A . PHẦN CHUẨN BỊ :
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức
- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện đèn ống huỳnh quang.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.
- Lắp được mạch điện đèn ống huỳnh quang đúng qui trình và đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn điện.
Ngày soan: 06/11/2008 Tiết 14 + 15 + 16 Thực hành lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang A . phần chuẩn bị : I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức - Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện đèn ống huỳnh quang. - Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang. - Lắp được mạch điện đèn ống huỳnh quang đúng qui trình và đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn điện. 2. Kỹ năng Quan sát, tìm hiểu và phân tích biết cách vẽ và lắp đặt được mạch điện đèn ống huỳnh quang và làm việc theo qui trình. 3. Thái độ Say mê hứng thú ham thích môn học có tính làm việc theo qui trình. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên : - Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo. - Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm điện, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, bút thử điện, khoan điện (hoặc khoan tay) thước kẻ, bút chì, bút thử điện. - Vật liệu và thiết bị: Bóng đèn ống huỳnh quang, tắc te, chấn lưu, máng đèn, công tắc 2 cực, cầu chì, bảng điện, dây dẫn, băng cách điện, giấy ráp. 2. Học sinh : Sách giáo khoa, vở ghi, chuẩn bị một số dụng cụ và vật liệu thiết bị như giáo viên. B . phần lên lớp: I. Kiểm tra bài cũ. Không kiểm tra II. Bài mới : Giới thiệu bài : 1 phút Để hiểu được nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang vẽ sơ đồ lắp đặt bộ đèn ống huỳnh quang và lắp đặt đèn ống huỳnh quang đúng qui trình và yêu cầu kỹ thuật chúng ta đi tìm hiểu nội dung bài thực hành. Giáo viên ghi nội dung bài thực hành lên bảng: Thực hành lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang. Hoạt động 1: Dụng cụ, vật liệu và thiết bị GV: Phát dụng cụ, vật liệu và thiết bị cho các nhóm thực hành. Hoạt động 2: Nội dung và trình tự thực hành. GV: Cho học sinh quan sát hình 7 – 1 sgk – 34 qua bảng phụ. HS: Quan sát ? Sơ đồ nguyên lý mạch điện đèn ống huỳnh quang gồm mấy phần tử . Tắc te và chấn lưu được mắc như thế nào? GV: Kết luận lại sau khi học sinh đã trả lời và nhận xét. GV: Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ lắp đặt của bộ đèn ống huỳnh quang dựa trên sơ đồ nguyên lý. HS: Vẽ GV: Quan sát học sinh vẽ và uốn nắn học sinh có cách xẽ sai , giáo viên treo bảng phụ cho học sinh quan sát sơ đồ lắp đặt của bộ đèn ống huỳnh quang dựa trên sơ đồ nguyên lý. I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị. - Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm điện, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, bút thử điện, khoan điện (hoặc khoan tay) thước kẻ, bút chì, bút thử điện. - Vật liệu và thiết bị: Bóng đèn ống huỳnh quang, tắc te, chấn lưu, máng đèn, công tắc 2 cực, cầu chì, bảng điện, dây dẫn, băng cách điện, giấy ráp. II. Nội dung và trình tự thực hành. 1. Vẽ sơ đồ lắp đặt. a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch điện đèn ống huỳnh quang. O CL A - Sơ đồ nguyên lý mạch điện đèn ống huỳnh quang gồm 5 phần tử . Tắc te được mắc song song với đèn ống huỳnh quang và chấn lưu được mắc nối tiếp với đèn ống huỳnh quang. b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. - Sơ đồ lắp đặt mạch điện( hình 1) CL O A Hình 1 GV: Yêu cầu các nhóm lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị dựa trên sơ đồ lắp đặt HS: Các nhóm lập bảng yêu cầu trưởng nhóm làm trên phiếu học tập bảng dự trù của nhóm GV: So sánh kết quả của các nhóm sau đo đưa ra kết luận về bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị. 2. Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị. - Bảng 1 Bảng 1 tt tên dụng cụ vật liệu và thiết bị số lượng (cái) yêu cầu kỹ thuật 1 Dao thợ điện 1 Không mẻ, cách điện tốt 2 Kìm tuốt dây 1 Còn tốt 3 Kìm tròn 1 Còn tốt 4 Kìm điện 1 Còn tốt 5 Bút thử điện 1 Còn tốt 6 Búa 1 Cán chắc chắn 7 Dùi khoan 1 Mũi nhọn, sắc cứng, vững 8 Khoan tay 1 9 Tuốc nơ vít 1 Còn tốt 10 Tuốc nơ vít nhỏ 1 Còn tốt 11 Thước 1 Còn tốt 12 Cưa 1 Còn tốt 13 Công tắc 2 cực 1 Còn tốt 14 Cầu chì 1 Còn tốt 15 Bảng điện 1 Còn tốt 16 Dây điện đơn cứng 2m Không bị hở điện 17 Vít gỗ 10 Còn tốt 18 Đèn huỳnh quang 1,2m 1 bóng Còn tốt 19 Chấn lưu 220V-40W 1 Còn tốt 20 Tắc te 1 Còn tốt 21 Đế đèn 1 bộ Còn tốt 22 Máng đèn 1 Còn tốt 23 Băng cách điện 1 cuộn Còn tốt 24 Giấy ráp 2 tờ Còn tốt GV: Cho các nhóm học sinh nghiên cứu qui trình lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang trong SGK rồi tiến hành công việc. HS: Các nhóm phân tích các công việc cần làm GV: Phân tích nội dung, yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn để chỉ ra công đoạn và kỹ năng mới và khi lắp học sinh cần chú ý các điểm sau: GV: Thao tác kỹ năng mới HS: Quan sát GV: Chỉ định 1 học sinh làm lại những thao tác đó, phân tích những sai hỏng dể mắc phải khi thực hiện những thao tác đó cho học sinh. GV: Cho phân tích từng công đoạn của qui trình vào mẫu phiếu học tập sau. 3. Lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang. - Đo, vạch dấu các vị trí thiết bị, lõ khoan trên bảng điện. - Tiến hành khoan lỗ trên bảng điện. - Nối dây và lắp thiết bị điện trên bảng điện. - Nối dây vào bộ đèn. - Kiểm tra việc lắp đặt mạng điện Chú ý khi lắp mạch điện - Cầu chì và công tắc được mắc ở dây pha. - Các mối nối phải được bọc cách điện. Phiếu học tập Các công đoạn Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1. Vạch dấu - Vạch dấu vị trí lắp đặt các thiết bị điện - Vạch dấu đường đi dây và vị trí lắp đặt bộ đèn ống huỳnh quang - Thước - Mũi vạch - Bút chì - Bố trí thiết bị hợp lý - Vạch dấu chính xác 2. Khoan lỗ bảng điện - Khoan lỗ bắt vít (chọn mũi khoan 2mm) - Khoan lỗ luồn dây (chọn mũi khoan 5mm) - Mũi khoan - Máy khoan - Khoan chính xác lỗ khoan - Lỗ khoan thẳng 3. Lắp thiết bị điện vào bảng điện - Nối dây các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trên bảng điện - Lắp đặt các thiết bị điện vào bảng điện - Kìm tuốt dây, kìm tròn, kìm điện, băng dính, tuốc nơ vít. - Mối nối đúng yêu cầu kỹ thuật. - Lắp thiết bị đúng vị trí. - Các Thiết bị được lắp chắc, đẹp 4. Nối dây bộ đèn ống huỳnh quang - Nối dây dẫn của bộ đèn ống huỳnh quang theo sơ đồ lắp đặt - Lắp đặt các phần tử của bộ đèn vào máng đèn - Kìm - Tuốc nơ vít - Nối dây đúng sơ đồ - Lắp các phần tử của bộ đèn đúng vị trí. - Các phần tử của bộ đèn lắp chắc chắn, đẹp 5. Nối dây mạch điện Đi dây từ bảng điện ra đèn - Kìm - Tuốc nơ vít - Nối dây đúng sơ đồ mạch điện 6. Kiểm tra - Lắp đặt các thiết bị và đi dây đúng sơ đồ mạch điện - Nối nguồn - Vận hành thử - Bút thử điện - Mạch điện đúng sơ đồ, chắc, đẹp - Mạch điện làm việc tốt, đúng yêu cầu kỹ thuật HS: Làm việc theo nhóm tiến hành theo từng công đoạn. GV: Đi kiểm tra, hướng dẫn chi tiết cho từng nhóm và giải đáp các thắc mắc của từng học sinh. Trong