1. Kiến thức: Biết cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở
2. Kỹ năng : Đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
3. Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: * Cho mỗi nhóm học sinh:
Đồng hồ vạn năng.
Bóng đèn 220V- 40W, bóng đèn 220V- 25W , bóng đèn 220V- 100W.
Học sinh:
TIẾT 6 - Tuần 6 Ngày soạn :10/10/ 2008 Bài 4. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở 2. Kỹ năng : Đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng. 3. Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: * Cho mỗi nhóm học sinh: Đồng hồ vạn năng. Bóng đèn 220V- 40W, bóng đèn 220V- 25W , bóng đèn 220V- 100W. Học sinh: Đọc trước phần “Phương án 2: Đo điện trở bằng đồng hồ van năng” của bài 4: “THỰC HÀNH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐIỆN”. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định tổ chức: (1’ ) Điểm danh, ghi tên HS vắng. 9A1 ( 38) Vắng : .. 9A2 ( 37 ) Vắng : .... 9A3 ( 38 ) Vắng : ... 9A4 ( 37 ) Vắng : ... 2. Kiểm tra bài cũ: (6’) H: Nêu các loại đồng hồ điện? Tác dụng của đồng hồ điện? TL: Đồng hồ đo điện gồm có: vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng. Tác dụng của đồng hồ điện : Đồng hồ đo điện giúp phát hiện những hư hỏng, sự cố kĩ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài : (1‘) Tiết trước các em đã dùng Công tơ điện đo điện năng tiêu thụ. Tiết học hôm nay: “THỰC HÀNH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐIỆN (TT)” Và hôm nay các em dùng sẽ đồng hồ vạn năng đo điện trở của các dụng cụ đồ dùng điện. b. Tổ chức hoạt động dạy và học: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức 08’ Hoạt động 1: Ôn tập: Cách dùng đồng hồ vạn năng: III. Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng: HG-K:Mô tả cấu tạo ngoài của đồng hồ vạn năng? *GV nhấn mạnh các bộ phận quan trọng của đồng hồ vạn năng và tác dụng của nó. HY:Hãy nêu nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng? HN: Hãy nêu các bước tiến hành thực hành đo điện trở của bóng đèn sợi đốt? **GV nêu lại các bước tiến hành thực hành và thao tác mẫu: +Chọn thang đo. +Điều chỉnh núm 0. +Chạm hai đầu que của đồng hồ vào hai đầu của bóng đèn. +Xác định chỉ số của đồng hồ. *Nếu kết quả quá nhỏ so với thang đo thì chọn thang đo nhỏ hơn và tiến hành lại. +Ghi kết quả vào báo cáo. HCL: Trong quá trình thực hành cần chú ý điều gì ? **GV nhấn mạnh : Trong quá trình thực hành cần chú ý: +Ngắt điện không qua các thiết bị cần đo. +Không chạm tay vào bất kì thiết bị nào không liên quan, nhất là các thiết bị có mang điện. +Không chạm tay vào đầu que đo +Thao tác nhanh, chính xác nhưng phải nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh đổ, vỡ gây hư hỏng thiết bị. TL:Trên đồng hồ có hai núm xoay để chọn thang đo và đại lượng cần đo, có hai que dùng để nối đồng hồ với thiết bị cần đo, trên mặt đồng hồ có các thang đo, các chỉ số, kim chỉ thị và các kí hiệu chỉ dẫn. *HS tiếp thu. TL: Nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng: -Xác định đại lượng cần đo. -Xác định thang đo. -Hiệu chỉnh số 0 của ôm kế. -Thực hiện đo. -Đọc và ghi kết quả đo. TL: Các bước tiến hành thực hành đo điện trở: +Chọn thang đo. +Điều chỉnh núm 0. +Chạm hai đầu que của đồng hồ vào hai đầu của bóng đèn. +Xác định chỉ số của đồng hồ. +Ghi kết quả vào báo cáo. **HS tiếp thu các bước tiến hành thực hành. Quan sát thao tác mẫu của giáo viên. TL:Trong quá trình thực hành cần chú ý: +Cắt điện không qua các thiết bị cần đo. +Không chạm tay vào bất kì thiết bị nào không liên quan, nhất là các thiết bị có mang điện. +Không chạm tay vào đầu que đo. **HS lắng nghe tiếp thu. 22’ Hoạt động 2: Thực hành đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng: Thực hành đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng: HN:Tiến hành thực hành? Ghi kết quả vào mẫu báo cáo: Lần Tên phần tử đo Giá trị Tính giá trị điện trở trung bình của mỗi phần tử theo công thức: R = GV quan sát, nhắc nhở và hướng dẫn thêm cho các nhóm thao tác chưa đúng quy trình thực hành. HS các nhóm tiến hành đo điện trở các bóng đèn 100W, 40W, 25W. HS ghi kết quả đo vào báo cáo thực hành. Lần Tên phần tử đo Giá trị 06’ Hoạt động : Củng cố , vận dụng : *GV thu báo cáo thực hành. HCL: Hãy nhận xét về : Kiến thức học được, kỹ năng đã rèn luyện, thái độ, tinh thần thực hành, kết quả thực hành của nhóm mình ? * GV nhận xét thái độ,tinh thần thực hành của cả lớp và từng nhóm. GV nhận xét sơ lược kết quả thực hành của các nhóm. **GV nhấn mạnh an toàn điện, an toàn khi thực hành. *HS các nhóm nộp báo cáo thực hành. N: HS nhận xét tiết thực hành về : Kiến thức học được Kỹ năng rèn luyện Tinh thần và thái độ thực hành của nhóm. Kết quả thực hành của nhóm mình. *HS tiếp thu và rút kinh nghiệm. **HS tiếp thu. 4 . Dặn dò: (1’) Về nhà học kĩ các bài đã học . Tìm hiểu các cách nối dây dẫn điện . Tiết sau học bài 5: “Thực hành: nối dây dẫn điện”. Chuẩn bị các loại dây dẫn theo yêu cầu của bài 5. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......
Tài liệu đính kèm: