Mục tiêu bài dạy.
- Qua bài học Hs hiểu được cấu tạo, công dụng và biết cách sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện .
- Biết cách giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị nạn
- Rèn tác phong thực hiện công việc cẩn thận, chính xác, áp dụng các kiến thức về an toàn điện đạt kết quả tại gia đình và khu dân cư.
Giáo án Số 3 Số tiết 4 ( Từ tiết 9 đến tiết 12 ) Tên bài dạy: thực hành: an toàn điện sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện I. Mục tiêu bài dạy. - Qua bài học Hs hiểu được cấu tạo, công dụng và biết cách sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện . - Biết cách giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị nạn - Rèn tác phong thực hiện công việc cẩn thận, chính xác, áp dụng các kiến thức về an toàn điện đạt kết quả tại gia đình và khu dân cư. II- Các công việc chuẩn bị cho dạy và học. - GV: kìm điện, bút thử điện, tua vít, găng tay cách điện ( thảm cao su, giá cách điện-nếu có) -> số lượng 6 . Tranh vẽ các PP hô hấp nhân tạo, cấu tạo bút thử điện,sào tre, ván gỗ khô, ..lập các tình huống giả định. - HS chuẩn bị như gv đã dặn III- Quá trình thực hiện bài giảng: TT Ngày lên lớp Tại lớp Vắng mặt có lí do Vắng mặt không có lí do Ghi chú 1 2 ổn định tổ chức 5 phút. Kiểm tra bài cũ 10 phút. - Hs 1 Nêu nguyên nhân các tai nạn điện và cách bảo vệ an toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt? - Hs2 Nêu cahs cứu người bị tai nạn điện ? Nội dung bài giảng 165 phút. TT Hoạt động của thầy và trò TG phút Nội dung cơ bản 1 2. 3 - GV giới thiệu bài học, nêu tóm tắt mục tiêu của bài - Gv phổ biến nội quy an toàn phòng thực hành và an toàn khi thực hành. - Hs nghe , ghi nhớ, xác định ý thức thực hành. - Gv treo tranh vẽ cấu tạo của bút thử điện, hướng dẫn hs quan sát - Hs quan sát tranh vẽ, tìm hiểu cấu tạo từng bộ phận - Gv nêu nguyên lí làm việc của bút thử điện và thao tác mẫu cho hs quan sát. - GV chiếu nội dung luyện tập - Hs tìm hiểu nội dung. - Gv thao tác sử dụng bút thử điện - Hs quan , rút kinh nghiệm khi thực hành - Gv phân công hs làm việc theo nhóm, phát dụng cụ thực hành. - Hs nhận dụng cụ , về vị trí thực hành. - Gv theo dõi, uốn nắn, đôn đốc hs làm thực hành - Hs làm thực hành theo nội dung, trình tự đã hướng dẫn. - Gv gọi 1,2 hs lên nêu cấu tạo của bút thử điện và thao tác sử dụng bút thử điện. - Hs khác nhận xét, cho điểm - Hs đặt câu hỏi -> gv giải đáp. - Gv phổ biến nội quy an toàn khi thực hành. - Hs nghe , ghi nhớ, xác định ý thức thực hành. - Gv: ? Khi có người bị điện giật ta cần làm gì để cứu nạn nhân - Hs trả lời (nhanh chóng giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện Và tiến hành sơ cứu nạn nhân) - Gv dựng tình huống nạn nhân bị điện giật - Hs nêu cách cứu và 2 hs thao tác cứu người bị nạn , Hs quan sát nhận xét rút kinh nghiệm - gv phân nhóm Hs - Phân công các nhóm hs thực hành theo các tình huống , giao thiết bị thực hành. - Hs làm việc theo nhóm theo nội dung đã phân công - Gv uốn nắn hs làm thực hành. - Gọi đại diện các nhóm hs lên thao tác giải thoát và sơ cứu nạn nhân theo các tình huống đã cho sẵn. - Hs khác theo dõi , cho điểm. thực hành: an toàn điện bài 1: sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện I. Hướng dẫn mở đầu. 1, Phổ biến nội quy an toàn 2, Bài tập luyện a. Các kiến thức cần thiết. - Cấu tạo, cách sử dụng cá dụng cụ bảo vệ an toàn điện - Cấu tạo nguyên lý làm việc của bút thử điện b. Nội dung luyện tập * Tìm hiểu dụng cụ an toàn điện theo nội dung: + Vật liệu chế tạo + Đặc điểm cấu tạo nhằm đảm bảo an toàn điện. + SLKT , cách sử dụng và giải thích tác dụng an toàn của thiết bị. Điền Nd vào bảng sau. TT Tên dụng cụ Vật liệu cách điện Đặc điểm cấu tạo và SLKT *. Tìm hiểu bút thử điện - Quan sát mô tả cấu tạo bút thử điện - Tìm hiểu nguyên lý , hoàn thành B2 TT Tên bộ phận Chức năng - Sử dụng bút thử điện c. Phân công và giao định mức công việc - Phân nhóm Hs - Phân công nội dung công việc , giao thiết bị thực hành. II. Hướng dẫn thường xuyên. Kế hoạch và nội dung trọng tâm - Biết cách sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện và bút thử điện. 2. Hs làm thực hành theo nội dung đã phân công. III. Hướng dẫn kết thúc - Hướng dẫn lần cuối - Giải đáp câu hỏi - Vệ sinh thực hành. Bài 2 cứu người bị tai nạn điện 1, Phổ biến nội quy an toàn 2, Bài tập luyện a. Các kiến thức cần thiết. - Các biện pháp giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện - Các biện pháp sơ cứu nạn nhân. b. Nội dung tập luyện - Giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện. - Sơ cứu nạn nhân. c. Phân công và giao định mức công việc - Phân nhóm Hs - Phân công nội dung công việc , giao thiết bị thực hành. II. Hướng dẫn thường xuyên. Kế hoạch và nội dung trọng tâm - Biết cách giải thoát và sơ cứu nạn nhân. 2. Trọng điểm đánh giá Độ thuần thục chính xác của thao tác III. Hướng dẫn kết thúc - Hướng dẫn lần cuối - Giải đáp câu hỏi - Vệ sinh thực hành. ** Tiêu chí đánh giá thực hành. - Thao tác cứu người bị tai nạn điện nhanh (3 đ) - Biện pháp giải thoát tối ưu(2 đ) - Thao tác cứu người bị nạn an toàn cho cho người cứu và người bị nạn (2 đ) - Thực hiện tốt các PP hô hấp nhân tạo ( 3 đ) IV. Tổng kết bài học 5’ - Yêu cầu hs tự đánh giá kết quả bài thực hành theo mục tiêu bài học. V. Câu hỏi, bài tập & hướng dẫn tự học 5’. - Tìm hiểu đặc điểm của mạng điện sinh hoạt và các vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt VI. Tự đánh giá & rút kinh nghiệm ( Nội dung, phương pháp, thời gian..) Thông qua tổ bộ môn Ngày .. tháng .. năm 2007 Người soạn Vũ Ngọc Linh
Tài liệu đính kèm: