Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tuần 16: Ôn tập - Ôn Hoàng Việt - Trường THCS Thị trấn Trảng Bàng

Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tuần 16: Ôn tập - Ôn Hoàng Việt - Trường THCS Thị trấn Trảng Bàng

Mục tiêu :

- Nắm được các kiến thức cơ bản của môn sửa chữa điện trong nhà.

- Nắm được các yêu cầu cơ bản của việc lắp ráp một mạcvh điện đơn giản.

- Vẽ được Sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt của một mạch điện trước khi lắp ráp.

III/ Chuẩn bị :

 1/ Đối với GV : Nội dung ôn tập.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1054Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tuần 16: Ôn tập - Ôn Hoàng Việt - Trường THCS Thị trấn Trảng Bàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 08/12/2008
91: T	 92 : T 93:T
94 : T	 95 : T 96 :T
	 Tuần 16 HKI Tiết 18
ÔN TẬP ( Thay thi HKI )
I/ Mục tiêu :
- Nắm được các kiến thức cơ bản của môn sửa chữa điện trong nhà.
- Nắm được các yêu cầu cơ bản của việc lắp ráp một mạcvh điện đơn giản.
- Vẽ được Sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt của một mạch điện trước khi lắp ráp.
III/ Chuẩn bị : 
 1/ Đối với GV : Nội dung ôn tập.
 2/ Đối với HS : Nội dung ôn tập
IV/ Lên lớp :
 1. Ổn định lớp : Kiểm diện sĩ số lớp (1/ )
91 : 	92 : 	93 :
94 : 	95 : 	96 :
 2. KTBC : ( Không có )
 3. Bài mới :
Hoạt động Thầy và Trò
Nội dung
& Hoạt động 1 : Ôn tập lý thuyết
 Ù GV hệ thống hoá lại các kiến thức học sinh cần nắm qua các câu hỏi :
 1/ Trình bày vai trò, vị trí và triển vọng của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống?
 2/ Trình bày cấu tạo của dây dẫn điện ? Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý những gì ?
 3/ Trình bày cấu tạo của dây cáp điện ? Khi sử dụng dây cáp điện cần chú ý những gì 
 4/ Có những loại mối nối dây dẫn nào? Trình bày các yêu cầu và qui trình của mối nối dây dẫn :
 5/ Phân biệt sự khác nhau của sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện ?
 6/ Bảng điện là gì ? Phân loại ? Nêu qui trình lắp đặt bảng điện ?
Hoạt động 2 : Ôn tập vẽ SĐNL & SĐLĐ
 Ù GV yêu cầu HS nhắc lại các thao tác vẽ.
 Ù GV giới thiệu cách vẽ hoàn chỉnh.
 Ù GV đọc đề và y/c HS đọc vẽ theo p2 vừa học
 Ù HS vẽ – Nhận xét.
I/ Ôn tập lý thuyết :
1/ Vai trò và vị trí : + Nghề điện dân dụng rất đa dạng, hoạt động chủ yếu chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất.
 + Nghề điện nói chung và nghề điện dân dụng nói riêng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
	Triển vọng của nghề :
 + Nghề điện dân dụng cần phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước.
 + Tương lai nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở.
 + Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn, miền núi.
 + Do sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, đòi hỏi người thợ điện luôn cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp.
2/Dây dẫn điện gồm hai phần : Lõi và lớp võ cách điện.
	+ Lõi thường làm bằng đồng hoặc nhôm, được chế tạo thành một sợi hoặc nhiều sợi bện lại với nhau.
	+ Võ cách điện gồm một lớp hoặc nhiều lớp thường làm bằng cao su, chất cách điện tổng hợp.
 Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý :
	+ Cần lựa chọn dây dẫn tuân theo thiết kế của mạng điện.
	+ Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện để tránh xảy ra tai nạn.
	+ Dây dẫn điện cần có phích cắm điện.
3/ Cấu tạo : Bao gồm các phần chính : Lõi cáp, vỏ cách điện và vỏ bảo vệ.
	+ Lõi cáp thường làm bằng đồng hoặc nhôm.
	+ Vỏ cách điện làm bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, chất PVC, . . .
	+ Vỏ bảo vệ của cáp điện chịu nhiệt, chịu mặn, chịu ăn mòn.
 Khi sử dụng cần chú ý :
	+ Cáp phải lắp đặt đường dây hạ áp , dẫn điện từ lưới điện phân phối đến mạng điện trong nhà
	+ Khi mua cáp cần chỉ rõ chất cách điện, cấp điện áp và chất liệu làm lõi.
4/ Các loại mối nối :
	+ Mối nối thẳng.
	+ Mối nối phân nhánh.
	+ Mối nồi dùng phụ kiện.
 Yêu cầu mối nối : 
 + Dẫn điện tốt : Điện trở mối nối nhỏ để dòng điện truyền qua dễ dàng. Muốn vậy mặt tiếp xúc phải sạch, diện tích tiếp xúc đủ lớn và mối nối phải chặt.
 + Có độ bền cơ học cao : phải chịu được sức kéo, cắt và sự rung chuyển.
 + An toàn điện : Cách điện mối nối tốt, mối nối không sắc để tránh làm thủng lớp băng cách điện.
 + Đảm bảo về mặt mĩ thuật : Mối nối phải gọn đẹp.
 Qui trình :
Kiểm tra mối nối
Nối dây
Làm sạch lõi
Bóc vỏ CĐ
Cách điện mối nối
Hàn mối nối
5/ Sơ đồ nguyên lý : là sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp, sắp xếp của chúng trong thực tế. Dùng để làm cơ sở xây dựng sơ đồ lắp đặt.
Sơ đồ lắp đặt : là sơ dồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử ( thiết bị điện, đồ dùng điện, , dây dẫn, . . . ) của mạch điện.
6/ Bảng điện là gì ? Phân loại ? Nêu qui trình lắp đặt bảng điện ?
 Bảng điện là một phần của mạng điện trong nhà. Trên bảng điện thường có lắp những thiết bị đóng cắt, bảo vệ v2 lấy điện của mạng điện.
 Bảng điện gồm :
 + Bảng điện chính : có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà, trên bảng điện chính có lắp cầu dao, cầu chì ( hoặc áptomát tổng )
 + Bảng điện nhánh : có nhiệm vụ cung cấp điện tới đồ dùng điện, trên đó thường lắp công tắc hoặc áptomát, ổ cắm điện, . . .
Lắp TBĐ vào BĐ
 Qui trình lắp mạch điện bảng điện :
Kiểm tra
Nối dây TBĐ của BĐ
Khoan lỗ BĐ
Vạch dấu
Kiểm tra
& Xem lại các qui trình lắp mạch điện và cách vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt
 4/ Củng cố : ( 5ph )
 	 + GV nhận xét tiết học
 + Rút lại các điểm sai căn bản HS thường gặp. 
5/ Dặn dò :( 1ph )
	+ Học bài kĩ bài theo đề cương
+ CB : “ Thi HKI ”
V/ RÚT KINH NGHIỆM :
Ưu Điểm
Tồn tại
- Chuẩn bị :
- Nội dung :
- Phương pháp :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 18.doc