Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Thực hành: Về An toàn điện sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện

Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Thực hành: Về An toàn điện sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện

Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ):

* Vê kiến thức: Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo, tác dụng bảo vệ an toàn điện của các dụng cụ thiết bị bảo vệ an toàn.

* Về kĩ năng : Có kĩ năng về sử dụng dụng cụ và các thiết bị bảo vệ an toàn điện, có kĩ năng sơ cứu người bị tai nạn điện.

* Thái độ: Nghiêm túc, không đùa nghịch dễ gây tai nạn thật.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Thực hành: Về An toàn điện sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 
 Số 3 Số tiết 4
 ( Từ tiết 9 đến tiết 12 )
 Tên bài dạy : thực hành: an toàn điện 
Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện
 I. Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ):
* Vê kiến thức: Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo, tác dụng bảo vệ an toàn điện của các dụng cụ thiết bị bảo vệ an toàn.
* Về kĩ năng : Có kĩ năng về sử dụng dụng cụ và các thiết bị bảo vệ an toàn điện, có kĩ năng sơ cứu người bị tai nạn điện.
* Thái độ: Nghiêm túc, không đùa nghịch dễ gây tai nạn thật.
II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học :
 Giáo viên:- Chuẩn bị các dụnh cụ bảo vệ an toàn điện như: kìm điện, bút thử điện, tuốc nơ vít có chuôi cách điện đúng tiiêu chuẩn 
 - Chuẩn bị một số dụng cụ để sơ cứu người bị điện giật
 Học sinh : Tìm hiểu trước về nguyên nhân, biện pháp phòng tránh tai nạn điện
 III. Quá trình thực hiện bài giảng:
TT
Ngày lên lớp
Tại lớp
Vắng có lí do
Vắng không có lí do
Ghi chú
1
2
1. ổn định tổ chức: ( 5 phút ) ổn định chỗ ngồi 
 Điểm danh HS 
2. Kiểm tra bài cũ : ( 20 phút )
 HS1: Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc những yếu tố nào?
 HS2: Nêu những nguyên nhân gây tai nạn điện ?
HS 3: Nêu một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và trong sinh hoạt?
3. Nội dung bài giảng 
Hoạt động của thày và trò
TG phút
Nội dung cơ bản
GV: Nhắc học sinh giữ an toàn khi tháo lắp dụng cụ, thiết bị bảo vệ an toàn điện. HS Kiểm tra kĩ các khâu an toàn trước khi đóng mạch điện. Không đùa nghịch, thử thách ngoài nội dung thực hành để đề phòng gây tai nạn thực
- Khi làm các công việc về điện cần có ít nhất 2 người trở lên để bảo vệ lẫn nhau
GV: Theo em vật liệu dùng trong các dụng cụ bảo vệ an toàn điện phải đảm bảo các yêu cầu gì ?
HS: Làm việc theo nhóm, đại diện các nhóm trả lời và HS khác nhận xét, bổ sung 
GV: Tổng kết và KL 
GV phát cho các nhóm học sinh những dụng cụ bảo vệ an toàn điện
HS Tìm hiểu các dụng cụ đo theo yêu cầu ở phần nội dung, ghi kết quả vào bảng phiếu thực hành
TT
Tên dụng cụ
Vật liêu cách điện
Đặc điểm cấu tạo và số liệu KT
HS làm việc theo nhóm : quan sát mô tả cấu tạo, nêu tác dụng của các bộ phận sau đó tháo ra kiểm tra những nhận xét của mình
GV yêu cầu HS ghi chức năng của các bộ phận chính trong bút điện vào bảng
TT
Tên bộ phận
Chức năng
GV: Cho biết giá trị của điện trở hạn chế dòng điện là 1 MW, tính giá trị dòng điện chạy qua người khi người cầm bút cho đầu bút chạm vào dây pha có điện áp 220 V
- Nhận xét về mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người ?
GV nhận xét, tổng hợp , kết luận
HS Thực hành sử dụng bút thử điện theo yêu cầu của nội dung thực hành . Nêu nhận xét về sự an toàn điện của các dụng cụ đã kiểm tra
Làm thế nào để giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện một cách nhanh nhất?
HS tiến hành thực hành giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện thêo các trường hợp giả định
Sau khi giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện ta phải làm gì?
GV: Ta làm thông đường thở của nạn nhân ntn?
HS tiến hành thực hành các trường hợp
GV giới thiệu 3 cách hô hấp nhân tạo cho học sinh ( HS quan sát tranh vẽ )
HS thực hành theo nhóm 3 phương pháp hô hấp nhân tạo
GV quan sát nhắc nhở HS tránh làm các động tác thừa
10
10
30
40
40
I. hướng dẫn mở đầu
1. Phổ biến và kiểm tra an toàn 
 Trước khi sử dụng các dụng cụ an toàn điện ta phải kiểm tra xem các dụng cụ đó có đảm bảo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật không ( chuôi, và cán cách điện có đủ độ dầy cần thiết hay không, có gờ cao để tránh trượt tay hoặc phóng điện lên tay cầm hay không)
2. Bài luyện tập
2.1 Các kiến thức cần thiết
Từ định luật Ôm cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với điện trở, nên để đảm bảo an toàn điện vật liệu cách điện phải có độ bền cách điện cao, chống ẩm, chịu nhiệt tốt, độ bền cơ học cao.
2.2 Nội dung luyện tập
1. Tìm hiểu dụng cụ an toàn điện
- Vật liệu chế tạo
- Đặc điểm cấu tạo nhằm bảo vệ an toàn điện thế nào
- Số liệu kĩ thuật 
- Cách sử dụng và tác dụng bảo vệ an toàn điện
- Ghi kết quả vào bảng
2. Tìm hiểu bút thử điện
a. Quan sát, mô tả cấu tạo bút khi chưa tháo và khi đã tháo rời các bộ phận
b. Nguyên lí làm việc
Khi chạm đầu bút vào điểm có điện thế cao (dây pha) dòng điện qua đầu bút, điện trở, đèn, qua cơ thể người xuống đất làm sáng đèn có khí. Độ sáng đèn thể hiện dòng điện qua đèn phụ thuộc vào điện áp thử. Như vậy ở điện áp 220V trị số dòng điện là:
 I= 
Trị số I này không gây nên cảm giác điện giật
c. Sử dụng bút thử điện
Dùng bút thử điện kiểm tra 2 lỗ cắm của ổ cắm điện, kiểm tra sự rò điện ra vỏ 3. kim loại của các đồ dùng điện
3. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn điện
Tiến hành theo các bước
A. Giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện
B. Sơ cứu nạn nhân
 a. Làm thông đường thở
b. Tiến hành hô hấp nhân tạo
IV. Tổng kết bài học : (15 phút)
 GV tổng kết kết quả của buổi thực hành, rút kinh nghiệm về kết quả, ý thức thái độ
 HS thu gọn dụng cụ thực hành
V. Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học: ( 10 phút )
1. Hãy mô tả cấu tạo, nêu tác dụng của các bộ phận của bút thử điện?
2. Trình bày nguyên lí của bút thử điện.
VI. Tự đánh giá và rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day nghe 3.doc