Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 2 - Tiết 02: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà

Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 2 - Tiết 02: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà

1.Kiến thức:

- HS biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện .

- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng.

2.Kỹ năng:

- HS phán đoán công dụng, tính năng, tác dụng của từng loại vật liệu, sử dụng các vật liệu điện thông dụng một cách hợp lý.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 2 - Tiết 02: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ 
TUẦN 2
Ngày dạy: 04/09/2008
Tiết 2
MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- HS biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện .
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng.
2.Kỹ năng: 
- HS phán đoán công dụng, tính năng, tác dụng của từng loại vật liệu, sử dụng các vật liệu điện thông dụng một cách hợp lý.
3.Thái độ: 
- Yêu nghề điện dân dụng.
- Biết tiết kiệm nguyên vật liệu, không thải các phụ liệu thừa ra môi trường góp phần bảo vệ môi trường xung quanh.
CHUẨN BỊ
- GV: Dây dẫn điện, mẫu vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện (nhựa sứ, thuỷ tinh)
- HS: sưu tầm mẫu vật dây dẫn điện, vỏ cầu chì.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
 - Phương pháp trực quan - Phương pháp thảo luận nhóm.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
TIẾN TRÌNH DẠY:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
Kiểm tra bài cũ:
 Câu1: Nội dung lao động nghề điện dân dụng là gì ? (3 đ)
Lắp đặt mạng điện sản xuất, sinh hoạt
Lắp đặt thiết bị, đồ dùng điện
Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa mạng điện,thiết bị, đồ dùng điện.
 C âu 2 : Yêu cầu của nghề điện dân dụng? (4 đ)
Tri thức: Văn hoá hết THCS, nắm vững kiến thức cơ bản về điện, an toàn điện, quy trình kĩ thuật.
Kĩ năng: Nắm vững kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt mạng điện.
Sức khoẻ: Trên trung bình, không mắc các bệnh huyết áp, tim phổi, thấp khớp nặng, loạn thị, điếc
Thái độ: yêu thích công vi ệc.
C âu 3: Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào?(3 đ)
- Luôn phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
-Gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở
-Có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn, miền núi
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
- Để có thể đưa điện đi tiêu thụ, người ta dùng mạng lưới đường dây tải điện
- Để an toàn cho người sử dụng, người ta dùng vật liệu cách điện.
- Đối với mạng điện trong nhà người ta dùng vật liệu gì ? 
Để hiểu rõ vấn đề trên, chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài học mới hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu dây dẫn điện:
GV đưa ra các mẫu dây dẫn cho các nhóm, treo hình 2.1
GV: Hãy kể tên một số loại dây dẫn em biết?
 - HS dựa vào bảng 2.1 trả lời (4 loại)
- GV cho hs làm việc nhóm phân loại dây dẫn điện theo hình 2.1
- Gọi đại diện 2 nhóm trình bày
 - GV kết luận
Dây dẫn trần
Dây dẫn bọc cách điện
Dây dẫn lõi nhiều sợi
Dây dẫn lõi 1 sợi
d
a,b,c
b,c
a
- GV giúp HS tránh nhầm lẫn khái niệm lõi và sợi:
- Phân biệt lõi và sợi của dây dẫn ?
HS trả lời tuỳ ý ,GV khẳng định.
- Để củng cố quan niệm trên GV cho HS điền từ vào chỗ trống
- GV gọi 2 hs đọc to nguyên văn câu điền khuyết, GV khẳng định.
- Dựa vào Hình 2.2 , HS nêu cấu tạo dây dẫn điện
 GV: Vì sao lớp vỏ cách điện có nhiều màu?
 - HS thảo luận, trả lời tuỳ ý
 - GV kết luận: dễ phân biệt khi sử dụng.
GV: Tại sao dây dẫn điện thường phải bọc cách điện? C ó 
trường hợp nào không bọc không? Cho ví d ụ? 
GV: Lớp vỏ bảo vệ của dây dẫn có tác dụng gì? 
 - HS trả lời
Để sử dụng đúng thiết kế cần phải lựa chọn theo tiêu chuẩn, tiêu chuẩn đó dựa trên yếu tố gì ? HS thảo luận cách đọc kí hiệu.
GV cho HS đọc M(2X1,5): Dây lõi đồng có lõi có hai sợi, mỗi sợi có tiết diện 1,5 mm2 
- GV: Em hãy cho biết cách sử dụng các loại dây dẫn điện?
 - GV kết luận theo chú ý trong SGK.
I. Dây dẫn điện
Phân loại:
Dựa vào lớp vỏ cách điện:
Dây trần
Dây bọc cách điện
Dựa vào số lõi:
Dây 1 lõi
Dây nhiều lõi
Dựa vào số sợi của lõi:
Dây lõi 1 sợi
Dây lõi nhiều sợi
Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện:
a) Lõi dây: bằng đồng (hoặc nhôm) được chế tạo thành 1 sợi hoặc nhiều sợi bện với nhau
b) Vỏ cách điện: gồm 1 lớp hay nhiều lớp bằng cao su, chất cách điện tổng hợp. Ngoài ra còn có thêm lớp vỏ bảo vệ cơ học.
3. Sử dụng dây dẫn điện:
- Lựa chọn dây dẫn theo thiết kế của mạng điện.
- Khi sử dụng cần thườngxuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn .
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu dây cáp điện:
- GV hỏi: Điện năng được truyền tải và phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhờ gì?
- HS trả lời: nhờ dây dẫn và dây cáp điện.
- GV cho HS biết khái niệm dây cáp điện thông qua việc sử dụng một số mẫu cáp điện để HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Em hãy định nghĩa thế nào là dây cáp điện?
 - GV cho HS xem một số mẫu dây cáp và dây dẫn
 - GV hỏi: Em hãy phân biệt dây dẫn và dây cáp ? HS thảo luận
 - GV kết luận chung.
- GV: Hãy quan sát và mô tả cấu tạo dây cáp điện ?
- HS làm việc theo nhóm
- GV gọi đại diện hai nhóm trình bày
- GV khẳng định
- HS liên hệ thực tế tìm hiểu các loại cáp được dùng ở đâu ?
Dựa vào môi trường lắp đặt HS suy ra: Cáp điện dùng tải điện từ máy phát điện đến người sử dụng, truyền điện cho phụ tải cấp 1 ( phụ tải phải có điện liên tục)
- HS quan sát bảng 2-2 tìm hiểu cấu tạo 2 loại cáp 1 lõi, cáp nhiều lõi và phạm vi sử dụng của chúng.
GV thông báo thêm:
Khi điện áp dưới 1000 V, không chịu lực cơ giới trực tiếp nên không có lớp bảo vệ cơ học, chỉ có vỏ cách điện .
Cáp điện có chịu được điện áp trên 1000 V dùng ở nơi có nguy cơ cháy nổ cao, chịu tác động cơ học trực tiếp. Loại cáp này dùng ở nơi có lực kéo cao có độ dốc (vùng đồi núi) .
- GV hỏi: Nêu cách sử dụng dây cáp điện của mạng điện trong nhà? HS trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu vật liệu cách điện
 - GV gợi lại kiến thức lớp 8: 
 +Vật liệu cách điện là gì ? 
 + Vật liệu cách điện dùng để làm gì trong kĩ thuật điện?
 + Kể tên một số loại vật liệu cách điện mà em biết?
- GV cho HS làm bài tập đánh dấu (X) trong SGK khẳng định vât liệu cách điện.
- GV hỏi: + Để đảm bảo cách điện tốt, bền, an toàn cho người sử dụng, vật liệu cách điện cần có các yêu cầu gì?
 + Tại sao khi lắp đặt mạng điện phải dùng vât liệu cách điện?
- HS trả lời, GV kết luận.
Củng cố và luyện tập:
GV hỏi: - Nêu cấu tạo của dây dẫn điện?
 - Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý điều gì?
 - So sánh sự giống và khác nhau giữa dây cáp điện và dây dẫn điện? 
II. Dây cáp điện:
Định nghĩa: Dây cáp điện là loại dây truyền tải điện năng gồm một sợi hay nhiều sợi dây dẫn được cách điện với nhau bởi nhiều lớp cách điện, tất cả được đặt trong cùng một vỏ bảo vệ chung.
1. Cấu tạo:
Cáp điện gồm 3 phần chính sau: Lõi, vỏ cách điện, vỏ bảo vệ
- Lõi: bằng đồng (nhôm)
-Vỏ cách điện: Cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, PVC
-Vỏ bảo vệ: chế tạo cho phù hợp với môi trường lắp đặt: chịu nhiệt, chịu mặt, chịu ăn mòn
2. Sử dụng cáp điện
- Với mạng điện trong nhà, cáp được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối gần nhất đến mạng điện trong nhà.
III. Vật liệu cách điện:
Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua dùng để cách li các phần tử mang điện với nhau, giữa các phần tử dẫn điện với các phần tử không mang điện khác.
Yêu cầu: độ cách điện cao, chịu nhiệt, chống ẩm tốt, có độ bền cơ học cao.
 5)Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Baøi cuõ : - Hoïc baøi.
 - Trả lời các câu hỏi SGK/12
 - Lập bảng sưu tập các loại dây dẫn, dây cáp, những vật cách điện trong mạng điện trong nhà. 
Baøi môùi : §3 “Dụng cụ duøng trong laép ñaët maïng ñieän”.
 + Tìm hieåu caùc loaïi ñoàng hoà ño ñieän, kí hieäu vaø coâng duïng cuûa chuùng.
+ Cách sử dụng các dụng cụ cơ khí trong lắp đặt điện.
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Cong Nghe 9_T2'.doc