tuavit, bút thử điện, đồng hồ đo điện, ampe kế, vôn kế
- GV nhận xét: Đó là những dụng cụ không thể thiếu của nghề điện. Vậy chúng có công dụng gì và sử dụng ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
b. Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học trß
Nội dung
Hoạt động 1: Đồng hồ đo điện.
- Yêu cầu học sinh kể tên một số đồng hồ đo điện đã biết.
- GV giới thiệu về cấu tạo của đồng hồ đo điện : Mỗi loại đồng hồ đo điện có 2 bộ phận cơ bản là cơ cấu 
đo và mạch đo. 
+ Mạch đo dùng biến đổi các đại lượng cần đo thành các đại lượng tác dụng trực tiếp lên cơ cấu đo như dòng điện, điện áp.
+ Cơ cấu đo gồm phần động và phần tĩnh, nhằm biến đổi điện năng đưa vào thành cơ năng tác dụng lên phần động. Phần động gắn với kim, góc quay của kim xác định trị số của đại lượng đưa vào cơ cấu đo.
- Hướng dẫn theo nhóm cho HS hoàn thành bảng 3.1 SGK.
? Công dụng của đồng hồ đo điện là gì?
- Trên vỏ máy biến áp thường lắp Ampe kế, Vôn kế có ý nghĩa gì?
- Công tơ điện thường lắp ở mạng điện trong nhà với muc đích gì?
- Ampe kế, vôn kế, oát kế, công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
- Hs thảo luận nhóm và đưa ra phương án của nhóm mình.
Cường độ dòng điệnx
Điện trở mạch điện x
Đường kính dây dẫno
Công suất tiêu thụ của mạch điện x
Cường độ sáng o
Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện x 
Điện áp x
Chiều dài dây dẫn o
- Để ta biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện, phán đoán nguyên nhân hư hỏng, sự cố kỹ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạng điện và đồ dùng điện.
- Để kiểm tra trị số định mức của các đại lượng điện trong mạng điện.
- Để đo điện năng tiêu thụ.
I. Đồng hồ đo điện 
1. Công dụng của đồng hồ đo điện
- Đồng hồ đo điện được dùng để kiểm tra trị số định mức của các đại lượng điện.
- Đồng hồ đo điện cho biết tình trạng làm việc của máy, thiết bị điện, từ đó phát hiện, phán đoán được những nguyên nhân hư hỏng, sự cố trong kỹ thuật để khắc phục.
- Dùng để kiểm tra các thông số, đánh giá chất lượng của thiết bị mới được chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng.
- GV cho học sinh hoàn thành bảng 3.2 
- GV cung cấp cho Hs một số thông tin cơ bản về các cách phân loại đồng hồ đo điện:
+ Theo ng.lý làm việc có 5 loại cơ cấu đo: kiểu điện từ, kiểu từ điện, kiểu điện động, kiểu cảm ứng, kiểu tĩnh điện.
+ Theo dòng điện có dụng cụ đo 1 chiều và xoay chiều
+ Theo cấp chính xác: cao hay thấp
+ Theo đại lượng cần đo: ampe kế, vôn kế, ôm kế
- Yêu cầu HS theo dõi bảng 3.3, đối chiếu với bảng 3.2 .
- Giao cho mỗi nhóm một đồng hồ đo điện.
 ? Giải thích những kí hiệu ghi trên mặt của đồng hồ và tính cấp chính xác của đồng hồ đó? 
V
1
®
2
Vôn kế
Cơ cấu đo kiểu điện từ
Cấp chính xác cấp 1
Đặt nằm ngang
Điện áp thử cách điện 2KV
- Gv nhận xét, giải thích cho HS rõ các kí hiệu, và công thức tính sai số bằng số thang đo nhân với cấp chính xác chia cho 100.
- Hs làm việc cá nhân, điền đại lượng đo vào bảng 3.2 , sau đó nêu ý kiến; các hs khác nhận xét, bổ sung. 
- HS: Quan sát một số ký hiệu SGK để giải thích ký hiệu ghi trên đồ dùng. 
- Trên mặt Vôn kế ghi như bảng bên.
Vôn kế có thang đo 300V, cấp chính xác là 1, vậy sai số tuyệt đối lớn nhất là:
 = 3V
Đồng hồ đo điện
Đại lượng đo
Ampe kế
Cường độ dòng điện
Oát kế
Công suất
Vôn kế
Điện áp
Công tơ
Điện năng tiêu thụ của mạch điện
Ôm kế
Điện trở mạch điện 
Đồng hồ vạn năng
Điện áp, dòng điện, điện trở.
 2. Phân loại đồng hồ điện
3. Một số ký hiệu của đồng hồ đo điện
Tên gọi
Kí hiệu
Vôn kế
A
W
V
W
kWh
Ampe kế
Oát kế
Công tơ điện
Ôm kế
Cấp chính xác
0,1; 0,5; 
Điện áp thử cách điện(2kV)
2kV
Phương đặt dụng cụ đo
® ; ^
Công thức tính sai số tuyệt đối lớn nhất:
(Thang đo lớn nhất X cấp sai số)/ 100
c. Tổng kết
- Nhắc lại kiến thức cần nhớ cho HS
- Làm bài tập cuối bài học (trang 17) 
d. Hướng dẫn
- Về nhà hoàn thành bài tập trang 17 vào vở.
- Học bài cũ, tìm hiểu thêm về cách sử dụng đồng hồ đo điện.
- Đọc trước phần II. Dụng cụ cơ khí
Đáp án bài tập trang 17
Bảng 3.5
Câu
Đ- S
Từ sai
Từ đúng
1
Để đo điện trở phải dùng oát kế
S
Oát kế
Ôm kế
2
Ampe kế được mắc song song với mạch điện cần đo.
S
song song
Nối tiếp
3
Đồng hồ vạn năng có thể đo được cả điện áp và điện trở của mạch điện 
Đ
4
Vôn kế được mắc nối tiếp với mạch điện cần đo.
S
Nối tiếp
Song song
c«ng nghÖ 9 3cét ®ñ c¶ n¨m 2010-2011
 liªn hÖ ®t 01693172328 hoÆc 0943926597
.........................? 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cong nghe 9 ca nam 3 cot chuanKTKN.doc