/ Mục tiêu:
- Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với đời sống và sản xuất.
- Biết một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
- Biết một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
- Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
Tuần 01 Ngày soạn : 27/08/07 Tiết : 1 Bài 1 : GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG. I/ Mục tiêu: - Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với đời sống và sản xuất. - Biết một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng. - Biết một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. - Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này. II/ Chuẩn bị: GV: - Tranh ảnh về nghề điện dân dụng. - Bản mô tả về nghề điện dân dụng. HS: - Một số bài hát, bài thơ về nghề địên, đồ dùng học tập. III/ Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp (5’) Tiếp xúc cán bộ lớp Kiểm tra sĩ số , vệ sinh 2. Hoạt động dạy và học: HĐ 1: Giới thiệu bài học (4’) TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức 15’ 16’ HĐ 2: Tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng: Giới thiệu vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng theo như SGK HĐ 3: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng Em nào có thể kể tên một số đối tượng lao động của nghề ĐDD mà em biết ?. + Chốt lại các đối tượng của nghề điện dân dụng. Theo dõi GV trình bày + Kể tên một số đối tượng lao động của nghề ĐDD. + Các HS khác bổ sung. I. Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống : Hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống đều gắn với việc sử dụng điện năng. Vì vậy cần rất nhiều người để làm các công việc trong nghề điện dân dụng. Nghề điện góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề: 1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng: (SGK) Phát phiếu học tập cho HS. Hướng dẫn HS hoạt động xác định nội lao động của nghề điện dân dụng. + Chốt lại các nội dung lao động của nghề điện dân dụng. Treo bảng phụ ghi nội dung phần 3 lên bảng. Hướng dẫn HS hoạt động xác định điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng. + Chốt lại các điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng. Công việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, đồ dùng điện thường được tiến hành ở đâu?. + Hướng dẫn HS thảo luận: Muốn làm được những công việc của người thợ điện cần có được những yêu cầu gì? ?. Để trở thành người thợ điện, các em phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức khoẻ?. Yêu cầu HS đọc SGK để trả lời câu hỏi: Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào?. Nêu những nơi đào tạo nghề ĐDD mà em biết? Ở địa phương ta có những nơi đào tạo nghề ĐDD nào? Nêu những địa điểm hoạt động của nghề điện dân dụng? + Nhận phiếu học tập, thảo luận, điền kết quả thống nhất vào phiếu. + Đại diện các nhóm trình bày. + Bổ sung, hoàn chỉnh. + Quan sát bảng phụ. + Thảo luận theo nhóm, thống nhất các điều kiện làm việc của nghề ĐDD. + Đại diện HS trình bày. + Các HS khác bổ sung. Công việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, đồ dùng điện thường được tiến hành trong nhà. + Đọc SGK. + Trả lời như SGK. + Nêu những nơi đào tạo nghề ĐDD. + Trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề Phú An, các điểm dạy nghề tư nhân, . Thảo luận và chỉ ra được những địa điểm hoạt động của nghề điện dân dụng. 2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng: 3. Điều kiện lao động của nghề điện dân dụng : 4. Yêu cầu của nghề điện dân dụng: (SGK) 5. Triển vọng của nghề: (SGK) 6. Những nơi đào tạo nghề: (SGK) 7. Những nơi hoạt động nghề: (SGK) III. Hướng dẫn học ở nhà (5’) + Học bài, trả lời các câu hỏi ở SGK. + Vật thực : một số mẫu dây dẫn và dây cáp điện. + Xem bài vật liệu cách điện - vật liệu dẫn điện - vật liệu từ ở CN8 . V. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: