Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết 29 - Tuần 29 - Bài 11: Lắp đặt đây dẫn của mạng điện trong nhà

Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết 29 - Tuần 29 - Bài 11: Lắp đặt đây dẫn của mạng điện trong nhà

. Kiến thức: Biết được hai phương pháp lắp đặt mạng điện trong nhà: kiểu nổi và kiểu ngầm.

 Biết các yêu cầu kĩ thuật của từng kiểu lắp đặt mạng điện trong nhà.

 2. Kỹ năng: Lắp được mạng điện trong nhà kiểu nổi dùng ống nhựa PVC.

 Sử dụng được các phụ kiện dùng để lắp đặt kiểu nổi dùng ống nhựa tròn PVC .

 3. Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết 29 - Tuần 29 - Bài 11: Lắp đặt đây dẫn của mạng điện trong nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29 - Tuần 29 Ngày soạn: 20/03/2010
Bài 11.
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Biết được hai phương pháp lắp đặt mạng điện trong nhà: kiểu nổi và kiểu ngầm.
 Biết các yêu cầu kĩ thuật của từng kiểu lắp đặt mạng điện trong nhà.
 2. Kỹ năng: Lắp được mạng điện trong nhà kiểu nổi dùng ống nhựa PVC.
 Sử dụng được các phụ kiện dùng để lắp đặt kiểu nổi dùng ống nhựa tròn PVC .
 3. Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh vẽ to các hình: 11.1, 11.2, 11.3, 11.4, 11.5, 11.6, 11.7 SGK.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài: “Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà”
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tình hình lớp : (01’) Điểm danh học sinh trong lớp, ghi tên HS vắng:
9A1 (32) Vắng : . 9A2 (31) Vắng : ........
 9A3 (32) Vắng : ... 9A4 (33) Vắng : ...
 2. Kiểm tra bài cũ: (06’)
 H: Nội dung các bước lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn ?
 TL: Bước 1: Vạch dấu:
 Đánh dấu vị trí lắp đặt các thiết bị trên bảng điện. 
 Xác định vị trí luồn dây, vị trí bắt vít của các thiết bị điện.
 Vạch dấu đường đi dây, vị trí đặt BĐ vị trí đặt đèn.
 Bước 2: Khoan lỗ:
 -Lựa chọn mũi khoan cho lỗ luồn dây lỗ vít. 
 -Lắp mũi khoan vào bầu khoan. 
 -Tiến hành khoan : Khoan lỗ bắt vít. Khoan lỗ luồn dây.
 Bước 3 : Lắp TBĐ vào BĐ:
+Bóc vỏ cách điện các đầu dây. Xác định cực của công tắc ba cực.
+Nối dây các TBĐ của BĐ. Dùng tua vít vặn vít của cầu chì, của công tắc vào bảng điện.
 Bước 4 : Đi dây mạch điện:
+Nối dây từ TBĐ của BĐ ra đèn. Đặt dây trong ống nhựa (ống luồn dây), đậy nắp ống nhựa. 
+Dùng tua vít vặn các vít của BĐ lên bảng lắp đặt điện.
 Bước 5: Kiểm tra:
	+ Kiểm tra sản phẩm đạt các tiêu chuẩn:
	 . Lắp đặt đúng theo sơ đồ. Các mối nối an toàn điện, chắc và đẹp.
	 . Mạch điện đảm bảo thông mạch.
	+ Nối mạch điện vào nguồn điện và cho vận hành thử.
3. Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài : (01’) 
	 Mạng điện trong nhà có những hình thức lắp đặt nào ? Yêu cầu kĩ thuật của nó ra sao ? Bài mới: “LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ” các em sẽ hiểu được điều này.
b. Tiến trình tiết dạy: 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
20’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
1.Mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
SGK
HK:Lắp đặt mạng điện trong nhà có những kiểu nào ?
-GV cho HS quan sát tranh vẽ to hình 11.1 và khẳng định cách lắp đặt của mạng điện trong tranh.
HK-G:Hãy mô tả cách đi dây của mạng điện hình 11.1 ?
HG:Thế nào là mạng điện được lắp đặt kiểu nổi ?
* GV giới thiệu thêm : trước kia mạng điện trong nhà thường được lắp đặt nổi trên puli sứ.
HTB:Hiện nay phương pháp lắp đặt thông dụng là gì ?
HK:Ưu điểm của phương pháp này ?
HY: Các ống cách điện được dùng phổ biến hiện nay ?
HTB-Y:Ống luồn dây PVC có tác dụng gì ?
* GV giới thiệu thêm về ống luồn dây PVC hiện nay là ống hộp chữ nhật có nắp đậy.
HK-G:Phụ kiện đi kèm theo chúng gồm những gì 
HTB:Ống nối T được dùng làm gì ?
HTB:Ống nối L được dùng làm gì ?
HTB:Ống nối nối tiếp được dùng làm gì ?
HTB:Tác dụng của kẹp đỡ ống ?
HG:Nhận xét về dây dẫn và vật kiến trúc ?
HK:So sánh tiết diện dây và tiết diện ống ?
HY:Khoảng cách từ mặt đất đến bảng điện ?
HTB:Khi dây đổi hướng hoặc phân nhánh phải làm gì ?
HK:Nhận xét về cấp điện áp của các dây dẫn trong cùng một ống ?
HG:Khi dây đi xuyên qua tường hoặc trần nhà phải thực hiện yêu cầu gì ?
TL:Có hai kiểu: lắp đặt nổi và lắp đặt ngầm.
* HS quan sát.
TL:Dây dẫn được đi trong ống nhựa. Từ dây chính có các dây nhánh đến bảng điện rồi đến bóng đèn. Các thiết bị đóng cắt, bảo vệ được đặt trên bảng điện. Bóng đèn được lắp trên trần nhà. Khi dây dẫn rẽ nhánh có thêm ống chữ T, dây từ bức tường này sang bức tường kia có dùng thêm ống chữ L
TL:Mạng điện được lắp đặt kiểu nổi là dây dẫn được lắp đặt trên các vật cách điện như puli sứ, kép sứ,  hoặc lồng trong đường ống bằng chất cách điện đặt dọc trần nhà, cột, dần nhà, 
* HS tiếp thu.
TL:Lắp đặt mạng điện kiểu nổi thông dụng là dây dẫn được lồng trong ống cách điện đặt nổi dọc theo trần nhà, cột, dần nhà, 
TL:Cách lắp đặt này đảm bảo được yêu cầu mĩ thuật, an toàn, lắp đặt dễ dàng và tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn. 
TL:Các ống cách điện thông dụng hiện nay là ống PVC, ống hộp chữ nhật, ống bọc tôn, kẽm, bên trong lót cách điện.
TL: Ống luồn dây PVC dùng để luồn dây dẫn của mạng điện.
* HS tiếp thu.
TL:Ống nối T, ống nối L, ống nối tiếp, kẹp đỡ ống.
TL:Ống nối T: được dùng để phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng mỗi nối rẽ.
TL:Ống nối chữ L: được sử dụng khi nối hai ống luồn dây vuông góc nhau.
TL:Ống nối nối tiếp: được dùng để nối tiếp hai ống luồn dây với nhau.
TL:Kẹp đỡ ống: được dùng để cố định ống luồn dây dẫn trên tường.
TL:Đường dây phải song song với vật kiến trúc, cao hơn mặt đất 2,5m trỏ lên và cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm.
TL:Tổng tiết diện của dây dẫn trong ống không vượt quá 40% tiết diện ống.
TL:Bảng điện phải cách mặt đất tối thiểu từ 1,3 – 1,5m.
TL:Khi dây đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm kẹp ống.
TL:Cùng một cấp điện áp.
TL:Đường dây đi xuyên qua tường hoặc trần nhà phải luồn dây qua ống sứ, mỗi ống chỉ luồn một dây, hai đầu ống phải nhô ra khỏi tường 10mm.
10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lắp đặt mạng điện kiểu ngầm.
2. Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm.
SGK
HTB-K:Công việc đi dây khi lắp đặt mạng điện kiểu ngầm được tiến hành khi nào 
HN: Cho HS thảo luận câu hỏi: “Hãy so sánh ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà ?”.
* GV nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của HS.
HTB-Y:Mạng điện nhà em lắp đặt theo kiểu nào ? Hãy mô tả cách đi dây và lắp đặt các thiết bị đóng cắt bảo vệ của mạng điện ?
HTB-K:Việc chọn phương thức lắp đặt dây dẫn điện phụ thuộc gì ?
TL:Công việc đi dây khi lắp đặt mạng điện kiểu ngầm được tiến hành đồng thời với việc xây dựng công trình kiến trúc.
N: HS thảo luận.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm:
Kiểu nổi
Kiểu ngầm
-Lắp đặt dễ dàng.
-Lắp đặt sau khi xây dựng công trình, kiến trúc xong.
-Dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện.
-Dễ sửa chữa khi hỏng hóc.
-Lắp đặt khó.
-Lắp đặt trong khi xây dựng công trình, kiến trúc.
-Dây dẫn được lắp đặt trong rãnh các kết cấu xây dựng và các phần tử kết cấu khác của công trình.
-Khó sửa chữa khi hỏng hóc.
* HS tiếp thu.
TL: HS trả lời và mô tả.
TL:Phụ thuộc yêu cầu sử dụng và đặc điểm môi trường của nơi lắp đặt dây dẫn.
06’
Hoạt động : Củng cố , vận dụng :
HTB-Y:Các ống cách điện được dùng phổ biến hiện nay , tác dụng của nó? Nêu phụ kiện đi kèm với ống nhựa tròn và tác dụng của chúng?
HTB-Y: Nêu các yêu cầu kỹ thuật đối với lắp đặt mạng điện kiểu nổi ?
TL:Các ống cách điện thông dụng hiện nay là ống PVC, ống hộp chữ nhật. Ống luồn dây PVC dùng để luồn dây dẫn của mạng điện tác dụng là để bảo vệ dây dẫn điện.
Phụ kiện đi kèm : Ống nối T, ống nối L, ống nối tiếp, kẹp đỡ ống.
Ống nối T: được dùng để phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng mỗi nối rẽ.
Ống nối chữ L: được sử dụng khi nối hai ống luồn dây vuông góc nhau.
Ống nối nối tiếp: được dùng để nối tiếp hai ống luồn dây với nhau.
Kẹp đỡ ống: được dùng để cố định ống luồn dây dẫn trên tường.
TL: Các yêu cầu kỹ thuật đối với lắp đặt mạng điện kiểu nổi:
+ Đường dây phải song song với vật kiến trúc, cao hơn mặt đất 2,5m trở lên và cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm.
+Tổng tiết diện của dây dẫn trong ống không vượt quá 40% tiết diện ống.
+Bảng điện phải cách mặt đất tối thiểu từ 1,3 – 1,5m.
+Khi dây đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm kẹp ống.
+ Các dây dẫn trong cùng một ống có cùng một cấp điện áp. Không luồn dây khác cấp điện áp và khác loại dòng điện vào chung một ống.
+Đường dây đi xuyên qua tường hoặc trần nhà phải luồn dây qua ống sứ, mỗi ống chỉ luồn một dây, hai đầu ống phải nhô ra khỏi tường 10mm.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (01’)
	Trả lời các câu hỏi trong bài. Vận dụng kiện thức bài học để trả lời.
	Vận dụng kiến thức vào đời sống.Cần chú ý an toàn điện khi sử dụng mạng điện.
	Tiết sau học bài 12: “Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà”. 
Đọc trước bài, nghiên cứu kĩ bài. Tìm hiểu các biểu hiện không an toàn điện trong thực tế cuộc sống và cách sử lí các biểu hiện đó.
IV.	RÚT KINH NGHIỆM,	BỔ SUNG:
......

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 29 - Lap dat day dan trong nha.doc