Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 1 - Tiết 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng

Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 1 - Tiết 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống .

 - Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.

2. Kỹ năng:

 - An toàn lao động trong nghề điện dân dụng.

3. Thái độ:

 - Yêu khoa học kỹ thuật, yêu nghề điện dân dụng nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2605Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 1 - Tiết 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày dạy:
GIÔÙI THIEÄU NGHEÀ ÑIEÄN DAÂN DUÏNG
Tiết:1 
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống .
 - Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
2. Kỹ năng: 
 - An toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
3. Thái độ: 
 - Yêu khoa học kỹ thuật, yêu nghề điện dân dụng nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
CHUẨN BỊ:
GV: Tìm hiểu thông tin bản mô tả nghề điện dân dụng.
HS: nghiên cứu bài học mới. 
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
 - Phương pháp đàm thoại, giải quyết vấn đề.
 - Phương pháp hoạt động nhóm.
TIẾN TRÌNH DẠY:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu chương trình mới.
Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
Trong nền kinh tế quốc dân, nghề điện đóng vai trò đẩy nhanh tốc độ công nghệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Người thợ điện có mặt hầu hết các cơ sở cơ khí, thiết bị điện.từ quy mô nhỏ đến lớn. Chính vì vậy nghề điện là điều kiện cho phát triển của thành phố, nông thôn, miền núi. Chúng ta cần tìm hiểu nghiên cứu bài “Giới thiệu nghề điện dân dụng”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò, vị trí nghề điện dân dụng:
- GV hỏi: Vì sao nghề điện dân dụng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống?
- HS trả lời tuỳ ý, GV bổ sung và khẳng định.
- GV dùng phong trào “Cơ khí hoá, điện khí hoá nông thôn” để khẳng định vị trí của nghề điện rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu nghề:
- GV hỏi: Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng là gì? 
- HS thảo luận nhóm trả lời.
 - GV gợi ý những thiết bị thí nghiệm thực hành lý, những đồ dùng điện hư hỏng, dụng cụ của thợ điện
- HS thảo luận theo nhóm tìm hiểu đối tượng lao động của nghề và cho ví dụ minh hoạ.
- GV bổ sung. 
- GV hỏi: Nội dung lao động nghề điện gồm những lĩnh vực gì ? Cho ví dụ?
- HS dựa vào yêu cầu sắp xếp các công việc vào bảng trang 6 để khái quát nội dung lao động
- HS trả lời, GV bổ sung đi đến kết luận: Lắp đặt mạng điện sản xuất sinh hoạt: lắp đặt trạm biến áp, phân xưởng, xây lắp đường dây hạ áp, mạch điện chiếu sáng, các công trình công cộng.
Lắp đặt trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt: Động cơ điện, máy điều hoà nhiệt độ, máy bơm
Bảo dưỡng vận hành khắc phục sự cố:
Khi mất điện: người thợ điện tìm caùch khắc phục nhanh chóng sự mất điện của mạng điện
Khi các thiết bị hư hỏng: bằng kinh nghiệm, kỹ năng người thợ điện kiểm tra, tìm nguyên nhân phục hồi tình trạng làm việc cho thiết bị .
- Hỏi: Với nội dung công việc như vậy, điều kiện làm việc của nghề điện có đòi hỏi gì ? 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập SGK.
- HS hoạt động nhóm trả lời.
- GV bổ sung và kết luận.
Hỏi: Để làm được các công việc của nghề điện thì người lao động cần có những yêu cầu cơ bản nào? (về tri thức, kĩ năng, sức khoẻ, thái độ)
- GV yêu cầu HS đọc SGK. HS trả lời.
- GV cho HS đọc triển vọng nghề điện. Qua đó khơi dậy cho học sinh tương lai của nghề.
- GV dùng những ví dụ thực tế, học để có tay nghề vững vàng cũng tốt hơn quan điểm đi học để vào đại học
- Yêu cầu HS đọc bản mô tả nghề điện dân dụng tìm những nơi đào tạo nghề.
- GV cho HS trình bày theo ý mình, HS khác bổ sung. GV kết luận.
- Yêu cầu HS nêu một số nơi đào tạo nghề mà em biết.
- GV liên hệ địa chỉ học nghề tại trường vào dịp hè tiện lợi rất nhiều.
- GV hỏi; Nghề điện dân dụng hoạt động ở những nơi nào? HS trả lời
Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất, đời sống
Nghề điện dân dụng rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất.
Nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Đặc điểm và yêu cầu nghề:
1) Đối tượng lao động của nghề điện:
Thiết bị đóng cắt, bảo vệ, lấy điện.
Nguồn xoay chiều, 1 chiều, điện áp thấp hơn 380V.
Thiết bị đo lường.
Vật liệu dụng cụ nghề điện.
Các loại đồ dùng điện.
2) Nội dung lao động của nghề điện dân dụng:
Lắp đặt mạng điện sản xuất, sinh hoạt
Lắp đặt thiết bị, đồ dùng điện
Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa mạng điện,thiết bị, đồ dùng điện.
3) Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng
Làm việc ngoài trời, trên cao, trong nhà, phải đi lưu động, gần khu vực có điện nên nguy hiểm.
4) Yêu cầu của nghề điện dân dụng
Tri thức: Văn hoá hết THCS, nắm vững kiến thức cơ bản về điện, an toàn điện, quy trình kĩ thuật.
Kĩ năng: Nắm vững kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt mạng điện.
Sức khoẻ: Trên trung bình, không mắc các bệnh huyết áp, tim phổi, thấp khớp nặng, loạn thị, điếc
Thái độ: yêu thích công việc.
Triển vọng của nghề: 
 SGK/ 7
6) Những nơi đào tạo nghề:
Ngành điện của các trường kỹ thuật dạy nghề
Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp
Trung tâm dạy nghề cấp huyện và tư nhân.
7) Những nơi hoat động nghề:
 SGK/8
4) Củng cố và luyện tập:
 - GV đặt câu hỏi, HS trả lời:
 + Cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng?
 + Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào?
 + Để trở thành người thợ điện, em cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức khoẻ?
5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 - Bài cũ: Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài học.
 - Bài mới: Chuẩn bị bài 2 “ Vật liệu dùng trong lắp đạt mạng điện trong nhà ” 
 + Chuẩn bị mẫu dây điện
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Noäi dung:	
Phöông phaùp: 	
Toå chöùc: 	
Hoïc sinh: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Cong Nghe 9_T1.doc