Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tiết 21: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả

Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tiết 21: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả

. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Nhận biết được triệu chứng của bệnh hại cây ăn quả.

2. Kĩ năng:

- Quan sát và nhận biết biểu hiện, tác hại của một số loại bệnh hại cây ăn quả.

3.Thái độ:

- Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.

II.Đồ Dùng Dạy Học:

1. Giáo viên:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1764Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tiết 21: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/1/2011
Ngày giảng: 17/1/2011 9A
Ngày giảng: 20/1/2011 9B
Tiết 21 
Nhận biết một số loại sâu,
bệnh hại cây ăn quả 
(T2)
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Nhận biết được triệu chứng của bệnh hại cây ăn quả.
2. Kĩ năng:
- Quan sát và nhận biết biểu hiện, tác hại của một số loại bệnh hại cây ăn quả.
3.Thái độ:
- Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
II.Đồ Dùng Dạy Học :
1. Giáo viên :
- Kính lúp cầm tay có độ phóng đại 20 lần.
- Panh kẹp.- Thước dây.
2. Học sinh :
- Một số loại sâu hại cây ăn quả.
- Một số mẫu cây bị sâu phá hại.
- Bảng 8 trong SGK.
iii. Phương pháp :
- Vấn đáp, thuyết trình, trực quan
IV. Tổ chức giờ học:
*Khởi động: Kiểm tra bài cũ
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức cho học sinh
- Thời gian: 5Phút
- Cách tiến hành:
Em hãy cho biết hình thức và màu sắc của sâu ?
1. Hoạt động 1: Giới thiệu về dụng cụ và vật liệu có trong bài và quy trình thực hành
* Mục tiêu: Cần có đủ dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành
* Thời gian: 5 Phút
* Đồ dùng: 
- Kính lúp cầm tay có độ phóng đại 20 lần.
- Panh kẹp.- Thước dây.
* Cách tiến hành:
Hoạt động của Gv & Hs
Nội dung
* Bước 1: Tìm hiểu dụng cụ và vật liệu
- GV giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành
- Học sinh đưa ra các mẫu vật chuẩn bị cho bài thực hành.
* Bước 2: Tìm hiểu quy trình thực hành
- Cho HS quan sát quy trình trong SGK.
- GV làm các thao tác cho HS quan sát.
I. Dụng cụ và vật liệu:
- Kính lúp có độ phóng đại 20 lần.
- Khay đựng mẫu bệnh hại và bộ phận cây bị bệnh hại.
- Mẫu bệnh và bộ phận cây bị bệnh hại.
- Panh kẹp.
- Thước dây.
II. quy trình thực hành:
B1 : Quan sát, ghi chép các triệu chứng của bệnh hại.
B2 : Ghi các nhận xét sau khi quan sát.
* Kết luận: - Kính lúp có độ phóng đại 20 lần.
- Khay đựng mẫu bệnh hại và bộ phận cây bị bệnh hại.
- Mẫu bệnh và bộ phận cây bị bệnh hại.
- Panh kẹp.
- Thước dây.
2. Hoạt động 2: Quan sát và ghi các triệu trứng của bệnh hại
* Mục tiêu: Nhận biết được triệu chứng của bệnh hại cây ăn quả.
* Thời gian: 28 Phút
* Đồ dùng:
- Kính lúp cầm tay có độ phóng đại 20 lần.
- Panh kẹp.- Thước dây.
* Cách tiến hành:
- Phân công vị trí cho các nhóm làm thực hành.
- Phát dụng cụ cho các nhóm.
- Cho các nhóm làm thực hành theo nội dung đã hướng dẫn.
- Thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn các nhóm.
- Cho học sinh quan sát hình dạng thực tế kết hợp với H30/SGK.
- Bệnh do nguyên nhân nào gây ra ?
 -Do nấm Phytophthora gây ra)
- Cho HS quan sát hình dạng thực tế kết.
- Bệnh do nguyên nhân nào gây ra ?
 -Do nấm gây ra)
- Cho học sinh quan sát hình dạng thực tế kết hợp với H31/SGK.
- Bệnh do nguyên nhân nào gây ra ?
 -Do nấm Colletotrichum geoe porioides gây ra)
- Cho học sinh quan sát hình dạng thực tế kết hợp với H32/SGK.
- Bệnh do nguyên nhân nào gây ra ?
 -Do vi khuẩn Xanthomonas citri gây ra)
- Cho học sinh quan sát hình dạng thực tế kết hợp với H33/SGK.
- Bệnh do nguyên nhân nào gây ra ?
 -Do Vi khuẩn Libero bacter asiaticum gây ra)
Iii. Tiến hành:
1. Bệnh mốc sương hại nhãn, vải 
- Trên quả vết bệnh có màu nâu đen, lõm xuống, khô hay thối ướt rồi lan sâu vào trong thịt quả.
- Trên quả có thể mọc ra lớp mốc trắng mịn.
2. Bệnh thối hoa hại nhãn, vải :
 Bệnh gây hại làm cho các chùm hoa có màu nâu, thối khô, có thể giảm tới 80 – 100% năng suất quả.
 3. Bệnh thán thư hại xoài:
- Đốm bệnh trên lá màu xám nâu, tròn hay có góc cạnh, liên kết thành từng mảng màu khô tối làm rạn, nứt, thủng lá.
- Trên hoa, quả các đốm màu đen, nâu làm cho hoa, quả rụng
4. Bệnh loét hại cây ăn quả có múi :
- Ban đầu là những chấm vàng trong sau đó lớn dần, phá lớp biểu bì mặt lá tạo ra vết loét dạng tròn có màu xám nâu. Các mô bị rắn lại thành gờ nổi lên.
- Quanh vết loét có quầng vàng sũng nước.
5. Bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi :
- Trên lá có những đốm vàng, thịt lá biến thành màu vàng, ven gân lá có màu xanh lục.
- Làm gân lá nổi, lá nhỏ, cong và rụng sớm, cành khô dần, quả nhỏ và méo mó.
* Kết luận: Vừa rồi chúng ta vừa tiến hành quan sát và ghi triệu trứng của bệnh hại
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà: 2 Phút
- Cho các nhóm tiến hành đánh giá chéo nhau theo các tiêu chí của giáo viên đưa ra.
Các tiêu chí đánh giá:
- Sự chuẩn bị của cá nhóm theo quy trình thực hành.Số loại sâu quan sát được.
- Vệ sinh, an toàn lao động.
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu cần thiết cho bài thực hành giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21.doc