quá trình hướng dẫn thường xuyên giáo viên lưu ý ngoài việc sửa chữa lỗi thông tin cho từng nhóm nên có những thông tin trao đổi giữa các nhóm nhằm động viên học sinh học tập. Hoạt động 3: Kiểm tra và vận hành thử mạch điện đèn ống huỳnh quang. GV: Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra và kiểm tra chéo trong nhóm khi chưa nối nguồn theo những tiêu chuẩn sau: GV: Kiểm tra lại sau khi học sinh tự kiểm tra và chỉ ra chỗ lỗi cho học sinh sửa nếu có. Sản phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật giáo viên nối nguồn, vận hành thử mạch điện xem có làm việc đúng yêu cầu kỹ thuật thiết kế không. Nếu sản phảm không vận hành đúng yêu cầu, tìm nguyên nhân và sửa chữa lại III. Kiểm tra và vận hành thử mạch điện đèn ống huỳnh quang. Kiểm tra theo tiêu chuẩn: - Lắp đúng qui trình. - Mạch điện lắp đúng theo sơ đồ lắp đặt - Các mối nối chặt, chắc, gọn, đẹp - Bố trí các thiết bị hợp lý, đẹp, thuận tiện cho việc vận hành. - Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh tìm hiểu những nguyên nhân và cách khắc phục thường xảy ra đối với đèn ống huỳnh quang. hiện tượng nguyên nhân khắc phục Đóng điện mà đèn vẫn không sáng - Bóng bị đứt dây tóc. - Tắc te không làm việc - Chấn lưu hỏng. - Mạch điện hỏng Đèn phát sáng nhưng cường độ phát sáng yếu - không đủ điện áp - Bóng đèn quá cũ - Tắc te bị hỏng Đèn tắt sáng liên tục và đầu đèn lúc nào cũng đỏ. - Mạch bị hỏng - Không đủ điện áp - Bóng đèn quá cũ. Hai đầu đèn cháy đỏ nhưng đèn không phát sáng - Tắc te bị hỏng - Tiếp xúc điện kém - Tắc te bị hỏng do bị chập. - Giáo viên trình cách khắc phục để học sinh thảo luận. hiện tượng nguyên nhân khắc phục Đóng điện mà đèn vẫn không sáng - Bóng bị đứt dây tóc. - Tắc te không làm việc - Chấn lưu hỏng. - Mạch điện hỏng - Thay mới - Thay mới - Thay mới - Kiểm tra lại mạch Đèn phát sáng nhưng cường độ phát sáng yếu - không đủ điện áp - Bóng đèn quá cũ - Tắc te bị hỏng - Tăng điện áp - Thay mới - Thay mới Đèn tắt sáng liên tục và đầu đèn lúc nào cũng đỏ. - Mạch bị hỏng - Không đủ điện áp - Bóng đèn quá cũ. - Kiểm tra lại mạch - Tăng điện áp - Thay mới Hai đầu đèn cháy đỏ nhưng đèn không phát sáng - Tắc te bị hỏng - Tiếp xúc điện kém - Tắc te bị hỏng do bị chập. - Thay mới - Kiểm tra lại mạch - Thay mới - Gv kiểm tra lại mới cho học sinh nối nguồn vận hành thử xem mạch điện xem có làm việc theo mẫu thiết kế không? nếu sản phẩm không vận hành đúng yêu cầu. Gv tìm nguyên nhân và sửa chữa lại. - Gv chia lớp ra thành các nhóm và yêu cầu làm bài thực hành như các bước giáo viên đã làm. - Các tiết sau giáo viên cho học sinh thực hành và giáo viên đi quan sát uốn nắn các học sinh có cách làm sai. - Nhấn mạch cho học sinh là việc phải đảm bảo an toàn và làm việc theo đúng qui trình - Gv tổng kết nhận xét quá trình học tập của các nhóm và từng học sinh. Lấy điểm nhóm có kết quả tốt nhận xét và thông báo cho các em học sinh ở nhóm khác để tuyên dương kết quả ( nếu còn thời gian ) và các nhóm khác rút kinh nghiệm. IV. Tổng kết dặn dò. - GV nhận xét quá trình thực hành của bài 7. - GV nêu câu hỏi cũng cố kiến thức đã học Học và vẽ sơ đồ mạch điện đèn ống huỳnh quang và khi thực hành phải trải qua mấy giai đoạn. chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, thiết bị cho bài thực hành sau - GV đánh giá kết quả thực hành và cho điểm từng nhóm, khen thưởng, phê bình những nhóm làm không tốt hoặc chưa chú trong các giờ học. + Dặn dò: Đọc lại nội dung kiến thức đã học trong phần học kỳ I, tiết sau ôn tập.
Tài liệu đính kèm: