Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết 5 - 8: An toàn điện - Một số biện pháp sử lí khi có tai nạn điện

Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết 5 - 8: An toàn điện - Một số biện pháp sử lí khi có tai nạn điện

- Qua bài học Hs nắm vững các quy tắc về an toàn điện và biết cách cứu người khi có tai nạn điện .

- Biết ứng dụng các kiến thức đã học vào các tình huống sẽ gặp trong thực tiễn.

II- Các công việc chuẩn bị cho dạy và học.

- Gv : Tranh vẽ các tai nạn điện,các PP hô hấp nhân tạo, các thiết bị bảo vệ an toàn điện. Vật mẫu các thiết bị bảo vệ an toàn điện, máy chiếu đa năng,vật mẫu cọc tiếp đất, nồi cơm điện có nối trung tính bảo vệ.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết 5 - 8: An toàn điện - Một số biện pháp sử lí khi có tai nạn điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 
 Số 2
Số tiết 4
 ( Từ tiết 5
đến tiết 8 )
Tên bài dạy: an toàn điện- một số biện pháp sử lí khi có tai nạn điện
I. Mục tiêu bài dạy.
- Qua bài học Hs nắm vững các quy tắc về an toàn điện và biết cách cứu người khi có tai nạn điện .
- Biết ứng dụng các kiến thức đã học vào các tình huống sẽ gặp trong thực tiễn.
II- Các công việc chuẩn bị cho dạy và học.
- Gv : Tranh vẽ các tai nạn điện,các PP hô hấp nhân tạo, các thiết bị bảo vệ an toàn điện. Vật mẫu các thiết bị bảo vệ an toàn điện, máy chiếu đa năng,vật mẫu cọc tiếp đất, nồi cơm điện có nối trung tính bảo vệ.
- Hs chuẩn bị như Gv đã dặn
III- Quá trình thực hiện bài giảng:
TT
Ngày lên lớp
Tại lớp
Vắng mặt có lí do
 Vắng mặt không có lí do
Ghi chú
1
2
ổn định tổ chức 5 phút.
Kiểm tra bài cũ 10 phút 
Cho biết đối tượng lao động và mục đích lao động của nghề điện dân dụng?
 Cho biết công cụ lao độngvà môi trường lao động của nghề điện dân dụng?
Nội dung bài giảng 150 phút.
TT
Hoạt động của thầy và trò
TG
phút
Nội dung cơ bản
I
1
2
3
4
II
III
1
2
3
I
II
- GV giới thiệu bài học ghi tên bài và nêu tóm tắt mục tiêu bài học.
- Gv nêu các tai nạn điện thường xảy ra..là do hồ quang điện ( gây bỏng) và do dòng điện truyền qua người( điện gật)
-Gv: ? Điện giật có ảnh hưởng ntn tới con người.
- Hs thảo luận 5’ trả lời, Hs khác nhận xét bổ xung (nếu cần).
- GV nêu hiện tượng phát sinh hồ quang điện.
? Hồ quang điện có tác hại gì.
- Hs trả lời.
Gv:? Nêu một số vụ cháy xảy ra do hồ quang điện mà em biết.( cháy khu thương mại 6 tầng tại Tp Hồ Chí Minh )
 - Gv lần lượt chiếu bảng 1-1. Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người( sgk-10)và treo tranh vẽ đường đi của dòng điện qua cơ thể người.
- Hs quan sát tìm hiểu.
- HS Thảo luận nhóm 5’ cho biết mức độ nguy hiểm của điện gật phụ thuộc vào các yếu tố nào.
- GV gọi hs 1 nhóm báo cáo hs nhóm khác nhận xét bổ xung.
- Gv nêu ví dụ về điện trở thân người và nêu mức điện áp an toàn cho con người 
trong 2 trường hợp 
- Hs nghe,ghi nhớ
- Gv treo tranh vẽ một số tình huống bị tai nạn điện và yêu cầu Hs thảo luận nhóm 10’ nêu các nguyên nhân gây tại nạn điện.
- Hs thảo luận nhóm nhỏ, trả lời-> Gv kết luận
- Gv giải thích tai nạn do điện áp bước.
- Gv yêu cầu Hs từ các nguyên nhân gây tai nạn điện hãy nêu các biện pháp bảo vệ an toàn trong sản xuất và sinh hoạt
- HS trả lời.
- Gv treo tranh vẽ các dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện, vật mẫu.
- Hs quan sát tìm hiểu.
- Gv treo tranh vẽ biện pháp nối đất bảo vệ và nối trung tính bảo vệ . Yêu cầu Hs quan sát tranh vẽ nêu cách thực hiện và tác dụng bảo vệ của 2 pp trên.
- Hs quan sát trả lời.
- GV cho hs quan sát vật mẫu cọc tiếp đất và giải thích cách bảo vệ ở nồi cơm 
điện.
- Gv nêu cách giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện cao áp
- Với lưới điện hạ áp: GV phát PHT yêu cầu Hs thảo luận nhóm 15’ nêu cách giải thoát nạn nhân.
+ Tình huống 1: Nạn nhân đứng dưới đất tay chạm vào tủ lạnh bị dò điện ra vỏ
+ Tình huống 2: Người bị nạn ở trên cao để chữa điện
+ Tình huống 3 : Trời mưa, trên đường đi học về bạn em bị đây điện đứt rơi vào người , em phải làm gì để cứu bạn em?
- Gv yêu cầu các nhóm Hs đưa ra các phương án giải cứu . Gv kết luận.
- Gv treo tranh vẽ các PP hô hấp nhân tạo, phân tích và trình bày các bước tiến hành
- Hs nghe và tìm hiểu, một số cặp Hs biểu diễn mẫu.
5’
10’
5’
15’
5’
20’
10’
5’
20’
25’
30’
Chương I: An toàn điện
Bài 1. An toàn điện
I Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người và điện áp an toàn.
1. Điện giật có tác động như thế nào tới cơ thể con người.
 Điện giật tác động tới hệ thần kinh, cơ bắp.
- Dòng điện tác động vào hệ thần kinh TƯ làm rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn.
- Dòng điện làm co rút, tê liệt các cơ bắp gây đau nhức.
2. Tác hại của hồ quang điện 
Khi có sự cố về điện, phát sinh hồ quang điện có thể gây bỏng cho người hay gây cháy.
3. Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện 
Phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Cường độ dòng điện qua cơ thể và loại nguồn điện .
- Đường đi của dòng điện qua cơ thể 
- Thời gian dòng điện qua cơ thể.
4. Điện áp an toàn.
- ở điều kiện thường với lớp da khô sạch điện áp < 40V là điện áp an toàn.
- Nơi ẩm ướt có nhiều bụi kim loại thì điện áp an toàn không quá 12V.
II. Nguyên nhân các tai nạn điện
1. Do chạm trực tiếp vào các vật mang điện.
2. Tai nạn do phóng điện.
3. Tai nạn do điện áp bước.
III. An toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt.
1. Chống chạm vào các bộ phận mang điện.
a, Cách điện tốt giữa các phần tử mang điện với phần tử không mang điện.
b, Che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm: cầu dao.., không sử dụng dây trần mắc mạch điện trong nhà.
c. Thực hiện an toàn cho người khi gần đường dây cao áp
2. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện.
- Cắt điện khi sửa chữa, sử dụng vật lót cách điện và dụng cụ lao động đúng kĩ thuật
3.Nối đất bảo vệ, nối trung tính bảo vệ.
- H 1. Nối đất bảo vệ
- H2 . Nối trung tính bảo vệ.
Bài 2:
 Một số biện pháp sử lí khi có tai nạn điện.
 I. Giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện .
1. Với lưới điện cao áp
Thông báo khẩn trương cho trạm điện cắt điện từ các cầu dao sau đó mới tới gần nạn nhân và tiến hành hô hấp. 
2. Với lưới điện hạ áp
 Chú ý :
- Không chạm hoặc để mất thăng bằng ngã vào các phần dẫn điện.
- Không nắm vào người bị nạn bằng tay không, ko tiếp xúc với cơ thể trần của người bị nạn.
II. Sơ cứu nạn nhân.
1, Nạn nhân vẫn tỉnh
 Trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh, không thấy khó chịu-> không cần cứu chữa nhưng vẫn phải theo dõi nạn nhân vì nạn nhân có thể bị sốc , loạn nhịp tim.
2, Nạn nhân bất tỉnh : cần tiến hành các biện pháp hô hấp nhân tạo.
IV. Tổng kết bài học 10’ 
- Gv tóm tắt nội dung bài học.
- Chiếu nội dung bài tập yêu cầu hs hoàn thành nội dung
V. Câu hỏi, bài tập & hướng dẫn tự học 5’.
1. Gv lưu ý hs tìm hiểu về việc sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn điện ở gia đình và khu dân cư
2. Chuẩn bị theo nhóm một số dụngcụ để cứu người bị tai nạn điện: chiếu, gậy tre
VI. Tự đánh giá & rút kinh nghiệm ( Nội dung, phương pháp, thời gian..)

Tài liệu đính kèm:

  • docT5-8.doc